Tỷ trọng cho vay tại Techcombank giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 454 (Trang 47)

(Đơn vị: %)

Cho vay theo ngành nghề

kinh doanh __________ 31/12/2013Tỷ đồng_________________ %

Cho vay các To chức kinh tế____________, ,______

Công nghiệp chê biên, chê tạo___________________

14,313 20.37%

Hoạt động kinh doanh bất động sản________________

11,926 16.97%

Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ơ tơ, xe máy và xe có động cơ khác_________________

9,893 14.08%

Xây dựng_______________ 3,746 5.33%

Vận tải kho bãi___________ 2,209 3.14%

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1,984 2.82%

Khác___________________ 3,349 10.10%

Cho vay cá nhân_________ 22,851 32.52%

Tổng dư nợ_____________ 70,274 100%____________________

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank 2011- 2013)

Trong đó, năm 2013 cho vay ngắn hạn là 35,074 tỷ đồng chiếm 49.91% tổng dư nợ.

Cơ cấu cho vay theo thời gian đã có sự thay đổi, giảm nhẹ ở các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, tăng nhanh ở các khoản vay trung hạn. Điều này cho thấy, Techcombank đang điều chỉnh cơ cấu cho vay theo hướng tăng cho vay trung dài hạn để ổn định dư nợ, đảm bảo tính ổn định của thu nhập từ hoạt động tín dụng, đặc biệt là khi phần lớn nguồn thu của ngân hàng từ hoạt động tín dụng.

Biểu đồ 2.5. Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng tại Techcombank

(Đơn vị: Tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên tại Techcombank 2011-2013)

Theo bảng số liệu trên ta thấy: Qua 3 năm, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Techcombank biến động giảm trong khi dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng. Điều này là do kể từ khi chúng ta gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam ngày càng nhiều và họ tập trung đẩy mạnh hoạt động bán lẻ nên ảnh hưởng tới hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng trong nước. Tình hình kinh tế khó khăn cũng tác động tới chi tiêu tiêu dùng của người dân nên ảnh hưởng tới nhu cầu vay vốn ngân hàng. Cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng theo đúng chủ chương chính sách của Nhà nước là Ngân hàng chủ động giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn, tăng cường cho vay vốn để doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất.

Chất lượng dư nợ cho vay Tỷ đồng % Nợ nhóm 1- Nợ đủ tiêu chuẩn 63,736 90.7% Nợ nhóm 2- Nợ cần chú ý 3,972 5.65% Nợ nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn 748 0.64% Nợ nhóm 4-Nợ nghi ngờ 1,128,849 1.61% Nợ nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn ^989 1.4%

Tổng dư nợ cho vay 70,274 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2013)

Biểu đồ 2.6. Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh tại Techcombank năm 2013

(Đơn vị:%)

(Nguồn: Báo cáo thường niên tại Techcombank 2013)

39

Tính đến cuối năm 2013, với chính sách cho vay thận trọng, dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng đạt 70,275 tỷ đồng, tăng 2.9% so với năm 2012. Năm 2013 đánh dấu sự thay đổi cơ cấu cho vay theo ngành. Cho vay ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp giảm

16.69% trong khi đó ngành Xây dựng tăng 66%, do thị trường bất động sản đang dần hồi phục. Cho vay ngành Thương mại sản xuất chế biến cũng tăng 10.3%.Bảng 2.4: Chất lượng dư nợ cho vay tại Techcombank năm 2013

(Đơn vị: %) 1% 6% 91% ■ Nhóm 1-Nợ đủ tiêu chuẩn ■ Nhóm 2-Nợ cần chú ý

■ Nhóm 3-Nợ dưới tiêu chuẩn

■ Nhóm 4-Nợ nghi ngờ

■ Nhóm 5-Nợ có khả năng mất vốn

40

Việc phân loại nợ được thực hiện theo Quyết định 493 và Quyết định 18 trừ những

khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Theo Quyết định780, các khoản nợ

được đ iều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân

loạitheo quy định trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ nếu hoạt động kinh doanh

của khách hàng vay được đánh giá là có chiều hướng tích cực và khách hàng có khả năng

trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ .

Đến ngày 31-12-2013, tỷ lệ nợ nhóm 3-5 của Techcombank là 3,65% (NHNN quy định tối đa là 5%). Tuy nhiên đây vẫn là một con số cao so với các NHTM cùng qui mô

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011-2013)

Trong mảng dịch vụ tài chính cá nhân, hoạt động cho vay tiếp tục được định hướng

quản trị rủi ro thận trọng, Ngân hàng tập trung vào nhóm khách hàng tốt với sản phẩm dịch vụ được cải tiến phù hợp. Trong năm 2013, Techcombank vẫn giữ được tăng

cho nhóm sản phẩm chính như vay mua nhà, vay tiêu dùng, vay kinh doanh với mức tăng

trưởng từ 3%-9%.

Biểu đồ 2.9. Cơ cấu dư nợ cho vay theo sản phẩm đối với khách hàng cá nhân tại Techcombank năm 2013 (Đơn vị:

%)

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2013)

Dư nợ cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất (71 %), tăng đáng kể SO với mức

57% trong năm 2012. Điều này là do nhu cầu nhà ở, đất đai là nhu cầu bức thiết được nhiều người quan tâm nhất, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi đang trong giai đoạn lập

nghiệp (22-30 tuổi) tập trung học tập và làm việc ở những khu đô thị lớn. Hơn nữa đời sống kinh tế ngày càng cao nên nhu cầu được sống trong các căn nhà với trang thiết bị cao.

Cho vay kinh doanh chiếm tỷ trọng 11% trong tổng dư nợ cho vay. Bên cạnh đó sản

phẩm thấu chi cũng được ngân hàng đẩy mạnh tăng lên mức 11% so với mức 6.6% năm 2012. Trong xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ theo cách thức chi tiêu trước, trả tiền sau ngày càng được đẩy mạnh. Nắm bắt được xu hướng đó, Techcombank đã đẩy mạnh sản phẩm thấu chi theo chương trình thúc đẩy bán hàng,

42

là một sản phẩm tiềm năng sẽ đem lại lợi nhuận cao trong tương lai bên cạnh các sản phẩm cho vay truyền thống.

2.3.1.2. Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp

Trong năm 2013, khối KHDN của Techcombank đã đạt được các thành tựu tiêu biểu:

+ Triển khai thành cơng chương trình cho vay ưu đãi lãi suất VND và USD nhằm hỗ

trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, ổn đinh. Đây là một điểm nhấn nổi

bật và được nhiều khách hàng đón nhận với tổng giá trị giải ngân xấp xỉ 7,000 tỷ đồng.

+ Triển khai các sản phẩm, chính sách ưu đãi phù hợp với từng loại hình, ngành nghề

và quy mơ kinh doanh của các doanh nghiệp với các ưu điểm vượt trội như gói sản

phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp mới thành lập, áp dụng cơ chế miễn giảm phí lên đến 15 loại phí giao dịch với ngân hàng; Nhóm sản phẩm tiền gửi phù

hợp với nhu cầu sử dụng vốn linh hoạt hoặc đầu tư dài hạn của khách hàng (B - Express, B-Plus); Bộ sản phẩm tiền gửi trả lãi linh hoạt (trả lãi định kỳ, đầu kỳ, cuối kỳ tùy theo nhu cầu đa dạng của khách hàng); sản phẩm cho vay bổ sung vốn

lưu động với ưu điểm nổi bật về tốc độ xử lý hồ sơ trong vịng 16 giờ làm việc; Gói sản phẩm dịch vụ dành cho các trường học (B-School); ...

+ Nhằm mục tiêu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trọn gói đến khách hàng doanh nghiệp, Khối KHDN đã triển khai liên kết với các doanh nghiệp lớn,

qua đó hỗ trợ các giải pháp tài chính cho nhà cung cấp, các nhà phân phối của những doanh nghiệp này một cách đầy đủ, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách

hàng với nhiều ưu đãi về giá, phí và phương thức cung ứng dịch vụ.

