Những điểm cần tiếp tục nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của NH TMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 451 (Trang 36)

cạnh tranh. Tuy nhiên các tác giả đều thống nhất ở 3 phương thức: Tự NHTM nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua phát huy điểm mạnh cốt lõi và khắc phục điểm còn yếu kém, hệ thống ngân hàng phải được tổ chức tốt để có thị trường tài chính lành mạnh, vai trị to lớn của chính phủ trong hỗ trợ NHTM nâng cao năng lực cạnh tranh.

Có những giải pháp chỉ áp dụng ở một NHTM cụ thể hoặc ở một lĩnh vực hoạt động riêng, chưa có các giải pháp tổng thể. Ở giai đoạn này, kinh tế thị trường nói chung và ngành ngân hàng nói riêng chu ẩn bị để bước vào hội nhập, hoạt động mang tính ổn định hỗ trợ thị trường và nền kinh tế là chính, chưa có nhiều sự biến động và cạnh tranh, vấn đề quản trị rủi ro và an toàn hệ thống chưa được chính thức chú trọng và quan tâm, ngo ại trừ khối ngân hàng cổ phầntư nhân.

Chưa đề cập đến sự cạnh tranh mang tính chiều sâu: đầu tư và khai thác về công nghệ ngân hàng, nghiên cứu sản phẩm chuyên biệt và sản phẩm theo gói (nói đến sản phẩm là người tiêu dùng biết đến tên ngân hàng), phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu - trọng tâm, tầm quan trọng của cổ đông và cổ đơng chiến lược, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng.

1.2.4. Những điểm cần tiếp tục nghiên cứu về năng lực cạnh tranh củaNHTM NHTM

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về lý thuyết cạnh tranh trong kinh tế thị trường và lý thuyết về cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng, đánh giá các điểm đã thống nhất và chưa thống nhất của các cơng trình nghiên cứu và luận án đã nghiên cứu trước,dựa vào những kinh nghiệm thực tế học hỏi và quan sát được, em nhận thấy khoảng trống mà các tác giả trước chưa đề cập đến hoặc đã nêu ra nhưng chưa đi vào đánh giá tầm quan trọng, thực hiện nghiên cứu chuyên sâu,... từ đó sẽ tiếp tục nghiên cứu để từ đó có thêm các giải pháp cụ thể rõ ràng hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh so với các NHTM khác.

1.6. Ket luận Chương 1

Chương 1 Khóa luận đã giải quyết được những vấn đề lý luận sau:

phương thức cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng.

Thứ hai, giải quyết vấn đề trọng tâm của đề tài là năng lực cạnh tranh của NHTM, trong đó đề cập đến các quan niệm về năng lực cạnh tranh của NHTM và tính tất yếu của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với NHTM.

Thứ ba, đưa ra các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM như vốn chủ sở hữu, khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro, nợ quá hạn, khả năng huy động vốn và sử dụng vốn, hệ thống sản phẩm dịch vụ.

Thứ tư, nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM, bao gồm các nhân tố bên trong như thương hiệu, trình độ tổ chức quản lý, khả năng ứng dụng công nghệ, nguồn nhân lực và hệ thống mạng lưới; các nhân tố bên ngồi như mơi trường kinh tế, mơi trường chính trị, xã hội, pháp luật, môi trường đầu tư và tồn cầu hóa.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam

2.1.1. Sự hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)được thành lập ngày 26/03/1988 với tên ban đầu là Ngân hàng Chuyên doanh theo Nghị định số 53/HĐBT

của Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 23/9/2008 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án

cổ phần hóa Ngân hàng Cơng thương Việt Nam. Ngày 03/07/2009 được quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, đồng thời Thống đốc NHNN chuẩn y Điều lệ tổ chức và hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (theo Quyết định số 1573/GP-NHNN).

Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam là một NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam. Hiện trụ sở chính của Vietinbank được đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo, quận Hồn Kiếm, Hà Nội. Vietinbank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh và trên 1000 Phịng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm. Tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản của Vietinbank đạt 779,000 tỷ VND, tổng nguồn vốn huy động đạt 702,000 tỷ VND, dư nợ tín dụng đạt 674,000 tỷ VND, cho vay nền kinh tế của Vietinbank là 537,000 tỷ VND.

