Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 29)

1.2. Cơ sở lý luận về kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.2. Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

1.2.2.1 Khái niệm và mục tiêu kiểm tra thuế

Kiểm tra thuế là hoạt động xem xét tình hình thực tế của đối tƣợng đƣợc kiểm tra để đánh giá, nhận xét và xử lý của CQT đối với việc thực hiện pháp luật thuế của NNT và công tác quản lý, hành thu, kiểm tra của cán bộ thuế.

Kiểm tra thuế là hoạt động thƣờng niên của CQT trong việc quản lý thuế, xem xét tình hình thực tế của đối tƣợng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với đối tƣợng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá về tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của NNT.

Công tác kiểm tra thuế khơng chỉ có vai trị quan trọng đối với hoạt động của ngành thuế mà cịn có ý nghĩa lớn đối với hoạt động của tồn bộ nền kinh tế.

Hoạt động quản lý Nhà nƣớc chính là sự tác động có định hƣớng của chủ thể quản lý (cơ quan thuế) tới các đối tƣợng quản lý (Đối tƣợng nộp thuế) nhằm đạt đƣợc mục tiêu động viên một phần thu nhập quốc dân vào NSNN. Do vậy kiểm tra, thanh tra thuế chính là một cơng đoạn và là một yếu tố cấu thành của hoạt động Lãnh đạo quản lý Nhà nƣớc của cơ quan thuế. Hoạt động quản lý của cơ quan thuế bao gồm từ việc xây dựng các mục tiêu kế hoạch trong giai đoạn nhất định đến việc tổ chức để thực hiện các mục tiêu kế hoạch đó và sau cùng là tiến hành kiểm tra, thanh tra thuế. Việc thực hiện kiểm tra, thanh tra nhƣ thế nào, để từ đó tác động ngƣợc trở lại từ khâu xác định chủ trƣơng kế hoạch có hợp lý hay khơng nhằm đảm bảo cho hoạt động của cơ quan thuế đạt đƣợc hiệu quả cao là vấn đề quan trọng.

Kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mơ hình chức năng. Bên cạnh việc tơn trọng kết quả tự tính, tự khai, tự nộp thuế của ngƣời nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm

bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trƣờng hợp vi phạm pháp luật thuế.

Kiểm tra thuế là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp ngƣời nộp thuế nhận thấy ln có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ.

Kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của ngƣời nộp thuế, nhằm bảo đảm pháp luật thuế đƣợc thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội.

Từ các phân tích trên, có thể hiểu kiểm tra thuế là hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thuế nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ƣu, khuyết điểm, góp phần hồn thiện cơ chế quản lý thuế, phịng ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật thuế.

Mục tiêu của kiểm tra thuế là:

- Giúp các đối tƣợng nộp thuế và cơ quan thuế thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý thu ngân sách đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành.

- Bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân khi thực hiện chính sách pháp luật về thuế.

- Đánh giá việc chấp hành các luật thuế của các đối tƣợng nộp thuế và ngƣời thu thuế nhằm phát huy nhân tố tích cực, đấu tranh ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

- Hƣớng dẫn, giúp đỡ đối tƣợng nộp thuế nắm đƣợc nghĩa vụ và quyền hạn của đơn vị khi thực hiện luật thuế; đồng thời nâng cao trách nhiệm của công chức ngành thuế khi thi hành công vụ.

- Công tác thanh tra nội bộ nhằm kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa những hành vị tiêu cực, tham nhũng phát sinh, để xây dựng cơ quan thuế trong sạch vững mạnh với đội ngũ cán bộ thuế về phẩm chất đạo đức, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn.

- Động viên, khen thƣởng để phát huy nhân tố tích cực, đồng thời tăng cƣờng trấn áp và xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực trong việc thực hiện pháp luật thuế.

- Căn cứ vào những kiến nghị của kết quả kiểm tra, thanh tra, cơ quan thuế các cấp có thể đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện, đƣa Luật thuế vào cuộc sống thực tế, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện luật thuế.

- Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, phát hiện những hạn chế chƣa đồng bộ về cơ chế quản lý và chính sách thuế để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi bổ sung, góp phần hồn thiện chính sách thuế, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa.

1.2.2.2. Vai trò của kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

- Cơng tác kiểm tra thuế góp phần hồn thiện cơ chế chính sách pháp luật đối với doanh nghiệp.

Cơng tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp giúp phát hiện điểm bất hợp lý, sai trái trong tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh hoặc kiến nghị việc điều chỉnh theo pháp luật.

