Thực trạng hợp tác kinh tế trong vùng Tam giác phát triển từ 1999 đến nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hợp tác kinh tế trong tam giác phát triển việt nam lào campuchia thực trạng và giải pháp (Trang 43)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng hợp tác kinh tế trong vùng Tam giác phát triển từ 1999 đến nay

2.2.1. Thực trạng hợp tác kinh tế trong vùng Tam giác phát triển từ 1999 đến 2004.

Hiện nay trong Khu vực Đơng Nam Á đã hình thành và đi vào hoạt động một số Tam giác phát triển mà điển hình là Tam giác phát triển Indonesia - Malaysia - Singapore, Indonesia - Malaysia - Thái Lan, vùng lãnh thổ phát triển Brunei - Indonesia - Malaysia - Phillipines… Ngoài ra, ý tưởng xây dựng tam giác “Ngọc Bích” ở khu vực biên giới ba nước Campuchia - Lào - Thái Lan đã được các nhà lãnh đạo ba nước Campuchia, Lào và Thái Lan đề cập và bước đầu đã có những nghiên cứu tiền khả thi về tam giác này.

Nhằm củng cố và tăng cường tình đồn kết và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa ba nước trên tinh thần láng giềng, hữu nghị truyền thống vốn có, tại cuộc gặp giữa ba Thủ tướng của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia tháng 12 năm 1999 tại Viên Chăn và tháng 01 năm 2002, thành phố Hồ Chí Minh, ý tưởng về một Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước, bao gồm một số tỉnh Đông Bắc Campuchia, Nam Lào và Tây Nguyên Việt Nam đã được hình thành và trở thành một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong việc hợp tác phát triển giữa ba nước.

Cuộc gặp lần thứ ba Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia tại Siêm Riệp, tháng 7 năm 2004, các bên đã thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tam giác ba nước. Tuyên bố Viên chăn về việc thiết lập Tam giác phát triển và định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tam giác ba nước đã được phê chuẩn ngày 28 tháng 11 năm 2004 tại Viên chăn. Trong đó, Mục tiêu và quan điểm phát triển khu vực Tam giác phát triển được xác định là:

(i)- Khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, các nguồn nội lực của từng tỉnh trong khu vực vào phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hố. Phát huy và sử dụng có hiệu quả (trước mắt và lâu dài) mọi tiềm năng và nguồn lực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững.

(ii)- Tăng cường mối liên kết kinh tế trong nội bộ vùng, thơng qua các chương trình hợp tác phát triển giữa các tỉnh trong vùng; Hợp tác mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại; Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngồi; Gắn q trình phát triển của mỗi nước với sự phát triển của từng địa phương trong khu vực Tam giác phát triển biên giới ba nước nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả trên từng ngành, từng tỉnh của khu vực.

(iii)- Hiệp tác phát triển giữa các địa phương trong khu vực được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển tốt Tam giác phát triển khu vực biên giới ba

nước có tính tới thu hút sự tham gia của nước thứ ba. Việt Nam đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ kỹ thuật và vốn đầu tư.

(iv)- Phát huy ưu thế đầu mối cửa ngõ ra biển của Việt Nam tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn giao lưu kinh tế, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế đẩy mạnh hợp tác phát triển để hỗ trợ lẫn nhau cùng lợi thế bổ sung và phối hợp để có sự phát triển tốt hơn cho khu vực và đảm bảo cho cả khu vực có được sự an ninh và phát triển.

Trong giai đoạn 1999-2004 Hợp tác kinh tế trong Tam giác phát triển chưa thể hiện rõ nét. Trong giai đoạn này mới hình thành các ý tưởng xây dựng, quy hoạch và định hướng phát triển tổng thể khu vực Tam giác Phát triển Việt Nam - Lào - Camphuchia.

2.2.2. Thực trạng hợp tác kinh tế trong vùng Tam giác phát triển từ 2004 đến nay.

Kể từ khi thành lập đến nay, kinh tế của các tỉnh trong khu vực tam giác đã có những chuyển đổi cơ bản: tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc, thu nhập đầu người tăng, cơ cấu được chuyển đổi theo hướng đa dạng hoá hơn nữa với việc phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ… Cùng với những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, các hoạt động thương mại và đầu tư cũng gia tăng.

