Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các NHTM việt nam đối với khách hàng cá nhân nhìn từ thực tiễn tại NHTMCP công thương việt nam – chi nhánh hà tĩnh 801 (Trang 59 - 70)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tạ

nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh

2.2.2.1. Những kết quả đạt được trong thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh

Xu hướng tồn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp hơn, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng trở nên lớn hơn và cùng với đó mức độ rủi ro gia tăng đáng kể. Để hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả cao, trong những năm vừa qua Vietinbank ln chú trọng xây dựng, củng cố và hồn thiện hệ thống văn bản nội bộ nói chung cũng như hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động QLRR cho vay KHCN nói riêng.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân, Vietinbank đã soạn thảo và ban hành một số quy định nội bộ liên quan đến hoạt động QLRR cho vay KHCN như: Quyết định số 551/2017/QĐ- TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam v/v ban hành Quy định cụ thể chính sách cấp và quản lý tín dụng

đối với phân khúc khách hàng bán lẻ; Quyết định số 553/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam v/v ban hành Quy định cụ thể hoạt động cho vay đối với phân khúc khách hàng bán lẻ; Quyết định số 2199/2020/QĐ-TGĐ-NHCT9+37/1 ngày 30/12/2020 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam v/v ban hành Quy định phân loại tài sản có, trích lập dự phịng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Từ những quy định của Vietinbank thì Vietinbank Hà Tĩnh cũng đã ban hành một số thông báo nhằm đảm bảo sự phân công rõ ràng nhiệm vụ giữa các cấp, đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động QLRR cho vay KHCN như: Thông báo số 88/TB- NHCT-HAT ngày 26/02/2021 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh v/v Thông báo Thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh; Thông báo số 89/TB-NHCT- HAT ngày 26/02/2021 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh v/v Phân công nhiệm vụ và quy chế làm việc trong Ban giám đốc của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh.

Như vậy, có thể thấy Vietinbank nói chung và Vietinbank Hà Tĩnh nói riêng đã rất chú trọng, quan tâm đến việc xây dựng các văn bản nội bộ, các thông báo liên quan đến hoạt động QLRR cho vay KHCN. Những văn bản này không ngừng được thay đổi, hoàn thiện sao cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời đáp ứng hoạt động QLRR cho vay KHCN của hệ thống Vietinbank cũng như Vietinbank Hà Tĩnh. Chính nhờ những quy định cụ thể, rõ ràng đó đã mang lại những thành tựu đáng ghi nhận cho cả hệ thống Vietinbank nói chung và Vietinbank Hà Tĩnh nói riêng. Có thể kể đến các kết quả đã đạt được trong thời gian qua của Vietinbank Hà Tĩnh như sau:

Thứ nhất, Vietinbank Hà Tĩnh đã xây dựng được mơ hình quản lý hoạt động

cho vay KHCN dựa trên khung chuẩn của Vietinbank, bao gồm:

Hội đồng tín dụng cơ sở (HĐTD): được thành lập bởi quyết định của Giám

đốc Chi nhánh. Bao gồm: Chủ tịch HĐTD - Giám đốc Chi nhánh; Thư ký HĐTD kiêm Uỷ viên HĐTD - Trưởng (hoặc phó) phịng có nghiệp vụ phát sinh; Uỷ viên

Khách hàng cá nhân

Loại Mức độ rủi ro

HĐTD - Phó Giám đốc phụ trách tín dụng; Phó Giám đốc phụ trách nghiệp vụ liên quan và các Trưởng (hoặc phó) phịng kinh doanh, phịng bán lẻ. Hội đồng này có những chức năng nhiệm vụ sau:

- Quyết định cho vay đối với những khoản vay có giá trị trên 70% mức phán quyết đã được ủy quyền bởi Tổng Giám đốc.

- Quyết định khách hàng chiến lược, nhóm khách hàng hạn chế tăng trưởng tín dụng và định hướng ngành cho vay.

