Thực trạng các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của NH TMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 451 (Trang 41 - 54)

hàng TMCP

Công Thương Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015

Vietinbank đã và đang có được những thành cơng vang dội, dần chứng minh được vị thế của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trước hết ta cần phân tích tình hình thực tế, những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế cịn tồn đọng để có thể đưa ra những giải pháp cụ thể.

2.2.1. Vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 2.1. Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

(Đơn vị: tỷ VND)

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

■ Khác

■ Vốn điều

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Từ hình 2.2 có thể thấy, vốn điều lệ của Vietinbank được giữ ổn định qua các năm, ở mức 37,234 tỷ VND. Đây là con số được đánh giá là “khổng lồ” so với các NHTM khác tại Việt Nam, bởi vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) sau khi sáp nhập thêm Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) cũng chỉ đạt 31,481 tỷ VND, trong khi của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) là 662,324 tỷ VND. Trước xu hướng các ngân hàng đang tiến hành sáp nhập và mua bán, cũng như có kế hoạch tăng thêm vốn điều lệ thì liên tục ba năm, Vietinbank giữ nguyên mức vốn điều lệ của mình.

Vốn chủ sở hữu của Vietinbank được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1. Vốn chủ sở hữu của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Vốn chủ sở hữu của Vietinbank liên tục tăng, năm 2013 ở mức 54,075 tỷ VND, đến năm 2014 là 55,013 tỷ VND, và năm 2015 đã chạm mốc 56,110 tỷ VND, cho thấy tình hình kinh doanh khởi sắc sau giai đoạn suy thoái kinh tế do chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế Mỹ những năm 2008 - 2009. Mức tăng khá đều đặn cho thấy sự phát triển ổn định của Vietinbank giai đoạn này.

Năm

2013 2014 2015

ROA thực tế 1.4% 1.2% 1.0%

ROA kế hoạch 1.3% - 1.5% 1.2% - 1.5% 1.0% - 1.2%

Biểu đồ 2.2. Lợi nhuận trước thuế theo kế hoạch và thực tế của Vietibank giai đoạn 2013 - 2015

(Đơn vị: tỷ VND)

■ Lợi nhuận thực tế

■ Lợi nhuận theo kế

hoạch

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Từ biểu đồ 2.2, ta cũng có thể thấy cả 3 năm trong giai đoạn 2013 - 2015, Vietinbank đều vượt mức lợi nhuận đặt ra. Cụ thể, năm 2013, lợi nhuận kế hoạch là 7,500 tỷ VND, nhưng thực tế vượt chỉ tiêu 103% và đạt 7,751 tỷ VND. Tương tự, năm 2014, lợi nhuận thực tế đạt 7,302 tỷ VND, vượt mức 7,280 tỷ VND đặt ra cho năm này. Năm 2015 cũng là một năm thành công khi lợi nhuận thực tế vượt chỉ tiêu 100.6%, đạt 7,345 tỷ VND.

Tuy lợi nhuận thực tế vượt mức chỉ tiêu đề ra nhưng lợi nhuận năm 2014 có dấu hiệu sụt giảm mạnh, giảm 449 tỷ VND so với năm 2013. Nguyên nhân là do NHNN thắt chặt quản lý và hối thúc các NHTM trích lập dự phịng rủi ro, đồng thời rà sốt lại nợ để phân loại nhóm nợ cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế theo quy định. Việc phải trích lại lợi nhuận để dự phịng rủi ro là ngun nhân chính khiến lợi nhuận của Vietinbank sụt giảm. Tuy nhiên, sang đến năm 2015, lợi nhuận đã có dấu hiệu tăng trở lại, tuy chưa thực sự bứt phá nhưng chứng tỏ Vietinbank đã thích nghi rất tốt với các quy định mới từ phía NHNN.

Xét tớilợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA), ta lại thấy một xu hướng ngược lại:

Biểu đồ 2.3. Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

(Đơn vị: %)

ROA

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

ROA của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015 có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Năm 2013 đạt 1.4%, giảm dần mỗi năm 0.2%, đến năm 2015 giảm chỉ cịn 1.0%. Lợi nhuận giảm là ngun nhân chính dẫn tới việc ROA giảm, tuy nhiên Vietinbank cũng có những dự tính của riêng mình khi ROA giảm những vẫn nằm trong kế hoạch của ngân hàng. Cụ thể mức ROA kế hoạch của Vietinbank được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2. Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản thực tế và kế hoạch của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

Năm 2013 2014 2015

ROE thực tế 13.7% 10.5% 10.3%

ROE kế hoạch 13% - 15% 10% - 12% 10% - 11%

Qua bảng trên, có thể thấy Vietinbank đã tính tốn dựa trên tình hình nền kinh tế hiện tại và dự đốn tình hình kinh tế năm sắp tới để tự đặt ra mục tiêu phù hợp với thực trạng bản thân ngân hàng, nhờ đó các năm đều đạt mục tiêu đề ra.

