Nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi xảy ra rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 99 - 106)

CHƢƠNG II PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh tốn bằng tín dụng

4.2.2. Nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi xảy ra rủi ro

Khi rủi ro đã xảy ra, việc cần thiết là thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại có thể xảy ra. Ngân hàng cần vững vàng về nghiệp vụ và ứng phó nhanh chóng, đưa ra các hành động kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và bản thân ngân hàng.

Dưới đây là một số các giải pháp đề xuất tác giả rút ra từ thực tế.

Thứ nhất, hạn chế thiệt hại từ các rủi ro đã xảy ra trong thanh toán LC nhập khẩu

Một là, gian lận hàng hóa về chất lượng và loại hàng. Biện pháp xử lý là

ngân hàng phát hành phối hợp chặt chẽ với khách hàng tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài, yêu cầu giảm giá. Nếu đàm phán khơng có kết quả cần tư vấn và hỗ trợ khách hàng vận dụng công cụ pháp luật để xử lý.

Hai là, gian lận trong việc lập chứng từ như đòi trước hạn, lập chứng từ giả,

vận đơn giả. Biện pháp xử lý: Khi chứng từ có sai sót, đặc biệt là với những lơ hàng trị giá lớn, chi nhánh cần khuyến cáo khách hàng xem xét hàng hóa cẩn thận trước khi ký hậu vận đơn chấp nhận thanh tốn và làm thủ tục thơng quan hàng hóa; chứng từ hồn hảo cần thông tin cho ngân hàng chiết khấu cùng tham gia xử lý, tạm hoãn thanh tốn. Nếu khơng có hiệu quả cần sử dụng cơng cụ pháp luật để xử lý.

Ba là, rủi ro xảy ra đối với hàng hóa trong q trình vận chuyển như tai nạn,

tàu bị bắt. Biện pháp xử lý là cần thực hiện bảo hiểm hàng hóa và địi bồi thường từ cơng ty bảo hiểm, phối hợp với khách hàng cử người thương lượng để vận chuyển hàng bằng con tàu khác.

Bốn là, rủi ro tác nghiệp của ngân hàng như sai sót trong khâu soạn thảo phát

hành LC, khơng tn thủ quy trình xử lý chứng từ, khơng giữ nguyên trạng BCT sai sót, làm mất chứng từ hàng nhập khẩu. Biện pháp xử lý là cần thực hiện đúng quy trình nghiệp vu, phối hợp kiểm tra chéo tìm ra vấn đề xử lý cho đúng quy định, thông báo cho SGD biết để cùng phối hợp giải quyết. Nhanh chóng gửi thơng báo và yêu cầu phối hợp của các bên liên quan nhằm khắc phục vấn đề, hạn chế hậu quả.

Thứ hai, hạn chế thiệt hại từ các rủi ro đã xảy ra trong thanh toán LC xuất khẩu

Một là, khi thông báo LC cần cảnh giác với LC giả mạo. Chi nhánh

Vietinbank nhận được LC cần liên hệ với sở giao dịch để chờ xác thực, xem xét các dấu hiệu bất thường và tạo thông báo trên hệ thống, trước khi chuyển LC gốc cho khách hàng. Từ chối thông báo LC gốc trong trường hợp không đảm bảo xác thực LC đồng thời cảnh báo khách hàng cẩn trọng trong các trường hợp:

+ Đàm phán hợp đồng xuất khẩu với đối tác, lưu ý các giao dịch qua nhiều trung gian ở các quốc gia khác nhau, đặc biệt là đối tác mới, chỉ định ngân hàng có uy tín ở nước người mua là ngân hàng phát hành. Kiên quyết từ chối LC khi chưa thực sự tin tưởng.

+ Cẩn trọng đối với các LC được thông báo qua nhiều ngân hàng và quốc gia của ngân hàng phát hành khác với quốc gia của người đề nghị mở LC.

