Một số quan điểm về phát triển kinh tế tƣ nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kinh tế tư nhân ở hà nội trong tiến trình đổi mới (Trang 80 - 85)

Quan điểm và đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với kinh tế tƣ nhân đến nay đã có nhiều đổi mới, phù hợp với chính sách kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề thuộc về lý luận và tƣ tƣởng chƣa thống nhất. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã kiểm điểm: “Một số quan điểm, chủ trƣơng chƣa rõ, chƣa có sự thống nhất và chƣa đƣợc thơng suốt ở các cấp, các ngành”. Trong cán bộ, đảng viên có những cách hiểu và cách làm

khơng thống nhất về những vấn đề: “Xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nƣớc...”. Riêng về kinh tế tƣ nhân vẫn còn những nhận thức khác nhau về khái niệm, bản chất, tính chất bóc lột, sự phát triển theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa của nó, vai trị và thời hạn tồn tại của nó... Nhiều những vƣớng mắc về mặt quan điểm, lý luận đối với kinh tế tƣ nhân chƣa đƣợc làm rõ nên có ảnh hƣởng đến định hƣớng, cơ chế, chính sách đối với kinh tế tƣ nhân. Nhiều vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ.

Hiện nay có hai quan điểm cực đoan đối với kinh tế tƣ nhân: Quan điểm thứ nhất chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực, những hạn chế của kinh tế tƣ nhân nên đã phủ nhận vai trị, những đóng góp tích cực của khu vực này, đồng thời quá đề cao kinh tế nhà nƣớc. Quan điểm thứ hai lại quá đề cao vai trò của kinh tế tƣ nhân khi chỉ nhìn thấy mặt tích cực của khu vực này mà khơng thấy những mặt tiêu cực nên đã đề cao quá mức kinh tế tƣ nhân.

Quan điểm khách quan, khoa học là nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, trong đó sự tồn tại khách quan các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa chiến lƣợc, lâu dài. Mỗi thành phần kinh tế có vai trị, vị trí, đặc điểm, tính chất nhất định. Các thành phần kinh tế tồn tại đan xen, vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau theo quy định của pháp luật. Để phát huy hơn nữa sức mạnh, tiềm năng của kinh tế tƣ nhân phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hố, cần có quan điểm khách quan về khu vực kinh tế này.

* Quan điểm thứ nhất là:

Củng cố, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước làm chỗ dựa và thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.

Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nƣớc và kinh tế tƣ nhân không phải đối lập nhau, loại trừ nhau mà chúng là

những bộ phận cấu thành nền kinh tế thời kỳ quá độ, chúng vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau, giữa chúng có mối liên hệ với nhau. Phát triển kinh tế nhà nƣớc hoặc kinh tế tƣ nhân sẽ kéo theo khu vực kinh tế kia phát triển.

Đảng và Nhà nƣớc vẫn xác định kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo là lực lƣợng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nƣớc định hƣớng, điều tiết kinh tế vĩ mô. Đƣợc xác định là giữ vai trò chủ đạo, nắm những khâu, những ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế, đồng thời phải định hƣớng, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác. Muốn thực hiện tốt vai trị của mình, kinh tế nhà nƣớc mà trọng tâm là các doanh nghiệp nhà nƣớc phải đi đầu ứng dụng khoa học, công nghệ, phải nêu gƣơng về năng suất, chất lƣợng và tính hiệu quả.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã và đang thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nƣớc nhƣ đẩy mạnh chống tham nhũng, lãng phí của cơng, tiến hành sắp xếp, đổi mới và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc. Cổ phần hoá, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nƣớc sẽ loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém, làm ăn thua lỗ, kinh doanh kém hiệu quả bằng các biện pháp giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nƣớc. Những biện pháp này tất yếu sẽ làm giảm số lƣợng doanh nghiệp nhà nƣớc nhƣng chất lƣợng, hiệu quả của khu vực này sẽ đƣợc nâng cao. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc là cơ hội để tƣ nhân đóng góp cổ phần, tham gia quản lý sản xuất kinh doanh. Đây còn là cơ hội cho những doanh nhân có tài, có vốn mua lại, nhận khoán, thuê lại những cơ sở kinh tế của nhà nƣớc.

Khi hệ thống doanh nghiệp nhà nƣớc thực sự có hiệu quả sẽ có tác động lan toả, kéo theo các thành phần kinh tế khác trong đó có kinh tế tƣ nhân phát triển. Cùng với việc đẩy mạnh cổ phần hố doanh nghiệp nhà nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc cịn chủ trƣơng chuyển doanh nghiệp nhà nƣớc sang hoạt động theo luật doanh nghiệp nhằm tạo mơi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bình

đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đây cịn là điều kiện để đánh giá khách quan, chính xác về hiệu quả kinh tế - xã hội của các thành phần kinh tế.