Trên cơ sở ủy quyền của Tổng giám đốc Vietinbank, Giám đốc Chi nhánh sẽ là người quyết định từng mức uỷ quyền phán quyết cho vay đối với các Phịng giao dịch trực thuộc.

Các Phịng nghiệp vụ tín dụng tại Chi nhánh bao gồm:

* Khối quan hệ khách hàng: Phòng bán lẻ, Phòng khách hàng doanh nghiệp

và Phòng Giao dịch.

* Khối vận hành: Phịng kế tốn, Phịng điện tốn, Phịng kho quỹ. * Khối hỗ trợ: Phịng tổng hợp, Phịng hỗ trợ tín dụng.

Với việc áp dụng mơ hình QLRR cho vay như vậy đã giúp Vietinbank Hà Tĩnh tạo dựng được một khung QLRR vững chắc, tạo được cân bằng giữa lợi nhuận dự kiến và rủi ro có thể chấp nhận được. Sau khi áp dụng mơ hình này, Vietinbank Hà Tĩnh đã đạt chất lượng ngày càng cao hơn trong hoạt động thẩm định tín dụng.

Thứ hai, về quản lý điều hành và giám sát. Đối với hoạt động QLRR cho

vay, trên cơ sở các quy định của pháp luật cũng như các chính sách rủi ro tín dụng đã được Hội đồng quản trị phê duyệt định kỳ, Giám đốc Vietinbank Hà Tĩnh đã thi hành các định hướng và phát triển các chính sách này nhằm phát hiện, theo dõi, kiểm sốt nợ xấu trong từng khoản vay. Nhờ đó mà hoạt động QLRR cho vay KHCN luôn được thực hiện có hiệu quả.

Thứ ba, về đảm bảo an tồn trong hoạt động cho vay, Vietinbank Hà Tĩnh đã

tuân thủ các yêu cầu của pháp luật cũng như của hệ thống như:

- Vietinbank Hà Tĩnh tuân thủ nghiêm ngặt thực hiện phân cấp ủy quyền trong phê duyệt tín dụng của hệ thống Vietinbank.

- Vietinbank Hà Tĩnh đã triển khai áp dụng Hệ thống cảnh báo sớm nhằm sớm nhận diện và cảnh báo rủi ro đối với từng KHCN, qua đó có những biện pháp xử lý thích hợp, giảm thiểu tổn thất nếu rủi ro có phát sinh.

- Vietinbank Hà Tĩnh đã xây dựng những quy trình cho vay, quản lý cho vay thích hợp với từng khách hàng, theo đó khách hàng được chia thành hai nhóm gồm khách hàng là cá nhân và khách hàng là doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra các giới hạn và quy trình nghiệp vụ cho vay phù hợp. Giai đoạn này là giai đoạn rất dễ xảy ra các rủi ro cho nên hoạt động QLRR luôn được chú trọng, Vietinbank Hà Tĩnh luôn thực hiện đánh giá mức độ rủi ro theo kết quả xếp hạng khách hàng. Riêng đối với nhóm KHCN, đánh giá rủi ro theo kết quả xếp hạng khách hàng được quy định như sau:

AA Thấp A Thấp BBB Trung bình BB Trung bình B Trung bình CCC Cao CC Cao

phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam)

Việc thực hiện nghiêm túc xếp hạng khách hàng để đánh giá rủi ro trước khi cho vay đã giúp cho Vietinbank Hà Tĩnh hạn chế và ngăn ngừa được các rủi ro tiềm ẩn. Điều đó được thể hiện thơng qua tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể, tính đến cuối năm 2020 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 0,65%, giảm 0,35% so với năm 2019; dư nợ cho vay đến tháng 12/2020 đạt 6,746 tỷ đồng, tăng 797 triệu đồng so với năm 2019, tỷ lệ tăng là 13% [28].

