Kiến nghị với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thônviệt nam chi nhánh đông anh khoá luận tốt nghiệp 310 (Trang 60 - 62)

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1 Kiến nghị với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

3.3.1.1 Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.

Hiện nay Việt Nam đã và đang tích cực hội nhập kinh tế với thế giới. Gần đây nhất là việc cộng đồng kinh tế ASEAN-AEC chính thức thành lập đem lại một thị trường chung rộng lớn với việc tự do lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa các nước trong khối. Với việc hội nhập sâu rộng về kinh tế như tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP hay các hiệp định thương mại tự do FTA song phương (FTA Việt Nam-Nhật Bản...) hay đa phương (FTA ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Hàn Quốc.) đã mở ra thị trường xuất nhập rộng lớn cho các doanh nghiệp, các ưu đãi về thuế quan, minh bạch thông tin nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức. Khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải khơng chỉ đến từ sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ nước ngồi mà cịn chính bởi năng lực cạnh tranh quốc tế hạn chế của chính doanh nghiệp Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ. Để giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chủ động cải thiện năng lực tài chính, đào tạo nguồn lao động, cải tiến quy trình sản xuất nhằm tối thiểu hóa chi phí, đa dạng mẫu mã và nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Các doanh nghiệp cần tăng cường các hoạt động marketing nhằm quảng bá hàng Việt Nam đến các thị trường nước ngoài song song với việc định vị thương hiệu cho các sản phẩm.

3.3.1.2 Tích cực tìm kiếm đối tác xuất nhập khẩu

Do đối tác khơng cùng phạm vi địa lí nên rất khó để tìm hiểu hết thơng tin về đối tác. Trên thế giới có rất nhiều thị trường có nhu cầu và cũng có thị trường chưa biết đến hàng hóa Việt Nam hay các doanh nghiệp Việt Nam chưa biết đến các thị trường này. Vì vậy, để tìm kiếm thị trường và đối tác đồng thời nhằm hạn chế rủi ro tiềm ẩn khi không hiểu rõ về đối tác, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tìm hiểu thơng tin thơng qua các kênh có uy tín. Tìm hiểu thơng qua đại sứ qn Việt Nam tại nước đối tác, qua phịng thương mại và cơng nghiệp VCCI Việt Nam hoặc thông qua các ngân hàng, qua thơng tin báo chí trong, ngồi nước, đội ngũ luật sư, tư vấn viên. Việc tìm hiểu đối tác cịn giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tập quán kinh doanh, uy tín, nhu cầu của đối tác, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đàm phán hợp đồng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đào tạo nhân viên chuyên trách về xuất nhập khẩu và nâng cao trình độ của nhân viên phụ trách về thanh tốn bằng tín dụng chứng từ. Bộ phận chuyên môn sẽ giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng như thanh toán của

doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi, giúp tăng hiệu quả kinh doanh và tạo ra lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thônviệt nam chi nhánh đông anh khoá luận tốt nghiệp 310 (Trang 60 - 62)