1.3. Rủi ro đối với phƣơng thức thanh tốn tín dụng chứng từ của NHTM
1.3.4.1. Kinh nghiệm của một số NHTM trên thế giới
Về lý thuyết các ngân hàng đều dự đoán trước được các rủi ro có thể gặp phải khi ở vị trí của một ngân hàng tham gia vào phương thức thanh tốn TDCT. Tuy nhiên, chính những thiệt hại thực tế mà các ngân hàng đã phải hứng chịu chính là những bài học quý báu nhất để rút kinh nghiệm và nâng cao ý thức quản lý rủi ro. Dưới đây các tình huống thực tế đã từng xảy ra tại các ngân hàng trên thế giới sẽ được viện dẫn để minh chứng cho những rủi ro mà ngân hàng luôn phải đối mặt.
Tình huống 1.1. Rủi ro cho ngân hàng phát hành
Ngân hàng Trung Quốc CCB phát hành LC nhập khẩu ô tô trị giá 500.000USD cho người hưởng lợi tại Hàn Quốc, ngân hàng thông báo là KB
Sau đó ngân hàng CCB nhận được một BCT nhờ thu DP trị giá 500.000USD đầy đủ 3/3 vận đơn gốc từ ngân hàng KB, khách hàng nhập khẩu chấp nhận và chuyển tiền thanh toán, đi nhận hàng.
Một tuần sau ngân hàng phát hành nhận được BCT cho LC đã mở trị giá 320.000USD. Do BCT có sai sót nên CCB từ chối thanh tốn. Tuy nhiên sau khi tìm hiểu CCB phát hiện ra rằng vận đơn trên BCT nhờ thu và vận đơn trên BCT LC giống hệt nhau về nội dung và số hiệu.
Kết luận: Như vậy, người xuất khẩu và nhà chuyên chở đã có hành động lừa
đảo thông qua việc phát hành 6 vận đơn bản gốc. Nếu BCT khơng có sai sót thì ngân hàng phát hành đã phải thanh toán hai lần cho cùng một lơ hàng.
Tình huống 1.2. Rủi ro cho ngân hàng thơng báo khi thông báo sai
Ngân hàng Chase Manhattan đã thông báo sai chỉ thị của người hưởng lợi cho NHPH. Thay vì thơng báo L/C đã được người hưởng lợi thứ hai chuyển nhượng lại cho người hưởng lợi thứ nhất thì ngân hàng này lại thơng báo rằng người hưởng lợi thứ hai đã hủy L/C và L/C đã bị hủy. Người hưởng lợi thứ nhất đã khiếu nại tới tòa án New York đòi bồi thường thiệt hại 350.000USD cho việc mở và duy trì L/C.
Kết luận: Do hiểu nhầm dẫn đến sai sót trong tác nghiệp khơng chỉ gây mất
uy tín của ngân hàng mà còn đối mặt với việc đền bù cho thiệt hại gây ra cho khách hàng
Tình huống 1.3. Rủi ro cho ngân hàng thông báo khi làm chưa hết trách nhiệm
Một L/C được thông báo qua NH Trung Quốc, do L/C dài vượt quá độ dài bức điện cho phép nên được tách ra thành nhiều điện, ngân hàng đã không chu đáo trong việc rà sốt lại tồn bộ nội dung các bức điện và lưu ý khách hàng dẫn đến việc người thụ hưởng giao hàng trễ, ngồi ra khơng thực hiện đúng quy định do nội dung L/C không đầy đủ.
Tình huống 1.4. Rủi ro cho ngân hàng xác nhận
Ngân hàng Mỹ (Bank of New York) xác nhận L/C do một ngân hàng Nga phát hành trị giá 4.4 triệu USD. Ngân hàng Mỹ thông báo cho người hưởng lợi về việc từ chối thanh tốn vì BCT có bất hợp lệ đồng thời ra công văn nội bộ với nội dung “Chúng ta cần cố gắng khơng thanh tốn L/C này vì NHPH đã dừng thanh toán các L/C khác do họ phát hành”
Người hưởng lợi chỉ thị ngân hàng Mỹ gửi chứng từ cho ngân hàng Nga trên cơ sở “Chấp nhận bất hợp lệ và thanh toán”. Ngân hàng Mỹ thực hiện gửi chứng từ và xin chỉ thị từ NHPH về việc thanh tốn BCT có bất hợp lệ. Ngân hàng Nga gửi điện chấp thuận và ủy quyền cho Ngân hàng Mỹ ghi nợ tài khoản của họ vào ngày đáo hạn.
Tuy nhiên, ngân hàng Mỹ đề nghị phục vụ người hưởng lợi với tư cách của NHTB và sẽ thực hiện cam kết thanh tốn L/C vào ngày đáo hạn nếu có đủ tiền trên tài khoản của NHPH. Người hưởng lợi đã kiện Ngân hàng Mỹ là từ chối thanh tốn khơng đúng và khơng thực hiện đúng cam kết với vai trị là NHXN.
Tịa án phán quyết: Vì Ngân hàng Mỹ xin chỉ thị chấp thuận của NHPH về việc thanh toán xảy ra khi L/C đã hết hạn nên việc thanh tốn khơng ràng buộc nghĩa vụ vai trò NHXN của họ.
Kết luận: Mặc dù khơng phải gánh trách nhiệm tài chính nhưng Ngân hàng
Mỹ đã chịu rủi ro uy tín khi bị kiện và đưa ra thơng báo nội bộ về việc tìm cách khơng thanh tốn BCT.
Trong trường hợp tương tự như này, giả sử NHXN xin chấp thuận của NHPH về việc thanh tốn xảy ra khi L/C cịn hiệu lực thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm thanh tốn với vai trị là NHXN. Do đó, các ngân hàng cần nắm rõ trách nhiệm của mình và có các xử lý phù hợp, cẩn trọng khi đưa ra các thơng báo.
Tình huống 1.5. Rủi ro cho ngân hàng chiết khấu
Ngân hàng Stander và ngân hàng Industrial Bank of Korea cùng gặp phải trường hợp lừa đảo thơng qua BCT. Với vai trị là ngân hàng chiết khấu, hai ngân hàng này đã chiết khấu BCT trả chậm. Tuy nhiên, gần đến ngày đáo hạn, NHPH
phát hiện và xin được phán quyết của tịa án lệnh dừng thanh tốn vì lý do BCT giả mạo. Hai ngân hàng đều bị mất toàn bộ số tiền đã chiết khấu.
Kết luận: Các ngân hàng kiểm tra chứng từ trên bề mặt và khơng phải chịu
trách nhiệm về tính chân thực của BCT. Tuy nhiên, khi lừa đảo xảy ra, người nhập khẩu kịp thời phát hiện và xin được phán quyết của tịa án lệnh dừng thanh tốn thì NHCK bị mất tồn bộ số tiền đã chiết khấu mà khơng thể địi ai. Do đó, trước khi thực hiện thanh tốn, các ngân hàng cần kiểm tra từ hãng tàu và cẩn trọng xem xét để hạn chế rủi ro lừa đảo BCT giả.
Trong trường hợp phía nhà nhập khẩu và NHPH khơng phát hiện ra BCT giả mà thanh tốn cho NHCK thì họ sẽ phải hứng chịu mất tiền mà không nhận được hàng.