Bài học kinh nghiệm trong hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hợp tác kinh tế trong tam giác phát triển việt nam lào campuchia thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 36)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Thực tiễn và bài học kinh nghiệm hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-

1.3.2. Bài học kinh nghiệm trong hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia

Tam giác tăng trưởng ở châu Á.

Từ thực tiễn thành công của các tam giác phát triển ở Đơng Nam Á có thể nêu lên một số kinh nghiệm có thể tham khảo cho phát triển Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Thứ nhất: Phải có ít nhất một trung tâm mạnh có khả năng phát triển những hiệu quả

lan toả về mậu dịch và đầu tư đối với các khu vực tham gia tam giác.

Trong Tứ giác tăng trưởng Đơng ASEAN (BIM-EAGA) có Brunây và Trung tâm tài chính quốc tế ngồi khơi (IOFC) Labuan của Malaixia có thể đóng vai trị như một động lực thúc đẩy sự phát triển của BIM-EAGA. Tuy nhiên, BIM-EAGA không phải là mối quan tâm duy nhất của Brunây. Do vậy, năng lực đầu tư của IOFC cho BIM-EAGA chỉ có hạn. Điều này là một trong những ngun nhân giải thích sự thiếu thành cơng của BIM-EAGA.

Thứ hai: Các bên tham gia phải có quan hệ bổ sung các nguồn lực cho nhau.

Sự thành công của Tam giác phát triển Indonesia - Malaysia - Singapore (IMS- GT) cho thấy khả năng bổ sung nguồn lực cho nhau là nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo thành công cho một tam giác phát triển. Ngay trong IMS-GT, những khu vực có khả năng bổ sung nhiều nhất cho nhau là những khu vực phát triển nhanh nhất. Liên kết kinh tế giữa Singapore - Riau, giữa Xingapo - Joho mạnh hơn liên kết giữa Riau và Joho do khả năng bổ sung lẫn cho nhau giữa Singapore với Riau và Joho lớn hơn so với Riau và Joho.

Thứ ba: Cơ sở hạ tầng, các mối quan hệ xã hội, cam kết chính trị tốt và khu vực tư

Cần thiết phải tạo lập cơ sở hạ tầng tốt, xây dựng các mối quan hệ xã hội và thúc đẩy khu vực tư nhân tham gia vào phát triển tiểu vùng, rất cần tự do hoá mậu dịch, lao động và tư bản. Mức độ cam kết chính trị cao là hết sức quan trọng để đảm bảo khung thể chế cho hợp tác giữa chính quyền trung ương và địa phương, khu vực tư nhân và dân cư sống trong tam giác.

Thứ tư: Hợp tác trong Tam giác phát triển phải là hợp tác cùng thắng.

Tham gia vào IMS-GT, bang Joho của Malaixia đã được lợi lớn từ sự đầu tư cao của Singapore và các nước Đông Á. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng của Singapore với tư cách là một trục vận tải và liên lạc quốc tế quan trọng đã lan toả tới Joho. Joho đang trở thành trung tâm tăng trưởng quan trọng của miền Nam Malaixia khi liên kết với sức mạnh kinh tế nội địa. Việc đầu tư ra bên ngồi đã giúp Singapore khắc phục tình trạng thiếu đất, lao động, giảm chi phí sản xuất và duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế cho các ngành công nghiệp tập trung lao động của Singapore. Tuy nhiên, khi so sánh việc phân phối lợi ích hợp tác trong IMS-GT, Malaixia dường như ít thu đựơc lợi hơn. Có lẽ vì vậy, Kuala Lumpua khơng thật nhiệt tình tham gia vào IMS-GT. Ưu tiên trong hợp tác tiểu vùng của họ được dành chi IMT-GT và BIM-EAGA.

Thứ năm: Chính phủ mỗi nước tham gia cần nỗ lực để có đựơc sự đồng thuận xã hội.

Trong quá trình thực hiện các chương trình hợp tác sẽ xuất hiện nhiều mâu thuẩn, nhất là sự khơng đồng đều về lợi ích giữa các vùng và các nước. Trong bối cảnh như vậy, chính phủ các nước tham gia vào các Tam giác phát triển (GTs) đã nỗ lực để tạo ra sự đồng thuận xã hội về sự cần thiết tham gia vào GT cũng như sự cần thiết phải tập trung các nguồn lực phát triển cho các địa phương tham gia vào hợp tác tiểu vùng. Lợi ích của việc tập trung nguồn lực quốc gia trong một thời gian nhất định là tạo ra được một cực tăng trưởng mới. Sau khi hình thành, cực tăng trưởng đó phát huy tác động lan toả tới các khu vực xung quanh, tạo nên những làn

sóng đầu tư và dịng thương mại mới cho các khu vực ngoại vi của tam giác tăng trưởng.

Thứ sáu: Sự ổn định chính trị ở các vùng tham gia vào tam giác tăng trưởng.

Kinh nghiệm của BIM-EAGA đã chứng minh: Nếu không ổn định sẽ không thành công. Mặc dù các bên tham gia vào BIM-EAGA đều là những địa phương có chung nguồn gốc chủng tộc Mã lai và văn hố, tín ngưỡng Hồi giáo, nhưng khu vực này, đặc biệt là Minđanao ln bất ổn định về chính trị. Vì thế, khả năng thu hút FDI vào BIM-EAGA bị hạn chế khá nhiều.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HỢP TÁC KINH TẾ TRONG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hợp tác kinh tế trong tam giác phát triển việt nam lào campuchia thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w