Tương tự, lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Vietinbank cũng biến động với xu hướng giảm dần như sau:

Biểu đồ 2.4. Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

(Đơn vị: %)

ROE

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Cũng tương tự như ROA, ROE của Vietinbank cũng giảm dần qua các năm, đặc biệt giảm mạnh từ năm 2013 đến năm 2014, từ mức 13.7% năm 2013 chỉ còn 10.5% năm 2014, tiếp tục giảm nhẹ còn 10.3%.

Bảng 2.3. Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Như vậy có thể thấy, ROE của Vietinbank tuy giảm dần nhưng vẫn đạt kế hoạch đề ra, tuy mức đạt chỉ trên mức kế hoạch thấp nhất khoảng 0.3% - 0.7%.

2.2.2. Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro

Như đã nêu ở Chương 1, khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của NHTM được thể hiện bằng hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). CAR của Vietinbank qua các năm được thể hiện ở hình sau:

Biểu đồ 2.5. Hệ số an toàn vốn của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Hệ số an toàn vốn của Vietinbank năm 2013 đạt 13.17%, tuy nhiên giảm mạnh khi năm 2014 kết thúc, chỉ đạt 10.35%, và tăng nhẹ đạt mức 10.58% năm 2015. Tuy có sự biến động thất thường nhưng so với mục tiêu đề ra của từng năm là CAR tối thiểu 10%, Vietinbank được cho là hoàn thành tốt mục tiêu này. Theo quy định của

2013 2014 2015

Nợ nhóm 2/Tổng dư nợ tín dụng

0.6% 0.69% 0.47%

NHNN cũng như chuẩn mực Basel, CAR phải đạt mức 9% là tối thiểu, tuy nhiên, với cương vị là lá cờ đầu của ngành ngân hàng Việt Nam, Vietinbank đã tự đặt mục tiêu cho mình là 10% năm 2013 và 2014, sang đến năm 2015 là 9%, và CAR thực tế đều trên 10.5%.

2.2.3. Nợ quá hạn

Viêc phân loại nợ theo quy định giúp các ngân hàng quản lý được cơ cấu nợ của mình để đề ra đường lối riêng cho phù hợp với thực tiễn. Mỗi nhóm nợ có mức trích lập dự phịng khác nhau, đối với nợ nhóm 2, mức trích lập chỉ là 5%, nhưng từ nhóm 3 đã tăng lên mức 20%, nhóm 4 là 50% và nhóm 5 là 100%. Việc nợ quá hạn tăng lên ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình kinh doanh của ngân hàng, do yêu cầu từ phía NHNN bắt buộc NHTM phải trích lập dự phịng, trực tiếp giảm lợi nhuận thuần của NHTM. Khi phân tích, để cụ thể hơn,em chia thành 2 phần như sau:

2.2.3.1. Nợ nhóm 2

Biểu đồ 2.6. Nợ nhóm 2 của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015.

(Đơn vị: tỷ VND)

Nợ nhóm 2

■ Nợ nhóm 2

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Nợ nhóm 2 của Vietinbank biến động khá thất thường nhưng cùng chiều với diễn biến tình hình nợ xấu trong giai đoạn đang nghiên cứu. Cụ thể, năm 2013 tỷ lệ nợ nhóm 2 là 2,744 tỷ VND, nhưng sang năm 2014 đã tăng vọt lên mức 3,771 tỷ VND, và sang đến năm 2015 đã giảm chỉ còn 3,211 tỷ VND. Tuy chưa giảm được đến mức như năm 2013 nhưng cũng cho thấy nỗ lực của Vietinbank khi đứng trước những quy định mới, đối mặt với những thay đổi mang tính cách mạng trong ngành ngân hàng, nhưng vẫn thích nghi được. Nợ nhóm 2 là một nhóm nợ khá “nguy hiểm”, vì đơi khi chỉ cần thêm 1 ngày cũng biến thành nợ nhóm 3, thậm chí có những trường hợp nhảy sang nợ nhóm 5, khiến cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Nhưng cũng có thể chuyển thành nợ nhóm 1, hoặc khơng cịn q hạn nữa. Điều này đòi hỏi sự cố gắng, quyết tâm và dứt khốt trong hành động của cán bộ Vietinbank.

