6. Kết cấu của luận văn
1.1. RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐ
1.1.6. Nguyên tắc quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân
Hiệp ước Basel II được vận dụng trong hoạt động quản lý rủi ro ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hệ thống ngân hàng ở nước ta. Basel II có nội dung được tóm tắt trong 3 trụ cột:
Thứ nhất: Xoay quanh rủi ro tín dụng, yêu cầu vốn tối thiểu, đưa ra yêu cầu về mức vốn tối thiểu và phương pháp đánh giá rủi ro.
Thứ hai: Quy định về giám sát hoạt động ngân hàng.
Thứ ba: Thông tin phải được công khai một cách minh bạch theo nguyên tắc thị trường.
Hiệp ước Basel 2 xây dựng 17 nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng, nhằm đảm bảo hiệu quả và an tồn trong hoạt động cấp tín dụng. Những nguyên tắc quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân cũng là dựa trên cơ sở những nguyên tắc này. Các nguyên tắc của Hiệp ước Basel tập trung vào những nội dung chính như sau:
* Thiết lập mơi trường quản lý rủi ro cho vay thích hợp:
Các ngân hàng phải xây dựng môi trường quản lý rủi ro cho vay thích hợp trên cơ sở nội dung của 3 nguyên tắc 1, 2 và 3 như sau: Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro,...). Dựa trên những định hướng do Hội đồng quản trị (HĐQT)
phê duyệt, Ban tổng giám đốc có trách nhiệm thực hiện và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, quản lý và kiểm soát rủi ro trong mọi hoạt động của từng khoản vay và danh mục cho vay.
* Thực hiện hoạt động cho vay theo một quy trình lành mạnh:
Nội dung này được thể hiện ở nội dung của 4 nguyên tắc 4, 5, 6 và 7 của Hiệp ước Basel 2, cụ thể: Các ngân hàng phải thực hiện hoạt động cho vay trong phạm vi đã được xác định rõ ràng. Tùy vào từng loại khách hàng, từng nhóm khách hàng mà ngân hàng phải xây dựng các hạn mức tín dụng nhất định và có quy trình cho vay cụ thể, rõ ràng.
* Duy trì một quy trình quản lý, đo lường, theo dõi tín dụng phù hợp và đảm bảo kiểm soát đầy đủ rủi ro trong hoạt động cho vay.
Nội dung này được cụ thể hóa tại 10 ngun tắc cịn lại của Hiệp ước Basel 2 như sau: Các ngân hàng cần phải có hệ thống quản lý, theo dõi điều kiện của từng khoản vay. Các ngân hàng cần phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong QLRR cho vay, có hệ thống thơng tin và các kỹ thuật phân tích để đo lường được rủi ro; và cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản nợ xấu, quản lý các khoản vay có vấn đề. Các chính sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản vay có vấn đề. Ngân hàng phải xây dựng hệ thống kiểm tra nội bộ và hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản vay để có thể đảm bảo kiểm sốt được đầy đủ các rủi ro có thể xuất hiện. Đồng thời, các thanh tra viên nên yêu cầu các ngân hàng có một hệ thống hiệu quả để nhận diện, đo lường, rà soát và quản lý rủi ro như một phần trong cách tiếp cận chung về quản trị rủi ro.
1.2. PHÁP LUẬT QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm pháp luật về quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là việc tích tụ, điều hịa các nguồn vốn và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Sự vận động của các quan hệ trong lĩnh vực này có tác động mạnh mẽ tới tồn bộ các hoạt động của nền kinh tế nói chung. Vì vậy, sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng là một trong những điều kiện cơ bản
cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Do đó, pháp luật đóng một vai trị đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng.
Hơn nữa, hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro trong hoạt động cho vay, nhất là rủi ro cho vay KHCN. Khi rủi ro trong hoạt động cho vay cá nhân xảy ra, có khả năng ngân hàng không thu hồi được vốn đã cấp và lãi cho vay, khiến cho lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng giảm sút; thậm chí là ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn tới ngân hàng kinh doanh thua lỗ, mất vốn; từ đó ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu của ngân hàng. Nếu như tình trạng này liên tục kéo dài và khơng thể khắc phục được thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tồn bơ hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do vậy, quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân là một trong những hoạt động cấp thiết và khi thực hiện hoạt động này đòi hỏi ngân hàng phải hết sức thận trọng.
