Tình hình phát triển kinh tế hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kinh tế tư nhân ở hà nội trong tiến trình đổi mới (Trang 39 - 52)

2.2. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế tƣ nhân trên

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế hộ kinh doanh cá thể

bàn Thành phố

Từ khi đƣợc thừa nhận, trong những năm đầu sau Đại hội Đảng (VI) 1986, kinh tế tƣ nhân Hà Nội đã nhanh chóng phục hồi và phát triển. Trong giai đoạn đầu, phƣơng thức kinh doanh của các hộ cá thể theo tâm lý vừa kinh doanh vừa thăm dị, nghe ngóng những thay đổi về quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Những năm sau đó và cho đến hiện nay, kinh tế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Thành phố Hà Nội tiếp tục có sự phát triển với sự gia tăng ổn định về số lƣợng, quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn, phát triển rộng khắp ở các Quận nội thành và các Huyện ngoại thành với sự đa dạng về ngành nghề, hình thức kinh doanh đáp ứng các nhu cầu đa dạng của đời sống kinh tế xã hội.

Bảng 2.1: SỐ LƢỢNG HỘ KINH DOANH CÁ THỂ PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chỉ tiêu Số hộ phi nông nghiệp Tốc độ tăng Số hộ KD Thƣơng mại, dịch vụ

Tốc độ tăng Tỷ trọng hộ KD Thƣơng mại, dịch vụ

Nguồn: Sở Thương mại Hà Nội

Theo số liệu thống kê, đến năm 1996, số hộ sản xuất kinh doanh cá thể

phi nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội là 96.520 hộ. Từ năm 1996 đến nay, số hộ kinh doanh cá thể vẫn tiếp tục gia tăng. Tính đến năm 2000, số hộ kinh doanh công nghiệp, dịch vụ và thƣơng mại (phi nông nghiệp) trên địa bàn Hà Nội là 97.280 hộ, tăng 0,79% so với năm 1996. Năm 2001 số hộ này tăng lên là 97.925, tăng 0,66% so với năm 2000. Năm 2002 số hộ kinh doanh phi nông nghiệp là 98.835 hộ, tăng 0,93% so với năm 2001. Năm 2003 số hộ này tăng lên là 99.882 hộ, tăng 1,06% so với năm 2002. Nguyên nhân tăng chậm của số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn trong những năm gần đây là do nhiều hộ kinh doanh sau thời gian tích luỹ phát triển đã chuyển đổi sang thành lập các loại hình doanh nghiệp nhƣ Cơng ty trách nhiệm hữu hạn, Cơng ty cổ phần, Doanh nghiệp tƣ nhân, hoặc liên kết với nhau thành lập các Hợp tác xã, nhất là từ khi nhà nƣớc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2000 thì số hộ kinh doanh cá thể chuyển sang thành lập các doanh nghiệp khá lớn [31].

Trong số hộ kinh doanh cá thể, số hộ kinh doanh trong lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ trên địa bàn Hà Nội chiếm tỷ trọng là khá lớn. Năm 1996, có 68.516 hộ, chiếm 70,9%; Năm 2000 có 62.948 hộ, chiếm 64,7%; Năm 2001 có 63.162 hộ, chiếm 64,5%; Năm 2002 có 63.372 hộ, chiếm 64,1%; Năm 2003 có 63.562 hộ, chiếm 63,6%. Sự phát triển mạnh của hộ trong lĩnh vực này do vốn đầu tƣ kinh doanh khơng lớn, thời gian quay vịng và thu hồi vốn nhanh, dễ chuyển đổi ngành nghề kinh doanh so với đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất Công nghiệp và Nông nghiệp [31].

Bảng 2.2: VỐN ĐẦU TƢ CỦA CÁC HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chỉ tiêu

Đầu tƣ của tƣ nhân trên địa bàn

Tốc độ tăng

Đầu tƣ của các hộ trên địa bàn

Tốc độ tăng

Tỷ trọng đầu tƣ của các hộ/ đầu tƣ trên địa bàn Tỷ trọng đầu tƣ của các hộ/ tổng đầu tƣ tƣ nhân

Tuy số hộ cá thể gia tăng không lớn, nhƣng vốn đầu tƣ của các hộ kinh doanh cá thể tăng khá nhanh xét cả về mặt giá trị tƣơng đối và giá trị tuyệt đối trong tổng vốn đầu tƣ của địa phƣơng. Năm 2000, vốn đầu tƣ của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn là 1.126 tỷ đồng, tăng 3,6 lần so với năm 1996. Tỷ trọng đầu tƣ của khu vực này trong tổng đầu tƣ trên địa bàn ngày càng lớn. Năm 1996 là 2,42%; Năm 2000 là 7,2%; Năm 2001, đầu tƣ của các hộ là 1.452,5 tỷ đồng, bằng 129% so với năm 2000, chiếm tỷ trọng 7,3%. Năm 2002, số đầu tƣ của các hộ đạt 1.822 tỷ đồng, bằng 125,4% so với năm 2001, chiếm tỷ trọng 7,2% đầu tƣ địa phƣơng [11,31].