Trong những năm gần đây, các Tam giác phát triển có xu hướng được hình thành giữa các vùng tiếp giáp quốc gia nhằm tận dụng khả năng khai thác các luồng hàng hoá, lao động và vốn bằng cách sử dụng các nhân tố sản xuất bổ sung từ các quốc gia láng giềng.

Tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Trong những năm vừa qua, kinh tế bốn tỉnh Tây nguyên đã đạt được những bước tiến đáng kể. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các tỉnh đều đạt ở mức khá cao, thường ở mức hai con số. Đặc biệt năm 2007 là năm các tỉnh đều đạt được tốc độ tăng trưởng cao với mức tăng trung bình 14,29%, trong đó, mức tăng trưởng cao nhất thuộc về Gia Lai với tỷ lệ 20,75%, tiếp đó là Đắk Lắk với tốc độ tăng là 17,32%. Mức tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) trung bình của Bình Phước là 12,92%. Đóng góp cho mức tăng trưởng cao của các tỉnh

chủ yếu là các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ trong khi đóng góp của ngành nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ là con số rất khiêm tốn. Ví dụ, năm 2008 ở Kon Tum, tăng trưởng GDP là 15,91% thì đóng góp của ngành cơng nghiệp - xây dựng là 5,68% và của ngành thương mại - dịch vụ là 6,44%, cao hơn mức của ngành nông nghiệp là 1,7 lần. Tốc độ tăng GDP của Tây Nguyên cao hơn mức trung bình của cả nước và có thể so sánh với những tỉnh, thành phát triển nhất nước ta như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của bốn tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước

(Đơn vị: %) Tỉnh Kon Tum Đắk Lắk Đắk Nơng Gia Lai Bình Phước

Nguồn: - Niên giám Thống kê tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nơng, Gia Lai, Bình

Phước, Cục Thống kê các tỉnh.

Khơng chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng cao mà cơ cấu kinh tế của cả 4 tỉnh Tây nguyên cũng trải qua những chuyển đổi nhanh chóng với sự gia tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và giảm tỷ trọng của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Đây là kết quả của sự tăng trưởng nhanh của các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ của các tỉnh đều ở mức hai con số trong những năm gần đây. Năm 2007, tăng trưởng của ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ tại tỉnh Gia Lai lần lượt là 25,3% và 16%. Trong khi đó, mức tăng trưởng của ngành cơng nghiệp - xây dựng và ngành thương mại dịch vụ tại tỉnh Kon Tum năm 2008 ước tính lần lượt là 24,6% và 19,23%. Tăng trưởng của ngành công nghiệp - xây dựng ở Đăk Lăk, Đăk Nông năm 2007 lần lượt là 22,04% và 37%. Tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Bình Phước tỷ trọng của ngành

nơng nghiệp lần lượt giảm từ 61,86%, 55,83%, 47,16% và 53,02% năm 2007 xuống 46,0%, 50,21%, 40,53% và 44,73% năm 2011. Trong khi đó, tỷ trọng của khu vực cơng nghiệp tăng lên tương ứng từ 8,7%, 6,5%, 7,8% và 12% lên 19,0%, 26,7%, 18,0% và 26,2% trong cùng thời kỳ nêu trên.

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế của bốn tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước 2007-2011 (Đơn vị: %) Tỉnh Kon Tum Đắc Lắc Đắc Nơng Gia Lai Bình Phước

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nơng, Gia Lai, Bình

Phước, Cục Thống kê các tỉnh.

Cùng với việc chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trong tồn tỉnh, cơ cấu trong ngành nơng, lâm nghiệp cũng đã có sự thay đổi đáng kể trong thời kỳ 2007- 2011, với sự gia tăng của khu vực sản xuất cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. Nhờ đó, sản xuất nơng nghiệp trong vùng có bước phát triển mới cả về lượng và chất theo hướng kinh tế hàng hố. Nhiều mơ hình kinh tế trang trại gia đình, hộ chun canh cây cơng nghiệp (cà phê, chè, cao su, điều, hồ tiêu…), chuyên chăn ni bị đàn, lợn hướng nạc… được hình thành và phát triển nhanh chóng. Các thế mạnh về nông nghiệp của Tây Nguyên như: phát triển hộ lâm nghiệp, hộ trồng cây công nghiệp, hộ chăn nuôi đại gia súc trên cơ sở thâm canh, sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất được phát huy và đem lại kết quả tích cực. Diện tích trồng cây cơng nghiệp lâu năm sau khi chuyển giao cho nông trường, cá thể sản xuất đại điền và hộ nông dân sản xuất tiểu điền đảm nhận đã tăng nhanh: từ 618 nghìn ha năm 2000 lên 640 nghìn ha năm 2005 và đạt khoảng 700 nghìn ha vào