Thứ tư, Vietinbank Chi nhánh Hà Tĩnh ln chú trọng hạn chế, phịng ngừa

rủi ro bằng việc áp dụng các công cụ bảo hiểm. Chi nhánh đã liên kết với Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VBI) triển khai các sản phẩm bảo hiểm khoản vay, bảo hiểm tài sản bảo đảm nhằm tăng cường mức độ phòng ngừa rủi ro từ các khoản nợ đồng thời tạo thêm nguồn thu cho chi nhánh.

2.2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh và nguyên nhân.

a. Những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh

Thứ nhất, mặc dù hiện nay pháp luật đã có rất nhiều các quy định liên quan

đến hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng chỉ được dẫn chiếu ở Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản dưới Luật mà chưa có một bộ luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động kinh doanh của NHTM.

Thậm chí, giữa Luật và các văn bản dưới luật trên cịn có một số quy định chồng chéo, mẫu thuẫn nhau và chưa thật sự phù hợp với yêu cầu thực tiễn của các NHTM. Điều đó vơ hình chung gây khó khăn cho các NHTM cũng như Vietinbank Hà Tĩnh trong việc áp dụng các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh mà cụ thể là QLRR cho vay KHCN.

Thứ hai, giữa các quy định pháp luật hiện hành và việc thi hành các quy

định này tại Vietinbank Hà Tĩnh còn gặp một số vướng mắc như sau;

- Các quy định về quản trị điều hành và kiểm soát: Pháp luật nước ta quy định để các NHTM được an toàn khi tiến hành kinh doanh thì các ngân hàng phải thành lập hệ thống KSNB. Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống KSNB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chỉ được thành lập ở Hội sở chính gọi là Ban kiểm sốt và ở các khu vực gọi là Phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ khu vực. Bởi vậy, tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh chưa có một bộ phận chuyên trách thực hiện hoạt động KSNB mà hoạt động này được tiến hành bởi Phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ khu vực Bắc Trung Bộ. Điều đó đã dẫn đến số lượng các cuộc kiểm tra nội bộ còn tương đối hạn chế, chưa đảm bảo được tính chặt chẽ trong hoạt động kinh doanh cũng như quản lý rủi ro cho vay.

Mặt khác, tại Vietinbank Hà Tĩnh, bộ phận QLRR cho vay cũng chưa được tổ chức thành một bộ phận riêng biệt, mà mới chỉ dừng lại ở trong khối quản lý rủi ro của Chi nhánh thuộc phịng Tổng hợp làm đầu mối. Do đó, khơng đảm bảo được sự tách bạch trong hoạt động QLRR, không đảm bảo được tính chun mơn hóa nghiệp vụ, khơng kiểm sốt được một cách chặt chẽ các rủi ro tiềm ẩn khi tiến hành cho vay.

- Các quy định về hạn chế bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân:

Pháp luật nước ta đã có những quy định về đối tượng cấm cho vay tại Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017 nhằm giúp các NHTM ngăn ngừa các hiện tượng lợi dụng chức vụ quyền hạn, ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc quy định như vậy đã vơ tình loại bỏ đi những khách

hàng tiềm năng của các NHTM cũng như của Vietinbank Hà Tĩnh. Mặt khác, mục đích mà pháp luật cấm cho các đối tượng này vay vốn là làm cho quan hệ cho vay được lành mạnh hóa, triệt để việc thực hiện tư lợi cá nhân. Sở dĩ, dù bằng cách nào thì nguồn vốn vẫn đến được tay của những người này dưới các hình thức khác nhau mà pháp luật khơng thể kiểm sốt được. Cho nên thay vì cấm các NHTM cho vay một cách triệt để thì pháp luật nên xem xét, nới lỏng quy định về những đối tượng này. Nếu như họ thỏa mãn được điều kiện vay vốn mà pháp luật quy định thì vẫn có quyền vay vốn. Có như vậy thì nguồn vốn của các NHTM cũng như của Vietinbank Hà Tĩnh mới có thể được sử dụng hiệu quả, mở rộng đối tượng cho vay vốn, mà tỷ lệ ngân hàng hồn được nợ cũng cao hơn bình thường, đồng thời hoạt động QLRR cho vay KHCN cũng được thực hiện một cách tốt hơn.