Mơ hình kinh tế trang trại trên địa bàn Thành phố Hà Nội khá phát triển, tập trung chủ yếu ở các Huyện ngoại thành. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2002, ngoại thành Hà Nội có 175 trang trại, trong đó có 97 trang trại thuỷ sản (chiếm 55,4%), có 47 trang trại chăn ni (chiếm 28,6%), có 17

trang trại trồng trọt và một số trang trại khác (14 trang trại). Trang trại trồng trọt tập trung chủ yếu ở Huyện Sóc Sơn, trang trại thuỷ sản tập trung chủ yếu

ở Huyện Thanh Trì và một số trang trại tập trung ở Huyện Từ Liêm. Số vốn bình

quân của các trang trại khoảng 254 triệu đồng/1 trang trại. Trong đó, vốn tự có của các chủ trang trại là chủ yếu, chiếm khoảng 80% tổng vốn kinh doanh. Bình quân một trang trại trên địa bàn sử dụng từ 4 đến 5 lao động th-

ƣờng xuyên. Một số trang trại quy mô lớn thuê hàng chục, vài chục lao động [11, 31]. Kinh tế trang trại trên địa bàn gặp khó khăn lớn về mặt bằng và thời hạn thuê đất.

Sự phát triển của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Thủ đô, số lƣợng hộ kinh doanh ngày càng tăng, quy mô ngày càng lớn hơn, chất lƣợng hàng hoá dịch vụ ngày càng cao. Các hộ kinh doanh cá thể đã tạo ra nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động địa phƣơng. Số lao động làm việc trong các hộ kinh doanh cá thể ngày càng tăng lên. Năm 1996 các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn đã tạo việc làm cho 491.231 lao động. Năm 1999 con số này tăng lên là 561.010 lao động, tăng 14,2% so với năm 1996. Năm 2000 số lao động trong khu vực này là 571.381, tăng 1,8% so với năm 1999. Năm 2001 số lao động trong sác hộ là 579.890, tăng 1,5% so với năm 2000. Năm 2002 là 607.214 lao động, tăng 1,7% so với năm 2001. Riêng số lao động trong các hộ kinh doanh thƣơng nghiệp trên địa bàn năm 1991 là 60.906 lao động. Đến năm 2001 các hộ kinh doanh thƣơng mại đã thu hút 114.494 lao động vào việc làm, tăng 53.588 lao động và bằng 1,9 lần so với năm 1991 [31].

Sự phát triển của các hộ kinh doanh cá thể đã đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phƣơng thơng qua các khoản thuế, phí, lệ phí theo qui định. Số

liệu thống kê ở một số Quận, Huyện cho thấy các hộ cá thể đóng góp ngân sách địa phƣơng từ 60% đến 70% tổng thu thuế của các Quận, Huyện [31].

Bảng 2.3: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÁC HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Chỉ tiêu

XK của tƣ nhân Tốc độ tăng

XKcủa các hộ Tốc độ tăng

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Kinh tế hộ kinh doanh cá thể trên

địa bàn đã tham gia tích cực vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của các hộ trên địa

bàn năm 1996 đạt 10 triệu USD; Năm 1999 giá trị xuất khẩu tăng lên khoảng 50% so với năm 1996, đạt 15 triệu USD; Năm 2000 đạt 20 triệu USD, tăng 33,3% so với năm 1999; Năm 2001 đạt 27 triệu USD, tăng 35% so với năm 2000; Năm 2002 đạt 36 triệu USD, tăng 33,3% so với năm 2001; Năm 2003 đạt 47 triệu USD, tăng 30,6% so với năm 2002. Tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu của các hộ còn khá khiêm tốn so với tổng giá trị xuất nhập khẩu trên địa bàn, năm 1996 chiếm 0,96%; năm 1999 chiếm 1,24%, năm 2000 chiếm khoảng 1,34% [31]. Xuất khẩu của các hộ kinh doanh cá thể chủ yếu qua hình thức ủy thác nên số liệu thống kê trên chƣa phản ánh chính xác tình hình. Nhiều ý kiến cho rằng giá trị xuất khẩu thực tế của khu vực này lớn hơn nhiều .