thu mua tạm trữ thóc gạo, Khối KHDN cũng đã cung cấp nguồn vốn giá rẻ để tài

trợ cho nhóm khách hàng này, thể hiện được tinh thần chia sẻ của Ngân hàng đối

với khách hàng trong bối cảnh khó khăn. Qua đó tăng cường sự gắn kết và thắt chặt thêm mối quan hệ với nhóm khách hàng vừa và nhỏ tại các địa bàn hoạt động.Trong công tác quản lý rủi ro hoạt động, đặc biệt là rủi ro tín dụng đã được Khối KHDN quan tâm sâu sát thông qua việc tái cấu trúc bộ máy tổ chức của Khối, nâng cao chất lượng đội ngũ, xây dựng quy trình kiểm sốt và phân khúc khách hàng cụ thể. Năm 2013, Khối KHDN đưa vào áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng (CRIB) thống nhất trên tồn hệ thống, giúp đánh giá tổng thể mức độ rủi

ro của từng khách hàng, phù hợp với đặc trưng của điều kiện thị trường và chuẩn

mực quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

2.3.2. Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay tại Techcombank năm 2013

2.3.2.1. Những kết quả đạt được

• Qui trình tín dụng

Qui trình tín dụng tại Techcombank là một qui trình khá hồn chỉnh, tính chun mơn hóa cao, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và phục vụ khách hàng kịp thời với chất lượng và tính an tồn cao nhất. Qui trình tín dụng tại Techcombank được chia làm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn thứ nhất của qui trình tín dụng gắn liền với việc thẩm định và phê duyệt tín dụng. CVKH tại bộ phận tín dụng của các đơn vị tiếp xúc, đánh giá và phân tích khách hàng, lập báo cáo thẩm định khách hàng và chuyển báo cáo lên lãnh đạo phòng ban, giám đốc chi nhánh...Đối với những khoản vay có giá trị lớn nằm ngồi thẩm quyền phê duyệt của ban giám đốc chi nhánh thì hồ sơ khách hàng sẽ được chuyển lên phịng thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng, ban tổng giám đốc hoặc hội đồng tín dụng theo giá trị khoản vay tăng dần .

Giai đoạn thứ hai của q trình tín dụng là giai đoạn thỏa thuận ký kết hợp đồng tín dụng đối với khách hàng. Sau khi khoản vay được phê duyệt, CVKH cùng bộ phận Hỗ trợ và Quản lý tín dụng lập thơng báo tín dụng, soạn thảo các văn bản, hợp đồng,

44

Giai đoạn thứ ba của q trình cấp tín dụng gắn liền với q trình giải ngân, giám sát hoạt động khách hàng và đôn đốc thu lãi vay. Đây là giai đoạn cuối và cũng là giai đoạn rất quan trọng của qui trình tín dụng. Chun viên khách hàng phải có nhiệm vụ theo dõi, nhắc nợ khách hàng .

Như vậy việc phân chia qui trình tín dụng thành ba giai đoạn riêng biệt, có thể nói tính chun mơn hóa cao được thể hiện rất rõ ràng trong các hoạt động của Techcombank. Mỗi bộ phận chịu trách nhiệm ở một khâu độc lậ p nhưng vẫn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Có thể nói qui trình tín dụng tại Techcombank khá chặt chẽ và nghiêm ngặt tuy nhiên lại rất linh hoạt nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động cho vay.

• Chính sách cho vay

Cơng tác thẩm định khách hàng, thẩm định tài chính và phê duyệt cho vay được đặc biệt chú trọng. Đối với mỗi hồ sơ vay vốn, ngân hàng đều thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ xét duyệt cho vay, thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh, phương án phân tích tín dụng, phát hiện rủi ro tiềm ẩn. Đối với những món vay có giá trị lớn sẽ có một bộ phận rà sốt thẩm định lại một cách độc lập để ra quyết định cho vay. Đồng thời sau khi cấp tín dụng, ngân hàng ln bám sát mọi hoạt động của khách hàng và định kỳ hàng quý rà sốt lại tình hình tài chính của khách hàng thơng qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đối với doanh nghiệp có xu hướng sụt hạng theo hệ thống thì ngân hàng có thể sẽ tăng cường kiểm sốt tình hình sử dụng vốn chặt chẽ hơn mức bình thường, và tìm cách thu nợ nhanh. Vì vậy chất lượng hoạt động cho vay được đảm bảo.

Hoạt động kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp ln được tiến hành thường xun, liên tục. Vì thế các khoản cấp tín dụng đều được các doanh nghiệp sử dụng vốn vay một cách hiệu quả và đúng mục đích vay. Như vậy, chất lượng hoạt động cho vay được đảm bảo thông qua việc vốn ngân hàng được cung ứng cho doanh nghiệp kịp thời, vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Qua đó, người vay vốn sử dụng vốn vay hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao, trả lãi cho ngân hàng đúng hạn .