Tỷ lệ Nợ nhóm 2/Tổng dư nợ tín dụng được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 2.4. Tỷ lệ Nợ nhóm 2/Tổng dư nợ tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

Năm 2013 2014 2015

Tỷ lệ thực tế 0.82% 0.90% 0.73%

Tỷ lệ kế hoạch < 3% < 3% < 3%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Cũng có diễn biến tương tự như con số tuyệt đối của Nợ nhóm 2, tỷ lệ Nợ nhóm 2/Tổng dư nợ tín dụng của Vietinbank giai đoạn này có sự biến động khơng theo xu hướng. Năm 2013, tỷ lệ này ở mức 0.6%, sau đó tăng nhẹ lên 0.69%, và tới năm 2015 giảm mạnh còn 0.47%, thấp hơn cả cùng kỳ năm 2013. Tổng dư nợ tăng mạnh là nguyên nhân chính của sự giảm đột ngột này.

2.2.3.2. Nợ xấu

Biểu đồ 2.7. Nợ xấu của Vietibank giai đoạn 2013 - 2015

(Đơn vị: tỷ VND)

Nợ xấu

■ Nợ xấu

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Nợ xấu của Vietinbank có dấu hiệu tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2013, nợ xấu chỉ đạt 3,770 tỷ VND, nhưng năm 2014 tăng vọt lên mức 4,905 tỷ VND, tăng 130.11% so với cùng kỳ năm 2013. Năm 2015, nợ xấu có tăng nhưng khơng lớn, tăng 19 tỷ VND và chạm mốc 4,924 tỷ VND. Nợ xấu tăng khơng có nghĩa là tình hình kinh doanh của Vietinbank không khả quan, bởi năm 2014 là năm NHNN tiến hành thắt chặt quản lý phân loại nợ, buộc các NHTM phải cơ cấu lại nợ, do đó tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh. Từ năm 2014 đến năm 2015, nợ xấu có dấu hiệu ổn định hơn.

Tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 2.5. Tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng thực tế và kế hoạch của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

Năm 2013 2014 2015

Vốn huy động thực tế 511,670 595,094 711,785

Vốn huy động kế hoạch 475,000 573,000 676,000

Mức độ hoàn thành 108% 103.9% 105.3%

Căn cứ vào Bảng 2.6, ta có thể thấy tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng của Vietinbank có xu hướng biến động thất thường thay vì tăng dần như biến động của nợ xấu. Cụ thể, từ năm 2013 sang năm 2014, tỷ lệ này có xu hướng tăng những vẫn dưới 1%, sang đến năm 2015 có dấu hiệu giảm, thậm chí cịn thấp hơn so với năm 2013, chỉ cịn 0.72%. Điều này có thể lý giải do Tổng dư nợ tín dụng năm 2015 tăng mạnh nên kéo theo tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng giảm, cho thấy chất lượng tín dụng theo quy định của NHNN đã dần được cải thiện. Điều đáng mừng là tuy có sự biến động về tỷ lệ nợ xấu như vậy nhưng Vietinbank vẫn đảm bảo kế hoạch đặt ra một cách xuất sắc, vì tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng tối đa là 3%, trong khi mức cao nhất thực tế cũng chỉ là 0.9%.

2.2.4. Khả năng huy động vốn và sử dụng vốn

2.2.4.1. Khả năng huy động vốn

Biểu đồ 2.8. Vốn huy động thực tế và kế hoạch của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015.

(Đơn vị: tỷ VND)

■ Vốn huy động

thực tế

■ Vốn huy động kế

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Vốn huy động của Vietinbank giai đoạn này đều vượt mức chỉ tiêu đề ra. Cụ thể, năm 2013, kế hoạch là 475,000 tỷ VND, nhưng đã vượt mức 108% và đạt 511,670 VND. Đây cũng là mức vượt ấn tượng nhất trong giai đoạn này. Sang đến năm 2014, vốn huy động được vủa Vietinbank cũng vượt mức chỉ tiêu là 103.9%, đạt 595,094 tỷ VND. Năm 2015 mức vượt có tăng thêm thành 105.3%, vốn huy động cũng cao nhất cả giai đoạn, đạt 711,785 tỷ VND. Cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6. Vốn huy động thực tế và kế hoạch của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

Năm 2013 2014 2015

Dư nợ thực tế 460,079 542,685 676,688

Dư nợ kế hoạch 438,000 519,418 613,000

Mức độ hoàn thành 105% 105% 110.4%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