Nhìn chung trong những năm vừa qua kinh tế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của Thủ đô và đất nƣớc, đặc biệt đã tạo việc

làm, thu nhập cho lao động địa phƣơng, chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ ngày càng đƣợc nâng cao.

2.2.2.Tình hình phát triển của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn Hà Nội

Hƣởng ứng những chính sách đổi mới, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ ở khắp các Quận, Huyện, với sự đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đáp ứng các nhu cầu của đời sống kinh tế xã hội.

Bảng 2.4: SỐ LƢỢNG DOANH NGHIỆP KHU VỰC TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Chỉ tiêu

Tổng số Tốc độ tăng Số vốn Tốc độ tăng

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Theo số liệu thống kê, trong giai

đoạn từ năm 1991 đến năm 1995, cả Thành phố Hà Nội có 1.641 doanh nghiệp đăng ký thành lập. Đến giai đoạn từ năm 1996 đến năm 1999, số doanh nghiệp đƣợc thành lập trên địa bàn đã tăng lên 2.808 doanh nghiệp, nếu so sánh với giai đoạn 1991 – 1995 số doanh nghiệp thành lập tăng khoảng 71,1%, phân bổ ở khắp các Quận, Huyện của Thành phố. Từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ 01/01/2000 đến nay, sự phát triển các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân trong cả nƣớc nói chung và trên địa bàn Hà Nội trở nên sôi động hơn so với các giai đoạn trƣớc đó. Theo số

liệu thống kê, chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2000 số lƣợng doanh nghiệp đƣợc cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội là 1.420 đơn vị, bằng khoảng 51% so với cả giai đoạn 1996 – 1999. Trong số đó có 1.126 cơng ty TNHH, 117 cơng ty cổ phần, 169 doanh nghiệp tƣ nhân. Nếu tính cả năm 2000, tồn Thành phố Hà Nội có 2.210 doanh nghiệp mới đƣợc thành lập, bằng 78,7% giai đoạn 1996 – 1999. Năm 2001, số lƣợng doanh nghiệp khu vực kinh tế tƣ nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục tăng nhanh. Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội, năm 2001 trên địa bàn có 3.381 doanh nghiệp mới đƣợc thành lập, bằng 153% so với năm 2000 và vƣợt qua con số doanh nghiệp đƣợc thành lập trong cả giai đoạn 1996 – 1999. Chỉ tính riêng năm 2001, số doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn Hà Nội đƣợc thành lập mới bằng 76% tổng số doanh nghiệp thành lập trong cả giai đoạn 1991 – 1999. Năm 2002 có 4.956 doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh, bằng 146,6% so với năm 2001. Năm 2003 có 7.310 doanh nghiệp thành lập mới, bằng 147,5% so với năm 2002. Từ sau khi có Luật doanh nghiệp có hiệu lực, số lƣợng doanh nghiệp tƣ nhân Hà Nội gia tăng liên tục qua các năm với tốc độ rất lớn. Điều này chứng tỏ Luật Doanh nghiệp và những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã phát huy tác dụng tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh đó là sự nỗ lực rất lớn của Thành Phố Hà Nội trong việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc tới nhân dân và việc triển khai có hiệu quả các quy định vào điều kiện cuả địa phƣơng. Hà Nội đã tích cực trong việc bỏ các quy định bất hợp lý trong việc đăng ký thành lập, tạo mơi trƣờng thơng thống, thủ tục đơn giản cho các doanh nghiệp kinh doanh [2, 31].

Theo số liệu thống kê, đến năm 2003, số lƣợng doanh nghiệp thuộc khu vực tƣ nhân trên địa bàn Hà Nội có trên 20.000 doanh nghiệp đăng ký kinh

doanh [12, 31], với nhiều hình thức nhƣ: Doanh nghiệp tƣ nhân, Cơng ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần….Trong đó, số doanh nghiệp đƣợc thành lập

từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực chiếm trên 80%. Hiện nay, số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn đứng thứ 2 cả nƣớc (chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh).

Bảng 2.5: SỐ LƢỢNG DOANH NGHIỆP KHU VỰC TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI THEO HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ KINH DOANH

(Số liệu đến 31/12/2001) Chỉ tiêu DN tƣ nhân Cty TNHH Cty TNHH 1T. viên Cty cổ phần Tổng cộng

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội công thương Thành phố Hà Nội

Hình thức đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng có sự thay đổi qua các năm, số Doanh nghiệp tƣ nhân có xu hƣớng tăng chậm lại, số Cơng ty TNHH, Cơng ty cổ phần có xu hƣớng tăng nhanh hơn, số Cơng ty TNHH một thành viên cũng có sự tăng lên nhanh chóng.