Danh mục sản phẩm cho vay của Techcombank là khá đa dạng, đáp ứng nhu cầu phong phú của từng đối tượng khách hàng, điều này cũng giúp ngân hàng phân tán rủi ro tập trung vào một số ngành nghề nhất định. Đồng thời cơ cấu dư nợ theo thời

hạn của Techcombank cũng đang thay đổi theo hướng tăng dần dư nợ trung hạn và ổn định dư nợ dài hạn nhằm đảm bảo tính ổn định của thu nhập từ hoạt động tín dụng.

Cơng tác thu nợ q hạn, nợ xấu đã được quan tâm đúng mức, công tác phân loại nợ được tiến hành thường xuyên hàng quý. Đối với các khoản nợ xấu, nợ q hạn, Techcombank ln tích cực tìm biện pháp trên cơ sở hợp tác với đối tượng vay vốn để tìm ra phương án thu hồi nợ tối ưu nhất, đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ với khách hàng. Trong năm 2013, Techcombank cũng thực hiện trích lập dự phịng rủi ro lớn, thực hiện bán nợ cho VAMC. Vì vậy tỷ lệ nợ xấu đang được cải thiện theo hướng tích cực. Đây chính là một thành công mà ngân hàng đạt được thời gian qua đối với công tác thu hồi nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu giảm cho thấy chất lượng cho vay được cải thiện đáng kể.

• về cơng nghệ

Với ưu thế là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, trong năm 2013, Techcombank đã phát triển thành công và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm với tính ưu việt cao, phục vụ cho cả đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Điển hình như:

+ F@st i-bank - Ngân hàng trực tuyến dành cho cá nhân với nhiều tính năng nổi bật: Quản lý tài khoản, khoản vay, thẻ tín dụng...; Thanh tốn hóa đơn; Mua hàng trực tuyến; Thanh toán vé điện tử; Chuyển khoản; Thanh toán tự động; Thanh tốn thẻ tín dụng; Bảo mật và an tồn- RSA Token Key. F@st i-bank giúp khách hàng quản lý và thực hiện giao dịch ngân hàng một cách nhanh chóng, đơn giản. Bất kỳ khi nào, bất kỳ ở đâu... chỉ cần kết nối với mạng internet và click là khách hàng có thể thực hiện nhiều giao dịch với ngân hàng. + F@st e-bank - Ngân hàng trực tuyến dành cho doanh nghiệp: Được triển khai

sau F@st i-bank, sản phẩm F@st e-bank lại mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng doanh nghiệp như: Quản lý tài khoản; Quản lý khoản vay; Quản lý tiền mặt; Đăng ký vay vốn; Chuyển khoản; Thanh toán quốc tế; Thanh toán lương lên tới 400 tài khoản; Bảo mật và an toàn- RSA Token key.

+ F@st MobiPay- là dịch vụ thanh toán qua tin nhắn điện thoại di động (SMS) do Ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Theo đó, khách hàng thực hiện nhắn tin qua điện thoại di động, theo cách thức mà Ngân hàng quy định, thông qua Tong

46

đài dịch vụ tin nhắn và thiết bị hệ thống của Techcombank, để yêu cầu Ngân hàng thực hiện các giao dịch theo tin nhắn của khách hàng. Tính năng nổi bật: Quản lý tài khoản; Thanh tốn hóa đom; Mua hàng trực tuyến; Chuyển khoản; Truy van so du; Xem tỷ giá; Bảo mật và an toàn - OTAC Technology.

+ Techcombank HomeBanking giúp khách hàng không phải trực tiếp đến Ngân hàng mà vẫn quản lý được giao dịch của mình mọi lúc, mọi nơi thơng qua nhiều phương tiện. Tính năng nổi bật: Quản lý tài khoản qua điện thoại; Tổng đài trả lời tự động hỗ trợ 24/7; Quản lý tài khoản qua sms; Quản lý tài khoản qua email.

Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng, phân loại nợ và quản lý nợ, hệ thống điều chuyển vốn và quản lý tài sản - nợ với các cơng cụ phân tích hiện đại đã góp phần nâng cao việc quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất, lập kế hoạch ngân sách vốn và chương trình khuyến mại; phân tích chênh lệch lãi suất và thanh khoản hàng ngày để tối ưu hóa sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 454 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w