Ở nước ngồi, Vietinbank có 02 Chi nhánh tại Cộng hịa liên bang Đức và 01 Ngân hàng con ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Ngồi ra cịn có 02 Văn phịng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nằng; 01 Văn phịng đại diện tại Myanmar.

Ngoài ra, Vietinbank còn là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA, hiện thiết lập và duy trì quan hệ đại lý với trên 1,000 ngân hàng, địnhchế tàichính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên tồn thế giới. .

Năm 2015, Vietinbank có dấu ấn đặc biệt khi bắt đầu sáp nhập PGBank và được kỳ vọng việc sáp nhập sẽ được hoàn tất trong quý II/2016. Theo đó, tỷ lệ sáp nhập

VietinbankPGBank là 1:0,9. Ngân hàng PGBank có vốn điều lệ là 3,000 tỷ đồng, tổng tài sản đến hết quý II/2015 là 24,000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6 tháng năm 2015 là 36 tỷ đồng với mạng lưới gồm 16 Chi nhánh và 63 Phòng giao dịch. Sau sáp nhập, ngân hàng có vốn điều lệ là 40,000 tỷ đồng, tổng tài sản là 804,000 tỷ đồng. Vietinbank kỳ vọng sau sáp nhập sẽ giúp ngân hàng mở rộng quy mô, tận dụng được hệ thống khách hàng của PGBank cũng như hợp tác sâu rộng hơn với Petrolimex. Tuy nhiên, khả năng có thể sẽ tăng quy mơ nợ xấu và trích lập dự phịng của Vietinbank, làm giảm lợi nhuận có thể là một thách thức không nhỏ.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Năm 2009, Vietinbank đã thực hiện thành cơng cổ phần hóa, đổi mới mạnh mẽ, hiện đại hóa, chuẩn hóa các mặt hoạt động ngân hàng, chuyển đổi mơ hình tổ chức, quản

trị điều hành theo thơng lệ quốc tế. Cụ thể, Vietinbank gồm 5 khối: Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối Bán lẻ, Khối Kinh doanh vốn và thị trường, Khối Quản lý rủi ro, Khối Nhân sự. Ngồi ra cịn cóTrung tâm Tài trợ thương mại, các Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Đơn vị sự nghiệp, Cơng ty con và các phịng ban khác.

Năm 2013 2014 2015

Vốn chủ sở hữu 54,075 55,013 56,110

Tổng số cán bộ công nhân viên của ngân hàng đến cuối năm 2015 là 21,024 người(bao gồm cả lao động của các công ty con, các đơn vị sự nghiệp, văn phịng đại diện, lao động khốn gọn). Vietinbank được biết đến với đội ngũ cán bộ, nhân viên năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp và hiện đại, đây cũng là một trong những điểm mạnh của Vietinbank.

2.2. Thực trạng các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của Ngân

hàng TMCP

Công Thương Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015

Vietinbank đã và đang có được những thành cơng vang dội, dần chứng minh được vị thế của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trước hết ta cần phân tích tình hình thực tế, những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế cịn tồn đọng để có thể đưa ra những giải pháp cụ thể.

2.2.1. Vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 2.1. Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

(Đơn vị: tỷ VND)

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

■ Khác

■ Vốn điều

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Từ hình 2.2 có thể thấy, vốn điều lệ của Vietinbank được giữ ổn định qua các năm, ở mức 37,234 tỷ VND. Đây là con số được đánh giá là “khổng lồ” so với các NHTM khác tại Việt Nam, bởi vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) sau khi sáp nhập thêm Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) cũng chỉ đạt 31,481 tỷ VND, trong khi của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) là 662,324 tỷ VND. Trước xu hướng các ngân hàng đang tiến hành sáp nhập và mua bán, cũng như có kế hoạch tăng thêm vốn điều lệ thì liên tục ba năm, Vietinbank giữ nguyên mức vốn điều lệ của mình.

Vốn chủ sở hữu của Vietinbank được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1. Vốn chủ sở hữu của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Vốn chủ sở hữu của Vietinbank liên tục tăng, năm 2013 ở mức 54,075 tỷ VND, đến năm 2014 là 55,013 tỷ VND, và năm 2015 đã chạm mốc 56,110 tỷ VND, cho thấy tình hình kinh doanh khởi sắc sau giai đoạn suy thoái kinh tế do chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế Mỹ những năm 2008 - 2009. Mức tăng khá đều đặn cho thấy sự phát triển ổn định của Vietinbank giai đoạn này.