2.2.4.2. Khả năng sử dụng vốn

Ở Việt Nam, khả năng sử dụng vốn thường được đánh giá bằng dư nợ của một NHTM, do các NHTM ở Việt Nam không phải ngân hàng đầu tư, nên nghiệp vụ sinh lời chính vẫn là cho vay, ngồi ra cịn một số nghiệp vụ khác như trái phiếu, chứng khốn,... nhưng khơng đáng kể và thường phải thành lập công ty con mới được phép kinh doanh. Như vậy, để đánh giá khả năng sử dụng vốn, ta sẽ xét đến dư nợ của Vietinbank, cụ thể ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.9. Dư nợ thực tế và kế hoạch của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

(Đơn vị: tỷ VND)

■ Dư nợ thực tế ■ Dư nợ kế

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

Dư nợ của Vietinbank tăng dần trong giai đoạn 2013 - 2015, biến động cùng chiều với sự biến động của vốn huy động. Năm 2013 dư nợ đạt 460,079 tỷ VND, đến năm 2014 đã tăng lên thành 542,685 tỷ VND, và tăng mạnh chạm mức 676,688 tỷ VND khi kết thúc năm 2015. Cùng với sự ấm lên của nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, dư nợ tín dụng của Vietinbank cũng đã có dấu hiệu phục hồi đáng mừng từ sau thời kỳ khủng hoảng. Dư nợ liên tục tăng, và còn liên tục vượt kế hoạch đặt ra (năm 2013 và năm 2014 là 105%, đến năm 2015 vượt 10.4% so với cùng kỳ năm 2014), cho thấy những nỗ lực khơng ngừng nghỉ của tồn thể cán bộ nhân viên Vietinbank.

Bảng 2.7. Dư nợ thực tế và kế hoạch của Vietinbank giai đoạn 2013 - 2015

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2013, 2014, 2015)

2.2.5. Hệ thống sản phẩm dịch vụ

Là một trong những ngân hàng lâu đời của Việt Nam và là một trong bốn trụ cột tài chính lớn từ những ngày đầu đổi mới, Vietinbank có được lợi thế của người đi trước, nên hệ thống sản phẩm đa dạng với nhiều tính năng ưu việt cũng như liên tục được cập nhật

2.2.5.1. Sản phẩm dịch vụ cho KHCN

- Tiền gửi:

Vietinbank cũng chia các sản phẩm tiền gửi theo kỳ hạn để phục vụ nhu cầu đa dạng về vốn của khách hàng, ví dụ như: Tiền gửi khơng kỳ hạn (Tiền gửi thanh tốn, Tiết kiệm khơng kỳ hạn thông thường, Tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi) và Tiền gửi có kỳ hạn (Tiết kiệm có kỳ hạn thơng thường, Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số tiền gửi, Tiết kiệm lãi suất linh hoạt). Ngoài ra, để phcuj

vụ nhu cầu thích tiết kiệm và tích lũy tài sản cho tương lai, Vietinbank cũng có nhưng gói tiết kiệm đa năng như Tiết kiệm tích lũy (Tiết kiệm tích lũy thơng thường, Tiết kiệm tích lũy đa năng, Tiết kiệm tích lũy cho con). Để giá trị gia tăng cho khách hàng được nhân lên, Vietinbank phát triển các gói Tiền gửi đặc thù (Tiền gửi ưu đãi tỷ giá, Tài khoản du học Đức, Giấy tờ có giá, Tiết kiệm Phúc Lộc).

- Cho vay

Giờ đây, người dân dần hiểu được lợi ích của việc đi vay, thay vì tích lũy đủ số tiền để tự mua sắm thì đi vay để hưởng trước những lợi ích của tài sản là một lựa chọn thơng minh hơn. Nắm bắt được điều đó, Vietinbank phát triển các gói vay linh hoạt với lãi suất cạnh tranh, các tính năng ưu việt như thời hạn vay dài, phí trả nợ trước hạn thấp hoặc miễn phí, ưu đãi lãi suất khi mua nhà dự án, tặng kèm các tiện ích,... cụ thể:

+ Cho vay tiêu dùng (Cho vay nhà ở, Cho vay mua ô tô, Cho vay Chứng minh tài chính, Cho vay du học nước ngồi, Cho vay người Việt Nam làm việc tại nước ngoài)

+ Cho vay sản xuất kinh doanh (Sản xuất, kinh doanh thông thường; Sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; Cá nhân kinh doanh tại chợ; Cho vay cửa hàng cửa hiệu; Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn)

+ Cho vay đặc thù (Cho vay đảm bảo bằng số dư tiền gửi, sổ thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá; Cho vay ứng trước tiền bán chứng khốn)

- Thẻ: Thẻ tín dụng dần trở thành cơng cụ đắc lực cho người dân, khi mà việc tiêu trước trả tiền sau trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết với hệ thống máy POS

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của NH TMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 451 (Trang 41 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w