* Quan điểm thứ hai là:

Kinh tế tư nhân thực chất là kinh tế nhân dân (kinh tế dân doanh), khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển là khuyến khích kinh tế thị trường phát triển.

Hiện nay lực lƣợng lao động trong khu vực kinh tế tƣ nhân chiếm khoảng 90% lao động tồn xã hội(nếu tính cả nơng dân). Lao động trong khu vực này gồm đủ các ngành nghề, đủ các thành phần, trong đó có cả một bộ phận không nhỏ là cán bộ, công chức về hƣu. Chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau. Họ là những ngƣời có vốn, có tài có tham vọng và ý chí làm giàu, khơng cam chịu đói nghèo, vì vậy họ đã đứng ra lập nghiệp. Họ là lực lƣợng lớn, biết làm giàu cho mình, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều ngƣời nên họ cần đƣợc biểu dƣơng. Trong điều kiện kinh tế xã hội nƣớc ta dân số trẻ, sức ép về việc làm khá lớn nên bất cứ ai bỏ vốn kinh doanh, làm giàu chính đáng và tạo việc làm và thu nhập đều đƣợc khuyến khích, biểu dƣơng.

Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng xây dựng nƣớc Việt Nam dân giàu, nƣớc mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh tiến lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, phải tạo điều kiện cho nhân dân làm giàu chính đáng theo pháp luật. Dân có giàu thì nƣớc mới mạnh, nhân dân là lực lƣợng hùng hậu của mọi cuộc cách mạng.

Kinh tế tƣ nhân có lƣợng đơng đảo, nhạy bén, năng động trong kinh doanh là tác nhân quan trọng thúc đẩy cạnh tranh và sự phát triển của kinh tế thị trƣờng. Vì vậy, khuyến khích kinh tế tƣ nhân phát triển sẽ kích thích kinh tế thị trƣờng phát triển.

Kinh tế tư nhân là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cần được đối xử bình đẳng và cần có chiến lược phát triển kinh tế tư nhân.

Khơng ai phủ nhận vai trị và những đóng góp tích cực của kinh tế tƣ nhân. Đảng đã xác định nhất quán phát triển kinh tế nhiều thành phần, mỗi thành phần kinh tế là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nƣớc đã đƣa ra nhiều chính sách và biện pháp nhằm phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, huy động mọi nguồn lực của mọi thành phần kinh tế phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Hƣởng ứng đƣờng lối đổi mới, trong những năm qua đầu tƣ của khu vực tƣ nhân chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng đầu tƣ xã hội (khoảng 21,3%). Tiềm lực trong dân còn rất lớn, vốn trong dân còn nhiều, nhƣng cụ thể là bao nhiêu vẫn là con số bí ẩn. Tiềm lực và sức mạnh của kinh tế dân doanh phụ thuộc nhiều vào đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Tiềm năng của kinh tế tƣ nhân không chỉ thể hiện ở số vốn trong dân, quan trọng hơn là tiềm lực về trí tuệ, sức sáng tạo và linh hoạt của hàng triệu bộ óc. Trí tuệ và khả năng sáng tạo to lớn có khả năng biến ít tiền thành nhiều tiền và số tiền đó sẽ tiếp tục đƣợc nhân lên từng tháng, từng năm. Nhận thức đƣợc tiềm năng to lớn đó, trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội đến năm 2005 và 2010 Đảng ta đã đề ra yêu cầu đến 2005, vốn đầu tƣ của tƣ nhân và dân cƣ sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 24% - 25% tổng đầu tƣ toàn xã hội.

Phát huy, khai thác đƣợc tiềm năng của kinh tế tƣ nhân chính là khai thác bộ phận rất quan trọng của nội lực để cơng nghiệp hố, hiện đại hố rút ngắn nên cần phải là chiến lƣợc quốc gia. Xây dựng chiến lƣợc bao gồm các các chính sách phát huy, khai thác, sử dụng và định hƣớng sự phát triển khu vực kinh tế này có tính dài hạn. Là bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tƣ nhân có quyền đƣợc tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Mơi trƣờng cạnh tranh bình đẳng là điều kiện luận lợi để mọi thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh và phát

huy những tiềm năng và ƣu thế của mình. Hơn nữa, chính mơi trƣờng bình đẳng trong kinh doanh sẽ cho phép chúng ta đánh giá và nhìn nhận tính hiệu quả của mỗi thành phần kinh tế khách quan và chính xác hơn. Đảng và Nhà nƣớc đang khuyến khích sự hợp tác kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Đây là điều kiện, là cơ sở để các bên có thể hợp tác với nhau phải dựa trên nguyên tắc các bên cùng có lợi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kinh tế tư nhân ở hà nội trong tiến trình đổi mới (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w