6. Kết cấu của luận văn
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
3.2.2. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá
hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh
Thứ nhất, hồn thiện việc xây dựng chiến lược quản lý rủi ro cho vay khách
hàng cá nhân. Hằng năm, trên cơ sở các quy định của pháp luật cũng như các định hướng QLRR cho vay của Hội sở, Vietinbank Chi nhánh Hà Tĩnh cần phải hoàn thiện việc xây dựng chiến lược quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân phù hợp với “khẩu vị rủi ro”, tình hình kinh doanh và khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Cụ
thể như sau:
- Chi nhánh cần có các văn bản chỉ đạo, các quy định cụ thể áp dụng đối với từng chính sách cho vay sao cho phù hợp với điều kiện của Chi nhánh, nhằm thiết lập một khung chính sách rõ ràng, cụ thể đối với từng khách hàng, từng sản phẩm, từng lĩnh vực cho vay, nhằm đảm bảo tính thống nhất về định hướng hoạt động trong tồn chi nhánh, đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn Hà Tĩnh.
- Để tăng cường quản lý rủi ro cho vay, và phòng ngừa những rủi ro cho vay, Chi nhánh cần thành lập một bộ phận QLRR ro cho vay riêng biệt, đồng thời đổi mới hệ thống báo cáo và áp dụng cơng nghệ hiện đại để có thể đánh giá thường xuyên hoạt động của các phòng, ban, đơn vị kinh doanh, và từ đó có những quyết định điều chỉnh, sửa đổi hoạt động thích hợp.
- Chi nhánh cần phải tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo, kiểm soát việc tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ và khoa học các bước trong quy trình cho vay.
Thứ hai, hồn thiện hệ thống cơng cụ đo lường rủi ro. Công cụ đo lường rủi
ro
trong hoạt động cho vay KHCN là yếu tố không thể thiếu trong việc giảm thiểu mức độ rủi
ro, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro. Vì vậy, để có thể nâng cao chất lượng hệ thống cơng
cụ đo lường rủi ro Vietinbank Chi nhánh Hà Tĩnh cần phải:
- Xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cần có sự phân biệt theo từng nhóm khách hàng. Đặc biệt đối với KHCN thì phải xây dựng tiêu chí xếp hạng riêng để có thể đánh giá một cách chính xác từng khách hàng vay.
- Cần phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống cảnh báo sớm các dấu hiệu rủi ro. Bởi lẽ, đây là công cụ để hỗ trợ cho các cán bộ trong việc nhận định nguyên nhân gây nên rủi ro, từ đó đưa ra các giải pháp xử lý rủi ro đạt hiệu quả nhất.
- Cần phải xây dựng các công cụ hỗ trợ đo lường mức độ rủi ro bằng cách thiết lập hệ thống tiêu chí chuẩn về thẩm định dự án, khoản vay theo từng loại lĩnh vực, ngành nghề. Đồng thời, chi nhánh cần đẩy mạnh phát triển các công cụ phái sinh góp giảm thiểu rủi ro, đồng thời tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng như phát triển các sản phẩm tín dụng mới, các dịch vụ ngân hàng hiện đại,...
Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ. Để cơng
tác này đạt hiệu quả cao thì Vietinbank Hà Tĩnh cần:
- Thường xuyên giám sát từng khoản vay cụ thể nhằm phát hiện dấu hiệu cảnh báo sớm để có hành động và giải pháp khắc phục kịp thời.
- Các cán bộ làm cơng tác KSNB có trách nhiệm kiểm tra chéo việc áp dụng nghiệp vụ theo đúng quy trình. Đồng thời, khơng ngừng đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với các kiểm sốt viên.
- Vietinbank Hà Tĩnh cần đề ra chính sách khen thưởng hợp lý cho những cán bộ thực hiện tốt, nhưng cũng cần đề ra các chế tài xử lý đối với những cán bộ yếu kém, có những hành vi gian lận, vi phạm nguyên tắc.
Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chun sâu về QLRR cho vay
KHCN. Có thể nói, con người chính là nhân tố trung tâm có tác động khơng nhỏ đến chất lượng cho vay, chất lượng dịch vụ, uy tín cũng như thương hiệu của ngân hàng, từ đó quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. QLRR cho vay có tốt hay khơng là phụ thuộc vào nhân tố con người. Do đó, để nâng cao chất lượng
QLRR cho vay nói chung và QLRR cho vay KHCN nói riêng, Vietinbank Hà Tĩnh cần quan tâm, chú trọng nhiều hơn nữa đến đội ngũ nguồn nhân lực, cụ thể như sau:
- Cần xây dựng đội ngũ cán bộ QLRR cho vay KHCN có kinh nghiệm và sự nhanh nhạy trong việc xem xét, nhận định các khoản vay.
- Ngân hàng nên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng giúp cho trình độ chun mơn, nghiệp vụ của các cán bộ, nhân viên được nâng cao hơn, đồng thời để đảm bảo rằng các kiến thức và quy định pháp luật luôn luôn được cập nhật đầy đủ, thường xuyên.
- Chi nhánh cần chú trọng hơn, quan tâm nhiều hơn và có thái độ rõ ràng hơn đối với mỗi cán bộ cho vay nhằm quản lý và ngăn ngừa những rủi ro khơng đáng có. Đặc biệt, với những cán bộ trực tiếp thực hiện cho vay phải không ngừng học tập, nghiên cứu, nắm vững và tuân thủ những quy định hiện hành, tiếp tục nâng cao năng lực công tác, nhất là trong việc phát hiện và loại bỏ những thủ đoạn tinh vi, gian dối, lợi dụng khách hàng. Đồng thời, mỗi cán bộ ngân hàng cũng cần rèn luyện cho mình phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, công tư phân minh và không bị chi phối bởi bất cứ yếu tố nào.
- Vietinbank Chi nhánh Hà Tĩnh cần ban hành nhiều chính sách tuyển dụng, sử dụng và đề bạt lãnh đạo phù hợp với yêu cầu, trách nhiệm công việc cũng như phù hợp với thực tế khách quan tại chi nhánh. Có các chính sách rõ ràng và phân quyền cụ thể liên quan đến cho vay, thu nợ và xử lý nợ để từng nhân viên trong từng bộ phận hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình.
Ket luận chương 3
Từ việc nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lỷ rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại nói chung và Vietibank Hà Tĩnh nói riêng có thể rút ra một số kết luận như sau:
Một là, hoàn thiện pháp luật về QLRR cho vay KHCN là một yêu cầu khách quan nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động cho vay cũng như QLRR trong hoạt động cho vay trên cơ sở thực thi các quy định của pháp luật ngân hàng và khắc phục những bất cập trong nội dung của pháp luật hiện hành. Những giải pháp được đề xuất nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể về hoạt động QLRR cho vay, thiết lập một khung pháp lý phù hợp cho hoạt động này, đồng thời đảm bảo thực hiện pháp luật về về QLRR cho vay KHCN. Hơn nữa, việc hồn thiện pháp luật về vấn đề này chính là điều kiện cơ bản để hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại đạt được hiệu quả cao và bền vững.
Hai là, mục tiêu của việc hoàn thiện pháp luật QLRR cho vay KHCN là xây dựng một cơ chế pháp lý hiệu quả nhằm đảm bảo cho hoạt động này trên thực tế được thực hiện tốt, đồng thời ngăn ngừa các rủi ro có khả năng xảy ra ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín của các ngân hàng. Để đảm bảo được việc đó thì cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về QLRR cho vay KHCN như các quy định về trích lập dự phịng rủi ro, quy định về khống chế tỷ lệ khấu trừ tối đa, các quy định về ban kiểm soát và quy định về hệ thống kiểm sốt nội bộ,... sẽ góp phần hồn thiện về QLRR cho vay KHCN.
Ba là, bên cạnh việc đề xuất hoàn thiện một số nội dung quy định của pháp luật, khóa luận cũng đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về QLRR cho vay KHCN tại Vietinbank Hà Tĩnh như hoàn thiện các quy định nhằm xây dựng chiến lược QLRR cho vay KHCN, hồn thiện hệ thống cơng cụ đo lường rủi ro, nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chun sâu về QLRR cho vay, đẩy mạnh phát triển các công cụ phái sinh.
KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, các ngân hàng thương mại ln đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Một hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, hiệu quả và bền vững thì mới có thể giúp nền kinh tế đất nước phát triển với tốc độ cao. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt và thường xuyên là những rủi ro trong hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, hậu quả của các rủi ro cịn tạo ra những phản ứng mang tính dây chuyền. Do vậy mà song song với việc tăng trưởng tín dụng thì một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với hệ thống ngân hàng đó là áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng cao quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay khách hàng cá nhân.
Thực tiễn cho thấy, Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và các văn bản dưới luật đã tạo ra hành lang pháp lý để hoạt động ngân hàng được đảm bảo thực hiện một cách an toàn và hiệu quả. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý rủi ro vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế và thiếu đồng bộ. Do đó, các nhà làm luật, các cơ quan hữu quan, đặc biệt là các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng cần tiếp tục hồn thiện khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng, trong đó có hoạt động quản lý rủi ro cho vay KHCN để vừa có thể tối đa hóa lợi nhuận, lại vừa có thể tối đa hóa các rủi ro.
Qua q trình nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận về các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động rủi ro tín dụng, đặc biệt là rủi ro trong cho vay KHCN, kết hợp với việc tìm hiểu thực tiễn áp dụng những quy định này tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý về QLRR trong hoạt động cho vay đối với KHCN của các NHTM nói chung và Vietinbank Hà Tĩnh nói riêng. Hy vọng những giải pháp, kiến nghị đó sẽ được vận dụng để xây dựng một khung pháp lý thật vững chắc và phù hợp để bảo đảm cho hoạt động QLRR cho vay KHCN được đạt hiệu quả cao.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Quốc Hội (2015) Bộ luật Dân sự 2015.
2. Quốc Hội (2010) Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017. 3. Quốc Hội (2010) Luật Ngân hàng Nhà nước 2010.
4. Ngân hàng Nhà nước (2011) Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/11/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm tốn nội bộ của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
5. Ngân hàng Nhà nước (2013) Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích
lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
6. Ngân hàng Nhà nước (2014) Thơng tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
7. Ngân hàng Nhà nước (2014) Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 quyết định ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
8. Ngân hàng Nhà nước (2016) Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016
quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
9. Ngân hàng Nhà nước (2016) Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016
quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
10. Ngân hàng Nhà nước (2018) Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018
quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
11. Ngân hàng Nhà nước (2018) Thơng tư 40/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2018/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
12. Ngân hàng Nhà nước (2019) Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019
quy định các giới hạn, tỷ lệ, bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
13. Ngân hàng Nhà nước (2020) Thơng tư 08/2020/TT-NHNN ngày 14/08/2020
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ, bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
14. Chính phủ (2006) Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch
bảo đảm.
15. Chính phủ (2012) Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
16. Chính phủ (2021) Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 19/03/2021 quy định thi
hành Bộ luật Dân sự.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
17. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
18. Học viện Ngân hàng (2018), Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Tiến (2018), Pháp luật về quản trị rủi ro trong hoạt động cho
vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học,
trường Đại học Mở Hà Nội, Hà Nội.
20. Trương Thị Tú Anh (2010), Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho
vay của các tổ chức tín dụng, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học
Basel II), Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước, ngày 05/07/2010.
A. WEBSITE
2. Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu Dân cử (2014), Quản lý nợ xấu Ngân hàng
Thương mại Trung Quốc. Truy cập ngày 20/03.
68
21. Nguyễn Thị Thu Hương (2018), Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín
dụng
tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy, Luận văn thạc sĩ Tài chính, trường Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
22. Nguyễn Hồng Ngọ (2016), Quy chế pháp lý của Thành viên Hội đồng Quản
trị độc lập trong Ngân hàng Thương mại Cổ phần ở Việt Nam, Luận văn thạc
sĩ Luật học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
23. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2017) Quyết định số 551/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 v/v ban hành Quy định cụ thể
chính sách cấp và quản lý tín dụng đối với phân khúc khách hàng bán lẻ.
24. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2017) Quyết định số 553/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 v/v ban hành Quy định cụ thể
hoạt động cho vay đối với phân khúc khách hàng bán lẻ.