năm 2008. Trong bối cảnh khó khăn chung, song các tỉnh Tây Nguyên đã duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 6 tháng đầu năm 2012. Tăng trưởng GDP toàn vùng 6 tháng đầu năm 2012 đạt 12,8%, xuất khẩu đạt 1,12 tỷ USD, tăng 7,8% so cùng kỳ này năm trước. Sản xuất nơng nghiệp có sự chuyển biến tích cực; cơng nghiệp Tây Ngun phát triển mạnh cả về quy mơ và trình độ cơng nghệ với sự xuất hiện một số ngành cơng nghiệp mới như thuỷ điện, khai khống, vật liệu xây dựng, chế biến nơng sản… Trong đó, diện tích cây cà phê, cao su chiếm phần lớn, sản lượng thu được hằng năm đóng góp khoảng 60% giá trị kinh tế toàn vùng (bao gồm đối với cả người sản xuất và các hoạt động khác liên quan như chế biến, kinh doanh…). Có thể thấy sự phát triển mạnh của các cây công nghiệp như cà phê, cao su, tiêu, điều, bơng… cả về diện tích, năng suất, sản lượng và kéo theo mức tăng trưởng về giá trị những năm gần đây khi giá cả các sản phẩm loại này tăng trên thị trường thế giới. Tại Đắk Lắk, tăng trưởng của giá trị sản xuất cây cơng nghiệp lâu năm có tăng nhưng với tỉ lệ chậm hơn. Tuy nhiên, tại tỉnh Đắk Nông, mặc dù giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm tăng nhưng tỷ trọng của chúng trong ngành nông nghiệp lại giảm do sự gia tăng mạnh của cây lương thực. Mặc dù vậy, với việc phát triển sản xuất các loại cây công nghiệp, các tỉnh Tây nguyên vẫn phải đương đầu với những khó khăn và thách thức khi giá cả các sản phẩm này thường xuyên biến động mạnh. Với sự bất ổn như vậy, nếu khơng có kế hoạch phát triển và hỗ trợ của nhà nước sẽ dẫn đến việc thay đổi cơ cấu cây trồng tuỳ tiện, dẫn đến một sự phát triển bế tắc, nhất là những hộ sản xuất nhỏ, khơng có vốn và chính sách dài hạn.

Về công nghiệp - xây dựng, giá trị sản xuất của ngành cũng đạt được tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong những năm qua. Tại Đắk nơng và Bình Phước, mức tăng trưởng đạt các mức lần lượt là 26,7% và 26,2% năm 2011 (tính theo giá thực tế). Tương tự, mức tăng trưởng của sản xuất công nghiệp tại Đắk Lắk và Kon Tum lần lượt là 19,0% và 24,4% năm 2011. Về cơ cấu, ngành công nghiệp và xây dựng tại 4 tỉnh Tây Nguyên cũng có sự thay đổi nhất định nhưng cịn chậm. Trong đó, cơng nghiệp chế biến là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp các