Năm

2013 2014 2015

ROA thực tế 1.4% 1.2% 1.0%

ROA kế hoạch 1.3% - 1.5% 1.2% - 1.5% 1.0% - 1.2%

Biểu đồ 2.2. Lợi nhuận trước thuế theo kế hoạch và thực tế của Vietibank giai đoạn 2013 - 2015

(Đơn vị: tỷ VND)

■ Lợi nhuận thực tế

■ Lợi nhuận theo kế

hoạch

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Từ biểu đồ 2.2, ta cũng có thể thấy cả 3 năm trong giai đoạn 2013 - 2015, Vietinbank đều vượt mức lợi nhuận đặt ra. Cụ thể, năm 2013, lợi nhuận kế hoạch là 7,500 tỷ VND, nhưng thực tế vượt chỉ tiêu 103% và đạt 7,751 tỷ VND. Tương tự, năm 2014, lợi nhuận thực tế đạt 7,302 tỷ VND, vượt mức 7,280 tỷ VND đặt ra cho năm này. Năm 2015 cũng là một năm thành công khi lợi nhuận thực tế vượt chỉ tiêu 100.6%, đạt 7,345 tỷ VND.

Tuy lợi nhuận thực tế vượt mức chỉ tiêu đề ra nhưng lợi nhuận năm 2014 có dấu hiệu sụt giảm mạnh, giảm 449 tỷ VND so với năm 2013. Nguyên nhân là do NHNN thắt chặt quản lý và hối thúc các NHTM trích lập dự phịng rủi ro, đồng thời rà sốt lại nợ để phân loại nhóm nợ cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế theo quy định. Việc phải trích lại lợi nhuận để dự phịng rủi ro là ngun nhân chính khiến lợi nhuận của Vietinbank sụt giảm. Tuy nhiên, sang đến năm 2015, lợi nhuận đã có dấu hiệu tăng trở lại, tuy chưa thực sự bứt phá nhưng chứng tỏ Vietinbank đã thích nghi rất tốt với các quy định mới từ phía NHNN.

Xét tớilợi nhuận rịng trên tổng tài sản (ROA), ta lại thấy một xu hướng ngược lại:

Biểu đồ 2.3. Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

(Đơn vị: %)

ROA

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

ROA của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015 có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Năm 2013 đạt 1.4%, giảm dần mỗi năm 0.2%, đến năm 2015 giảm chỉ còn 1.0%. Lợi nhuận giảm là nguyên nhân chính dẫn tới việc ROA giảm, tuy nhiên Vietinbank cũng có những dự tính của riêng mình khi ROA giảm những vẫn nằm trong kế hoạch của ngân hàng. Cụ thể mức ROA kế hoạch của Vietinbank được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2. Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản thực tế và kế hoạch của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

Năm 2013 2014 2015

ROE thực tế 13.7% 10.5% 10.3%

ROE kế hoạch 13% - 15% 10% - 12% 10% - 11%

Qua bảng trên, có thể thấy Vietinbank đã tính tốn dựa trên tình hình nền kinh tế hiện tại và dự đốn tình hình kinh tế năm sắp tới để tự đặt ra mục tiêu phù hợp với thực trạng bản thân ngân hàng, nhờ đó các năm đều đạt mục tiêu đề ra.

Tương tự, lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Vietinbank cũng biến động với xu hướng giảm dần như sau:

Biểu đồ 2.4. Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

(Đơn vị: %)

ROE

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Cũng tương tự như ROA, ROE của Vietinbank cũng giảm dần qua các năm, đặc biệt giảm mạnh từ năm 2013 đến năm 2014, từ mức 13.7% năm 2013 chỉ còn 10.5% năm 2014, tiếp tục giảm nhẹ còn 10.3%.

Bảng 2.3. Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Như vậy có thể thấy, ROE của Vietinbank tuy giảm dần nhưng vẫn đạt kế hoạch đề ra, tuy mức đạt chỉ trên mức kế hoạch thấp nhất khoảng 0.3% - 0.7%.