Để tiến hành các biện pháp quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân một cách hiệu quả thì cần phải có một hệ thống pháp luật rõ ràng và minh bạch. Bởi lẽ, pháp luật chính là cơng cụ hữu hiệu nhất góp phần quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng và đảm bảo an tồn kinh doanh cho hệ thống ngân hàng nói chung.
Như vậy, có thể nói, pháp luật về quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân.
1.2.2. Nội dung pháp luật đối với quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân
Pháp luật quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân bao gồm những nội dụng sau:
Thứ nhất, những quy định về điều kiện hoạt động của NHTM: Có thể nói,
hoạt động cho vay là một hoạt động nhạy cảm và luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên pháp luật đã ban hành những quy định rất chặt chẽ về điều kiện hoạt động của các NHTM để nhằm loại bỏ ngay từ đầu những rủi ro xuất hiện từ chính ngân hàng cho vay.
Nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong hoạt động quản lý cũng như khắc phục những rủi ro một cách phù hợp.
Thứ hai, những quy định về tổ chức, quản trị và điều hành của NHTM: Để
hoạt động QLRR nói chung và hoạt động QLRR cho vay KHCN nói riêng đạt được hiệu quả cao, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với mỗi ngân hàng thương mại là phải xây dựng mơ hình tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành có năng lực và trình độ chun mơn. Bởi lẽ, trong q trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ln có sự tác động qua lại giữa mơ hình tổ chức với hoạt động QLRR của ngân hàng. Mơ hình tổ chức của ngân hàng có chặt chẽ và đồng bộ, có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng thì hoạt động quản lý rủi ro mới được thực hiện thống nhất từ cơ sở đến trung ương, đảm bảo loại trừ rủi ro có nguy cơ phát sinh. Do đó, các quy định về tổ chức, quản trị, điều hành của NHTM luôn được chú trọng xây dựng để phù hợp với thực tiễn hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Thứ ba, những quy định về hạn chế nhằm đảm bảo an toàn trong cho vay
khách hàng cá nhân của các NHTM: Một trong những quy định có giá trị pháp lý bắt buộc các NHTM phải thực hiện đó là hạn chế để đảm bảo an toàn trong cho vay. Khi tiến hành hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng, các NHTM ln phải đảm bảo được các yêu cầu về tỷ lệ bảo đảm an toàn như tỷ lệ an toàn vốn tốn thiểu, giới hạn cho vay đối với khách hàng cá nhân, tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn; đồng thời phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về các đối tượng không được cho vay, bị hạn chế cho vay. Những quy định hạn chế trên chính là những biện pháp có tính chất phịng ngừa, ngăn chặn trước những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong q trình hoạt động kinh doanh.
Thứ tư, những quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro: Để
ngăn ngừa trước những rủi ro có thể xảy ra, các ngân hàng cần phải thực hiện tốt những biện pháp phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro khi tiến hành cho vay. Việc phân loại nợ phải đảm bảo được tính khách quan, có vậy mới trích lập dự phịng đúng và đủ cho mỗi nhóm nợ, từ đó tối thiểu hóa được những rủi ro. Do vậy, pháp luật quy định việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro như là một trong những biện pháp chủ yếu để kiểm soát và hạn chế rủi ro.
Thứ năm, những quy định về bảo đảm tín dụng nhằm quản lý rủi ro cho vay:
Bảo đảm tín dụng là bảo đảm cho khoản tiền ngân hàng cấp tín dụng bằng hình thức cho vay có khả năng thu hồi được khi nợ đến hạn. Mục đích của bảo đảm tín dụng là ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro và bảo đảm an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Đây cũng là một biện pháp hữu hiệu được các NHTM áp dụng phổ biến nhằm quản lý rủi ro ngân hàng nói chung và quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân nói riêng.
Thứ sáu, pháp luật cịn làm cơng cụ để xây dựng các biện pháp QLRR trong
hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng của các NHTM. Do tính chất phức tạp của các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cũng như những tác động của các nghiệp vụ này đối với nền kinh tế, xã hội nên Nhà nước đã xây dựng khung pháp lý về các biện pháp nhằm thực hiện QLRR ngân hàng cũng như biện pháp QLRR trong hoạt động cho vay. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành một số văn bản liên quan đến cơng tác QLRR tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
1.2.3. Pháp luật về quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại ở một số nước trên thế giới
An toàn trong kinh doanh là yêu cầu bức thiết đối với hoạt động của các NHTM, do vậy việc quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng của các NHTM đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Nhận thức được điều đó, pháp luật của các nước trên thế giới đã có những quy định về các biện pháp nhằm quản lý rủi ro. Tuy rằng những quy định này có sự khác nhau về mức độ và phạm vi nhất định nhưng đều thể hiện rõ vai trò đặc biệt quan trọng của hệ thống pháp luật quản lý rủi ro ngân hàng tại các nước.
