NHTM
1.5.1. Nghiên cứu của tác giả ngoài nước
Barbara Casu,Philip Molyneux (2000), giảng viên khoa kế toán của Trường đại học xứ Wales đã tiến hành nghiên cứu so sánh kết quả hoạt động của hệ thống ngân
Bert Scholtens (2000) đã nghiên cứu về cạnh tranh, tăng trưởng và hiệu quả của ngành cơng nghiệp ngân hàng, phân tích mối liên hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu quả.
Allen N.Berger và Loretta J.Mester (2001) đã nghiên cứu về sự thay đổi hiệu quả của hệ thống ngân hàng Mỹ do sự thay đổi về các yếu tố kỹ thuật, cạnh tranh và qui định của Chính phủ. Nghiên cứu đã cho thấy trong giai đoạn 1991-1997, hiệu quả về chi phí giảm sút trong khi lợi nhuận được cải thiện một cách đáng kể, đặc biệt là các ngân hàng tham gia vào quá trình sát nhập, có sự gia tăng lợi nhuận bằng cách gia tăng các dịch vụ cao cấp. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của cơng trình nghiên cứu, việc loại bỏ doanh thu trong q trình nghiên cứu có thể dẫn đến những kết quả sai.
Lý luận “lợi thế cạnh tranh” (năm 1985) của Michael E.Porter giải thích hiện tượng thương mại quốc tế dưới giác độ cạnh tranh và vai trò nổi bật của doanh nghiệp.
Nhiều nghiên cứu khác được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới tập trung vào lĩnh vực năng suất và từ năng suất có thể phân tích về tính cạnh tranh thơng qua các chỉ tiêu năng suất. Các nghiên cứu này hầu hết đều vận dụng mơ hình kinh tế lượng, hàm sản xuất để đo lường các nhân tố tác động đến năng suất của công ty hay của ngành. Từ kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất với các yếu tố đầu vào có tác động đến năng suất, đã đi đến lập luận về tác động của nó đến hiệu quả và cạnh tranh ở mức độ doanh nghiệp và mức độ ngành.
1.5.2. Nghiên cứu của tác giả trong nước
1.5.2.1. Sách xuất bản
Cuốn sách với tiêu đề: “Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội
nhập”của PGS.TS. Nguyễn Thị Quy, Đại học Ngoại thương Hà Nội, đã đề cập đến
nhiều khía cạnh lý thuyết và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. Tác giả đã định nghĩa về năng lực cạnh
tranh của NHTM là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”.
1.5.2.2. Luận án tiến sĩ kinh tế bảo vệ trong khoảng 11 năm gần đây
Trong 11 năm về đây có một số đề tài luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công và được công bố viết về năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam, cụ thể:
a/ về nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam nói chung
Đề tài:“Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các NHTM Việt Nam ”của tác giả Trịnh Quốc Trung bảo vệ năm 2004, tại trườngĐại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận án đã phân tích những vấn đề chung về cạnh
tranh, hội nhập và kinh doanh ngân hàng qua đó khái quát các đặc tính của kinh tế thị trường hiện đại và tính tất yếu khách quan của cạnh tranh cũng như hội nhập.
Đề tài:“Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Lê Đình Hạc, bảo vệ năm 2005 tại
trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận án đã hệ thống hóa
được một số vấn đề mang tính lý luận về cạnh tranh, hội nhập, hoạt động ngân hàng liên quan đến cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế.
b/về nâng cao năng lực cạnh tranh của một NHTM Việt Nam cụ thể
Đề tài:“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, của tác giả Phan Hồng Quang bảo vệ
năm 2007, tại Viện nghiên cứu thương mại. Luận án đã nêu lên được những vấn đề cơ
bản về năng lực cạnh tranh của NHTM ở giai đoạn trước khi gia nhập WTOvà phù hợp với NHTM Nhà nước, không phù hợp với NHTM cổ phần.
Đề tài:“Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Tố Quyên, bảo vệ năm 2012 tại Đại học Kinh tế quốc
dân. Tác giả tập trung vào nghiên cứu góc độ đầu tư cho nâng cao năng lực cạnh
tranh của một NHTM. Luận án trên góc độ chuyên ngành kinh tế đầu tư. Vietcombank có những đặc điểm khác so với VIB và các NHTM cổ phần khác.
1.5.2.3. Đề tài nghiên cứu khoa học
Đề tài: "Cơ sở lý luận và thực tiễn của một số giải pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh và hợp tác trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp ngành, Mã số: KNH 2000 - 13. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đắc Hưng, bảo vệ tháng 2-2001. Ve cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng, đề tài đã đưa ra quan điểm: Hoạt động ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt trong số các loại hình kinh doanh trong nền kinh tế thị trường; đó là hoạt động kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính có liên quan. Do đó, cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng được hiểu là chủ thể ngân hàng với nghệ thuật sử dụng tổng hợp các phương thức, yếu tố,...nhằm giành được phần thắng trên thị trường với lợi nhuận cao, nâng cao vai trò và vị thế trên thương trường.
Đề tài:“Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của Viện kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh năm 2005 do tiến sỹ Lê Hùng làm chủ nhiệm. Trong kỷ yếu các tác giả đã đưa ra phân tích những cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt nam khi hội nhập kinh tế quốc tế.
1.5.3. Những điểm đã thống nhất về năng lực cạnh tranh của NHTM
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về năng lực cạnh tranh của NHTMđã đi đến thống nhất ở một số điểm sau:
- Cạnh tranh ngân hàng là một môi trường cạnh tranh đặc biệt giữa các đơn vị kinh doanh tiền tệ với mức độ khác biệt về sản phẩm thấp, tốc độ sao chép
nhanh, mức
độ rủi ro cao, chịu sự điều tiết rất lớn của chính sách tài chính, tiền tệ của chính phủ.
Trong điều kiện tồn cầu hóa, hội nhập, cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mạicàng
trở lên gay gắt hơn đòi hỏi ngân hàng thương mạinào cũng phải chú trọng nâng
cao năng
lực cạnh tranh.
- Để cạnh tranh thắng lợi cần phải nâng cao năng lực tồn diện phù hợp với mơi trường cạnh tranh, coi trọng năng lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là