Đồng thời, hỗ trợ tư vấn cho khách hàng liên hệ với đại xứ quán can thiệp giữ lô hàng trong trường hợp hàng đã giao lên tàu, nhanh chóng thu hồi lại BCT đã gửi. Sử dụng công cụ pháp luật để xử lý.

Hai là, khi chiết khấu LC cần thẩm định và kiểm soát hoạt động của khách

hàng. Khách hàng xuất khẩu thiếu trung thực trong chiết khấu chứng từ, chi nhánh phát hiện ra dấu hiệu bất thường cần tìm hiểu kỹ các thơng tin liên quan đến lô hàng để đảm bảo lơ hàng có thực, có đảm bảo hay khơng. Tìm cách kiểm sốt dịng tiền thanh tốn của các BCT, kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tìm cách thương lượng, thu hồi nhanh các khoản nợ. Sử dụng công cụ pháp luật để xử lý khi cần thiết.

Với các trường hợp hàng hóa và điều khoản bất lợi của LC, của hợp đồng và có liên quan đến cấm vận, nếu chấp nhận thực hiện cần đánh giá kỹ lưỡng khả năng hoàn trả khoản tiền chiết khấu đồng thời yêu cầu khách hàng cam kết chịu trách nhiệm nếu có thiệt hại về tài chính.

Ba là, ngân hàng phát hành/ngân hàng thu hộ không tuân thủ thông lệ quốc

tế, chậm thanh tốn, khơng thanh tốn; Cần liên lạc theo dõi, nhắc nhở thường xuyên, đàm phán giải quyết đồng thời cảnh báo việc khiếu kiện quốc tế, chấm dứt các giao dịch. Trường hợp khơng có kết quả cần sử dụng công cụ pháp luật để xử lý.

Bốn là, với các rủi ro thị trường nhập khẩu như giá hàng biến động, rào cản

kỹ thuật, quy định về kiểm định nhập khẩu, về phong tục tập quán, quan điểm kiểm tra chứng từ của các thị trường khác, kiểm tra cấm vận..., người nhập khẩu tài chính suy giảm/phá sản/gian lận.... Cần tìm hiểu kỹ quy đinh về hàng hóa, diễn biến hàng/ngành, tham gia các hiệp hội ngành hàng, nhờ sự hỗ trợ thơng tin và tìm cách hỗ trợ khách hàng thương lượng giải quyết.

Năm là, với các rủi ro tác nghiệp như kiểm tra chứng từ sót lỗi, địi tiền

chậm, chỉ dẫn đòi tiền sai, gửi chứng từ sai địa chỉ, bỏ qua các điều kiện chiết khấu. Cần nhanh chóng khắc phục vấn đề, không giấu diếm, trốn tránh trách nhiệm, cần yêu cầu hỗ trợ từ cấp trên và các đối tác, áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro tác nghiệp theo đúng quy định.

Thứ ba, kiểm sốt và tài trợ rủi ro thơng qua việc trích lập dự phịng rủi ro, xây dựng mức ký quỹ hoặc mua bảo hiểm rủi ro.

Thứ tư, bên cạnh các biện pháp cụ thể nêu trên cần trang bị và nâng cao khả năng ứng phó đối với rủi ro của các cán bộ nghiệp vụ

Thực hiện thông qua đào tạo, thu thập thông tin, phổ biến kinh nghiệm, nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức, Bộ ngành, cơ quan nhà nước... như đã trình bày ở phần 4.2.1.

Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiếm soát và xử lý tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp thanh toán, chi nhánh phối hợp với khách hàng theo dõi sát quá trình chuyên chở và chuyển giao hàng hóa, khơng để mất hàng và tùy trường hợp cụ thể tìm biện pháp giải quyết thích hợp.

KẾT LUẬN

Qn triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, đề tài “Nâng cao hiệu quả QTRR trong thanh tốn bằng phương thức TDCT tại ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam” đã tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng như sau:

Một là, làm rõ hệ thống cơ sở lý luận, giải thích các khái niệm, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro, các bài học kinh nghiệm trong việc QTRR trong thanh toán bằng phương thức TDCT.