tỉnh. Năm 2007, công nghiệp chế biến chiếm tỷ lệ 90,06% của tỉnh Kon Tum, cịn lại là ngành cơng nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước và công nghiệp khai thác. Tương tự, công nghiệp chế biến của Đăk Nông chiếm tỷ trọng khá cao, với 93,79% năm 2007. Trong khi đó, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến của tỉnh Đăk Lăk và Gia Lai ở mức thấp hơn, với các con số lần lượt là 83,04% và 85,25%. Tuy nhiên, mức độ phát triển và tập trung cơng nghiệp cũng có sự khác nhau giữa các tỉnh. Đáng chú ý nhất là các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk là hai tỉnh có khu vực cơng nghiệp phát triển nhanh và đa dạng hơn cả, nhất là các ngành công nghiệp chế biến như sản xuất thực phẩm, đồ uống, sản xuất gỗ và các sản phẩm bằng gỗ, các loại đồ gỗ và thiết bị gia đình… Tại tỉnh Đắk Nơng và Kon Tum, công nghiệp chế biến cũng chiếm tỷ trọng cao nhưng chủ yếu tập trung vào các ngành chế biến thực phẩm, sản xuất các sản phẩm từ kim loại, các sản phẩm từ gỗ, lâm sản. Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh này: tại Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum lần lượt là 17,11%, 8,62% và 5,47% năm 2007, trong khi ở Đắk Lắk, con số này thấp hơn rất nhiều trong năm 2007 với tỷ lệ 0,89%. Đáng chú ý là, các tỉnh Tây Nguyên là nơi sản xuất nguyên liệu đáng kể về hạt tiêu, điều, đặc biệt là cao su nhưng công nghiệp chế biến của các ngành này xem ra chưa được chú trọng phát triển.

Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, tăng trưởng sản xuất của các tỉnh đều đạt mức trung bình 2 con số trong năm 2010 và Đắk Lắk, Kon Tum là hai tỉnh có mức tăng trưởng cao nhất với 25,5% trong khi Đắk Nông và Gia Lai lần lượt là 23,2% và 16%. Các ngành dịch vụ chủ yếu của các tỉnh Tây Nguyên là thương mại, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch. Trong đó, thương mại vẫn là ngành có giá trị chiếm tỷ trọng cao đối với khu vực. Năm 2007, thương mại lần lượt chiếm đến 80,59% và 84,33% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế của tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Tại hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông tỷ trọng ngành thương mại trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2007 có tỷ trọng cao hơn, với tỷ lệ lần lượt là 91,74% và 89,44%. Đáng chú ý là, khu vực du lịch ở các tỉnh Tây Nguyên còn rất nhỏ, chiếm tỷ trọng không đáng kể

trong ngành dịch vụ của các tỉnh. Chỉ có các tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk là có doanh thu khá của ngành du lịch trong khi Kon Tum và Đăk Nông không đáng kể (thậm chí có tỉnh chưa có con số thống kê đầy đủ về ngành du lịch). Tại Đăk Lăk, hoạt động của ngành du lịch bắt đầu được phát triển trong khoảng năm năm trở lại đây (2005-2011). Nhờ việc khai thác tiềm năng du lịch từ cảnh quan thiên nhiên phong phú, bản sắc và nét đẹp văn hoá của đồng bào các dân tộc ít người, ngành du lịch của tỉnh đã phát triển khá nhanh cả về cơ sở vật chất, nâng cao được chất lượng và doanh thu của ngành. Trên thực tế, số khách du lịch đến tỉnh tăng nhanh kể từ những năm 2000, với mức tăng từ 54.362 khách du lịch năm 2000 lên 240.657 người năm 2007. Trong số này, khách du lịch chủ yếu đến từ các tỉnh trong nước trong khi khách du lịch nước ngồi cịn chiếm tỉ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, số ngày lưu trú của khách du lịch cũng tăng lên làm tăng doanh thu du lịch trên địa bàn tỉnh. Chỉ số doanh thu du lịch của Đăk Lăk đã tăng từ 42.783 triệu đồng năm 2000 lên 125.173 triệu năm 2007. Trong số này, doanh thu của khu vực tư nhân chiếm tỉ trọng lớn hơn, với 110.476 triệu đồng, chiếm 88,2% tổng doanh thu. Tại Gia Lai, ngành du lịch có mức tăng trưởng cịn nhanh hơn khi số lượng khách du lịch đã tăng từ 48.847 người năm 2000 lên 441.636 người năm 2007. Tuy nhiên, doanh thu của ngành du lịch Gia Lai lại thấp hơn nhiều so với Đăk Lăk, với mức doanh thu của các cơ sở lưu trú tăng chậm từ 33.729 triệu năm 2000 lên 55.354 triệu năm 2007 và doanh thu của các cơ sở lữ hành tăng từ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hợp tác kinh tế trong tam giác phát triển việt nam lào campuchia thực trạng và giải pháp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w