Môi trƣờng kinh doanh là yếu tố quan trọng đối với hoạt động của DN. Để các doanh nghiệp có thể phát triển thuận lợi, mơi trƣờng kinh doanh cần phải ổn định, an toàn. Các yếu tố của môi trƣờng kinh doanh phải đồng bộ, do đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là quy mơ nhỏ, vốn ít, trình độ cơng nghệ thấp, năng lực quản lý hạn chế nên các DN này gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt việc thiếu thông tin, kiến thức, thiếu mặt bằng sản xuất, sự cạnh tranh gay gắt của hàng ngoại đang là những khó khăn trở ngại lớn nhất đối với các DN cũng nhƣ gây ra nhiều sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chính vì vậy, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp cần đƣợc tăng cƣờng, đẩy mạnh nâng cao chất lƣợng để cung cấp các căn cứ, bằng chứng cụ thể phản ánh một cách chân thực sống động các hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa để phục vụ cho việc giảm thiểu các sai phạm và góp phần hồn thiện bổ sung các chính sách pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế.

hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Chính phủ đánh giá vai trị của doanh nghiệp là rất quan trọng đối với nền kinh tế, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận thực tế rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa khơng chỉ có tác động tích cực, mà nó cịn có tác động ngƣợc chiều đối với nền kinh tế nƣớc ta, do đó nếu thiếu sự quản lý của nhà nƣớc, hoặc nhà nƣớc quản lý kém hiệu quả thì những mặt trái sẽ bùng phát.

Với tƣ cách là công cụ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc, kiểm tra thuế chính là việc xem xét tại chỗ việc làm của các DN này thực hiện có đúng quy định chính sách pháp luật về thuế hay khơng, từ đó sử dụng các biện pháp chế tài thích hợp nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật của các đối tƣợng này.

- Công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính

Thơng qua cơng tác kiểm tra thuế giúp giảm tối đa các thủ tục hành chính, quy chế khơng cần thiết gây phiền hà đến DN nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Đồng thời định hƣớng điều tiết các doanh nghiệp có hƣớng đi đúng, làm đúng theo quy định của pháp luật.

1.2.2.3. Nguyên tắc kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Nguyên tắc kiểm tra thuế là tập hợp các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành động mà các cơ quan quản lý, các tổ chức kiểm tra, các kiểm tra viên và các đối tƣợng kiểm tra phải tuân theo trong quá trình hoạt động kiểm tra. Hoạt động kiểm tra thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

- Tuân thủ pháp luật

Không đƣợc làm trái pháp luật là nguyên tắc quan trọng đối với cán bộ kiểm tra khi thi hành công vụ. Việc tuân theo pháp luật đƣợc thể hiện trong quá trình kiểm tra phải đúng quy định văn bản pháp luật, bảo đảm tính độc lập, nghiêm túc khi thực hiện những thủ tục cần thiết trong phạm vi thẩm quyền cho phép.

Theo nguyên tắc này, muốn tiến hành kiểm tra, trƣớc hết phải có quyết định kiểm tra do ngƣời có thẩm quyền ban hành. Nội dung quyết định kiểm tra phải bảo đảm tính pháp lý. Ngƣời thực hiện quyết định là đoàn trƣởng đoàn kiểm tra,các kiểm tra viên đƣợc giao nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật. Kết thúc cuộc kiểm tra phải có kết luận, kiến nghị, quyết định về nội dung đã đƣợc kiểm tra, phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về các kết luận, kiến nghị các quyết định đó.

- Bảo đảm chính xác, khách quan, cơng khai, dân chủ, kịp thời

Tính chính xác địi hỏi chủ thể kiểm tra thuế phải nhận thức đúng vấn đề, nội dung kiểm tra. Tính chính xác của kết quả kiểm tra bảo đảm cơng tác kiểm tra thuế đạt hiệu quả cao.

Tính khách quan bảo đảm phản ánh đúng sự vật, hiện tƣợng nhƣ nó vốn có, khơng đƣợc lồng ý kiến chủ quan khi mô tả sự vật, hiện tƣợng, không thiên lệch và bóp méo sự thật.

Tính cơng khai thể hiện ở chỗ chủ thể kiểm tra thuế phải thông báo đầy đủ, công khai từ nội dung, kế hoạch, quyết định kiểm tra đến quyết định xử lý sau kiểm tra để các tổ chức, cá nhân liên quan biết, giám sát và phối hợp thực hiện.

Tính dân chủ trong hoạt động kiểm tra thuế tạo cơ hội cho đối tƣợng kiểm tra đƣợc trình bày ý kiến, quan điểm về nội dung, kết luận kiểm tra cũng nhƣ về hoạt động của đồn kiểm tra.

Tính kịp thời trong hoạt động kiểm tra thuế: Kiểm tra thuế kịp thời giúp cho đối tƣợng kiểm tra nhận rõ sai phạm để khắc phục sửa chữa ngay, tránh vi phạm kéo dài.

- Khơng làm cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế

Nguyên tắc này nhằm hạn chế tối đa những cuộc kiểm tra chồng chéo của các cơ quan quản lý, đảm bảo hoạt động bình thƣờng của NNT. Trong một năm NNT chỉ bị kiểm tra một lần cùng một nội dung. Cùng với việc thực hiện tốt nguyên tắc kịp thời, nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của NNT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w