Hai là, phân tích tình hình thực tế trong phát triển hoạt động TTTM&TTQT tại Vietinbank, minh họa bằng hệ thống phong phú các các tình huống rủi ro trong thực tế, đánh giá chi tiết các chỉ tiêu về mức độ rủi ro từ đó nhìn thấy các các kết quả đạt được cũng như các hạn chế và nguyên nhân để làm căn cứ nêu ra các giải pháp phù hợp cho việc nâng cao hiệu quả QTRR trong thanh toán bằng phương thức TDCT.

Ba là, trên cơ sở định hướng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động TTTM & TTQT tại Vietinbank, căn cứ về mặt kỹ thuật, và từ các đánh giá thực trạng đã nêu ra, Luận văn đề xuất một số giải pháp theo hai nhóm mục tiêu là phòng ngừa rủi ro và hạn chế thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

Mặc dù tác giả đã rất nỗ lực nghiên cứu, thu thập tài liệu để Luận văn có chất lượng tốt nhất và có tính hữu ích nhất cho các đối tượng quan tâm, tuy nhiên với những hạn chế khả năng và nguồn thơng tin có được, tác giả hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu tiếp nối sau. Tác giả dự kiến tiếp tục đi sâu nghiên cứu một nội dung quan trọng cũng đã nêu trong giải pháp của đề tài đó là Nâng cao cơng tác thẩm định mở LC cho cán bộ Vietinbank.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trần Thị Thái Hằng (2014), Quản lý rủi ro các phương thức thanh

toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương, Bài báo trao đổi của Đại học Đông Á

2. Lê Thị Như Hoa (2010), Rủi ro trong thanh tốn bằng phương thức

tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh

tế TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Ngọc Hồng, Rủi ro trong hoạt động thanh toán LC tại Sở

giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam,

NHNN&PTNT Việt Nam, Hà Nội.

4. Bế Quang Minh (2008), Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và

các biện pháp phịng ngừa, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế TPHCM,

Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Thị Thanh Nga (2007), Quản lý rủi ro trong các phương thức

thanh toán quốc tế tại SGD II – Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Luận văn thạc

sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình thanh tốn quốc tế và Tài trợ

ngoại thương, Nhà xuất bản Thống kê.

7. Nguyễn Văn Thắng (2015), Tái cơ câu ngân hàng thương mại cổ

phần Công Thương Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020, Đề án tốt nghiệp Lớp bồi

dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa V, Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

8. Võ Thị Tuyết Trinh (2008), Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh

tốn xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại SGD II - Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, Thành

9. Vietinbank (2010 – 2014), Báo cáo thường niên

10. Vietinbank, Bộ salekit hỗ trợ bán hàng của NHTMCP Công

Thương Việt Nam

11. Vietinbank (2013-2015), Cập nhật và nâng cao nghiệp

vụ

TTQT&TTTM, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực, Hà Nội.

12. Vietinbank (2014), Đổi mới hoạt động TTQT & TTTM, bài báo đăng tạp chí Thơng tin Vietinbank, số 1+2/2014, tr 26-27, Hà Nội.

13. Vietinbank (2014), Đào tạo QLRRHĐ cho cán bộ, giám

đốc chi

nhanh, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực, Hà Nội.

14. Vietinbank (2010 – 2014), văn bản Kết luận của TGĐ, cảnh

báo rủi ro TTTM, Hà Nội.

Tiếng Anh

15. UNCTAD, Documentary risk in commodity trade, UNCTAD/ITCD/COM/Misc.31

16. Yan Hao, Ling Xiao (2013), Risk Analysis of Letter of Credit – Based

on Principles of ‘Independence’ and ‘Strict Compliance’, International Journal of

Busines and Social Science, Vol.4 No.9

Website:

17. http://www.customs.gov.vn/

18. https://www.gso.gov.vn

19. http://www.ncseif.gov.vn/ Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - xã

hội quốc gia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w