- Các quy định về khống chế tỷ lệ khấu trừ tối đa: Các quy định hiện hành về vấn đề này chưa thực sự khả thi. Bởi lẽ thị trường ln có sự biến động liên tục về giá cả, do vậy mà hoạt động định giá tài sản bảo đảm sẽ có sự khác nhau ở các thời điểm định giá khác nhau. Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 306 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài

sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm'. Nghĩa là các bên được quyền thỏa thuận với nhau về giá trị của tài sản bảo

đảm. Điều này là trái với quy luật của thị trường, khiến cho Vietinbank Hà Tĩnh gặp khó khăn trong việc định giá các tài sản bảo đảm khi tiến hành cho vay, đồng thời cũng tác động không nhỏ tới hoạt động QLRR cho vay KHCN tại Chi nhánh. Bởi vậy mà pháp luật nước ta cần có các quy định mang tính ngun tắc hơn để các ngân hàng có thể dựa vào đó mà định giá tài sản bảo đảm một cách chính xác nhất. b. Hạn chế trong hoạt động quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì Vietinbank Hà Tĩnh còn tồn tại một số hạn chế trong hoạt động QLRR cho vay KHCN như sau:

- Mơ hình QLRR ro tại Vietinbank Hà Tĩnh vẫn chưa phù hợp, việc bố trí nhân sự phải kiêm nhiệm nhiều vị trí cơng việc khác nhau nên còn hạn chế trong

việc chun mơn hóa cơng việc và hạn chế khả năng nhận biết rủi ro, chưa có cán bộ QLRR trong hoạt động cho vay chun biệt và có trình độ chun sâu.

- Vietinbank Hà Tĩnh chưa xây dựng được chính sách cho vay riêng biệt dựa trên đặc điểm riêng của Chi nhánh, phù hợp với đặc thù của địa phương mà vẫn áp dụng chính sách chung của tồn hệ thống. Đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể, tại những điều kiện khác nhau cũng chưa có chính sách cho vay riêng biệt, do đó chưa có kết quả thực sự chính xác khi tiến hành đánh giá khách hàng, điều đó cũng gây khó khăn trong QLRR cho vay đối với các khách hàng cụ thể.

- Vietinbank Hà Tĩnh vẫn cịn tình trạng khơng tn thủ chặt chẽ các quy trình cho vay, dẫn đến một số sai sót trong các kết quả thẩm định và kiểm sốt khoản vay.

- Vietinbank Hà Tĩnh vẫn chưa thiết lập được hệ thống báo cáo tự động, đa chiều để có thể giám sát hết các rủi ro. Hiện nay các báo cáo rủi ro vẫn được các cán bộ tiến hành theo hình thức thủ cơng dẫn đến hiệu quả hoạt động QLRR cịn chưa cao.

- Cơng tác kiểm tra, KSNB của Chi nhánh chưa đạt hiệu quả cao, chưa có một bộ phận chun trách thực hiện cơng tác này.

c. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan:

Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM được ban hành ở nhiều cấp bộ ngành nhưng các quy định của một số văn bản pháp luật lại có sự chồng chéo nhau, khi đi vào triển khai còn gặp nhiều bất cập, vướng mắc. Nguyên nhân này làm kìm hãm hiệu quả của cơng tác QLRR tín dụng tại Vietinbank Hà Tĩnh.

Bên cạnh đó, hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát của NHNN chưa cao, NHNN chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về QLRR trong hoạt động cho vay nên

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các NHTM việt nam đối với khách hàng cá nhân nhìn từ thực tiễn tại NHTMCP công thương việt nam – chi nhánh hà tĩnh 801 (Trang 59 - 70)