2.2.2. Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro

Như đã nêu ở Chương 1, khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của NHTM được thể hiện bằng hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). CAR của Vietinbank qua các năm được thể hiện ở hình sau:

Biểu đồ 2.5. Hệ số an tồn vốn của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Hệ số an toàn vốn của Vietinbank năm 2013 đạt 13.17%, tuy nhiên giảm mạnh khi năm 2014 kết thúc, chỉ đạt 10.35%, và tăng nhẹ đạt mức 10.58% năm 2015. Tuy có sự biến động thất thường nhưng so với mục tiêu đề ra của từng năm là CAR tối thiểu 10%, Vietinbank được cho là hoàn thành tốt mục tiêu này. Theo quy định của

2013 2014 2015

Nợ nhóm 2/Tổng dư nợ tín dụng

0.6% 0.69% 0.47%

NHNN cũng như chuẩn mực Basel, CAR phải đạt mức 9% là tối thiểu, tuy nhiên, với cương vị là lá cờ đầu của ngành ngân hàng Việt Nam, Vietinbank đã tự đặt mục tiêu cho mình là 10% năm 2013 và 2014, sang đến năm 2015 là 9%, và CAR thực tế đều trên 10.5%.

2.2.3. Nợ quá hạn

Viêc phân loại nợ theo quy định giúp các ngân hàng quản lý được cơ cấu nợ của mình để đề ra đường lối riêng cho phù hợp với thực tiễn. Mỗi nhóm nợ có mức trích lập dự phịng khác nhau, đối với nợ nhóm 2, mức trích lập chỉ là 5%, nhưng từ nhóm 3 đã tăng lên mức 20%, nhóm 4 là 50% và nhóm 5 là 100%. Việc nợ quá hạn tăng lên ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình kinh doanh của ngân hàng, do yêu cầu từ phía NHNN bắt buộc NHTM phải trích lập dự phịng, trực tiếp giảm lợi nhuận thuần của NHTM. Khi phân tích, để cụ thể hơn,em chia thành 2 phần như sau:

2.2.3.1. Nợ nhóm 2

Biểu đồ 2.6. Nợ nhóm 2 của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015.

(Đơn vị: tỷ VND)

Nợ nhóm 2

■ Nợ nhóm 2

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Nợ nhóm 2 của Vietinbank biến động khá thất thường nhưng cùng chiều với diễn biến tình hình nợ xấu trong giai đoạn đang nghiên cứu. Cụ thể, năm 2013 tỷ lệ nợ nhóm 2 là 2,744 tỷ VND, nhưng sang năm 2014 đã tăng vọt lên mức 3,771 tỷ VND, và sang đến năm 2015 đã giảm chỉ còn 3,211 tỷ VND. Tuy chưa giảm được đến mức như năm 2013 nhưng cũng cho thấy nỗ lực của Vietinbank khi đứng trước những quy định mới, đối mặt với những thay đổi mang tính cách mạng trong ngành ngân hàng, nhưng vẫn thích nghi được. Nợ nhóm 2 là một nhóm nợ khá “nguy hiểm”, vì đơi khi chỉ cần thêm 1 ngày cũng biến thành nợ nhóm 3, thậm chí có những trường hợp nhảy sang nợ nhóm 5, khiến cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Nhưng cũng có thể chuyển thành nợ nhóm 1, hoặc khơng cịn q hạn nữa. Điều này đòi hỏi sự cố gắng, quyết tâm và dứt khoát trong hành động của cán bộ Vietinbank.

Tỷ lệ Nợ nhóm 2/Tổng dư nợ tín dụng được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 2.4. Tỷ lệ Nợ nhóm 2/Tổng dư nợ tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

Năm 2013 2014 2015

Tỷ lệ thực tế 0.82% 0.90% 0.73%

Tỷ lệ kế hoạch < 3% < 3% < 3%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Cũng có diễn biến tương tự như con số tuyệt đối của Nợ nhóm 2, tỷ lệ Nợ nhóm 2/Tổng dư nợ tín dụng của Vietinbank giai đoạn này có sự biến động khơng theo xu hướng. Năm 2013, tỷ lệ này ở mức 0.6%, sau đó tăng nhẹ lên 0.69%, và tới năm 2015 giảm mạnh còn 0.47%, thấp hơn cả cùng kỳ năm 2013. Tổng dư nợ tăng mạnh là

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của NH TMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 451 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w