Bảng 2.6: SỐ LƢỢNG DOANH NGHIỆP THEO QUẬN, HUYỆN

Quận,Huyện Ba Đình Tây Hồ Hồn Kiếm Hai Bà Trƣng Đống Đa Thanh Xn Cầu Giấy Sóc Sơn Đơng Anh Gia Lâm Từ Liêm Thanh Trì Tổng

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội

Số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tập trung chủ yếu ở 3 Quận nội thành là Quận Đống Đa, Quận Hoàn Kiếm, Quận Hai Bà Trƣng. Trên địa bàn ba Quận này đã chiếm gần 2/3 số lƣợng doanh nghiệp của Thủ đơ. Nếu tính cả 7 Quận nội thành của Thành phố Hà Nội thì tỷ lệ này chiếm tới 86% số doanh nghiệp trên địa bàn. Trong khi đó ở 5 Huyện ngoại thành chỉ chiếm 14% số doanh nghiệp của Thành phố. Nguyên nhân chủ yếu là các Quận nội thành có hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi và là khu vực dân

cƣ tập trung và có thu nhập cao. Tuy nhiên số doanh nghiệp ở các Huyện ngoại thành đang có xu hƣớng tăng lên do Thành phố đã quan tâm phát triển hạ tầng và xây dựng các khu, các cụm công nghiệp ở ngoại thành nên đã thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ về các khu vực này.

Bảng 2.7: VỐN ĐẦU TƢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Chỉ tiêu

Đầu tƣ của tƣ nhân Tốc độ tăng

Đầu tƣ của các hộ Đầu tƣ của các DN Tốc độ tăng

Vốn bình quân/DN

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp thuộc khu vực tƣ nhân trên địa bàn tăng lên cùng với sự gia tăng về số lƣợng doanh nghiệp. Năm 1996, các doanh nghiệp thuộc khu vực này đã đầu tƣ khoảng 1.990 tỷ đồng. Năm 1996 - 1999 số vốn đầu tƣ là 2.574 tỷ đồng, bằng 129,3% so với năm 1991 - 1996. Năm 2000 đầu tƣ 2.324 tỷ đồng, bằng 90,3% so với từ 1996 - 1999. Năm 2001 đầu tƣ của doanh nghiệp khu vực này là 4.260 tỷ đồng, bằng 183% so với năm 2000. Từ 1/1/2000 đến 30/9/2001 có 4.711 doanh nghiệp đƣợc thành lập với số vốn đăng ký kinh doanh là 5.046 tỷ đồng, bằng 165% vốn đăng ký kinh doanh của cả giai đoạn 1991 - 1999. Đến cuối năm 2003, Hà Nội có trên 20.000 doanh nghiệp thuộc khu vực tƣ nhân hoạt động với tổng số vốn đăng ký khoảng 29.000 tỷ đồng. Vốn bình quân của doanh nghiệp tƣ nhân cũng gia tăng qua từng năm, năm 2000 là 1,05 tỷ đồng, năm 2001 là 1,26 tỷ đồng, năm

2002 vốn bình quân một doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn khoảng 1,3 tỷ đồng.

Bảng 2.8: VỐN ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

KHU VỰC TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

(Số liệu đến 31/12/2001) Chỉ tiêu DNTN Cty TNHH Cty TNHH 1 t.viên Cty cổ phần Tổng

Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Qua bảng số liệu trên có thể thấy vốn đăng ký kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp đều tăng, nhƣng tốc độ tăng của mỗi loại là không giống nhau. Tốc độ tăng vốn của các công ty cổ phần là cao nhất (371,1%), vốn của công ty TNHH tăng nhanh thứ hai(140,2%), vốn đăng ký của doanh nghiệp tƣ nhân tăng nhƣng có xu hƣớng tăng chậm lại(110%) [13].

Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân đã thu hút nhiều lao động, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần nâng cao đời sống dân cƣ. Theo số liệu thống kê, năm 1996 các doanh nghiệp khu vực này đã thu hút đƣợc 40.300 lao động, năm 1999 thu hút đƣợc 55.100 lao động, tăng 36,7% so với năm 1996. Đến năm 2000 số lao động, việc làm mà khu vực doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kinh tế tư nhân ở hà nội trong tiến trình đổi mới (Trang 39 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w