Để quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng, hầu hết pháp luật của các nước đều có những quy định về hạn chế đối với khách hàng và mức cho vay như:
- Cấm các ngân hàng thương mại cho vay đối với khách hàng có các mối quan hệ có thể dẫn tới việc lợi dụng vay vốn để hưởng lợi bất chính hoặc có các quan hệ có thể tạo tiền đề cho việc vi phạm pháp luật. Chẳng hạn: Tại Điều 40 Luật
Ngân hàng thương mại Trung Quốc 1995 quy định: Cấm ngân hàng thương mại
chấp thuận khoản vay khơng có bảo đảm cho các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên của Ban thanh tra, cán bộ, nhân viên quản lý tín dụng của tổ chức mình.
Đạo luật số 372 Luật các tổ chức tài chính và ngân hàng 1989 của Malaysia quy định về cấm tổ chức tín dụng cho vay đối với giám đốc, nhân viên (Điều 62, Chương IV). [17, tr.126]
Quy định về nội dung trên, pháp luật nước ta cũng có những quy định tương đồng, thể hiện sự phù hợp của pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình thực tiễn và sự phát triển của đất nước nên những quy định về hạn chế đối với khách hàng vay và mức cho vay của NHTM Việt Nam được quy định ở mức độ cao hơn và phạm vi được mở rộng hơn. Chẳng hạn như so với đối tượng bị hạn chế cho vay theo quy định của pháp luật Trung Quốc và Malaysia, Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017 của Việt Nam có phạm vi đối tượng bị hạn chế được mở rộng, không chỉ là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm sốt, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương mà đối với cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương cũng thuộc đối tượng không được cho vay; mặt khác, đối với kế toán trưởng, kiểm tốn viên đang kiểm tốn tại tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại khơng được cấp tín dụng khơng có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi.
Việc mở rộng phạm vị đối tượng khách hàng bị hạn chế cho vay của pháp luật Việt Nam là rất phù hợp với thực tiễn ở nước ta hiện nay. Bởi lẽ, hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động dễ phát sinh rủi ro và mang tính dây chuyền nên những khách hàng có mối quan hệ với các NHTM sẽ dễ dàng lợi dụng việc vay vốn để hưởng lợi bất chính, từ đó ảnh hưởng đến sự an tồn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
- Cấm ngân hàng thương mại cho vay đối với một khách hàng vượt quá mức cho phép. Chẳng hạn, trong Luật Ngân hàng thương mại Trung Quốc năm 1995 quy
định ngân hàng thương mại không được cho khách hàng vay vượt quá 10% vốn tự
có của ngân hàng thương mại đó, mức khống chế này ở Pháp là 40% [17, tr.126].
Còn tại Việt Nam, pháp luật nước ta quy định mức giới hạn cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại. (Khoản 1, Điều 128, Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017).
Như vậy, tùy vào nguồn vốn tự có của ngân hàng ở mỗi quốc gia mà pháp luật quốc gia đó sẽ có những quy định về khống chế mức cho vay riêng. Mặc dù có sự khác nhau như vậy nhưng những quy định đó đều góp phần làm hạn chế mức độ rủi ro có khả năng xảy ra trong hoạt động cho vay của các ngân hàng. Đồng thời góp phần giúp cho hoạt động QLRR cho vay nói chung và hoạt động QLRR cho vay KHCN nói riêng đạt kết quả ngày càng cao hơn.
Song song với những quy định về hạn chế cho vay, pháp luật nước ngồi cũng có những quy định về biện pháp trích lập dự phịng rủi ro nhằm đảm bảo an tồn vốn, phịng ngừa và hạn chế các rủi ro có khả năng xảy ra. Ví dụ ở Trung Quốc, các ngân hàng thương mại phải duy trì một khoản dự trữ cho các khoản nợ
xấu và có vấn đề, dự phịng chung được trích hàng tháng và được xác định bằng 1% trên số dư cuối kỳ của các khoản tín dụng [32, tr.6]. Tại Việt Nam, Luật các tổ
chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017 cũng quy định: “Tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải dự phịng rủi ro trong hoạt động của tổ chức