Dưnợ xấu và tỷ lệ nợxấu trên tổng dưnợ của một số NHTM

Một phần của tài liệu Nợ xấu và xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM việt nam thực trạng và khuyến nghị khoá luận tốt nghiệp 472 (Trang 47 - 51)

Vietinbank Dư nợ xấu 2.204.171 4.889.996 3.769.293 4.905.151 4.942.240 Tỷ lệ 0,75 1,35 0,82 0,9 0,92 MB Dư nợ xấu 937.382 1.371.637 2.145.073 2.745.419 1.949.594 Tỷ lệ 1,59 1,89 2,45 2,73 1,61 Eximbank Dư nợ xấu 1.202.977 987.624 1.652.206 2.144.371 1.575.472 Tỷ lệ 1,61 1,32 1,98 2,46 1,86 ACB Dư nợ xấu 917.967 2.570.970 3.242.869 2.533.248 1.770.693 Tỷ lệ 0,88 2,46 3,00 2,17 1,32

Nguồn: tổng hợp từ BCTC hàng năm của các NHTM

Thống kê chọn mẫu 3 NHTMNN và 3 NHTMCP nhìn chung cho thấy các NHTMNN có nợ xấu về cả quy mơ và tỷ lệ đều cao hơn các NHTMCP. Điều này là do dư nợ cho vay của các ngân hàng có quy mơ và uy tín lớn này cao hơn rất nhiều so với nhóm NHTMCP.

Trong cả nhóm NHTMNN và nhóm NHTMCP thì Vietinbank là ngân hàng ln có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Năm 2011, Vietinbank có mức dư nợ xấu thấp nhất là hơn 2.200 tỷ đồng và năm 2012 thì tăng gần như gấp đơi so với năm 2011, nhưng đã được kiềm chế do tồn hệ thống Vietinbank đã tích cực xử lí thu hồi nợ xấu, cũng như sử dụng quỹ dự phịng rủi ro để xử lí các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi. Bên cạnh đó, Vietinbank cịn thể hiện quan điểm thận trọng cũng như khả năng ứng phó với những rủi ro liên quan đến nợ xấu thông qua tỷ lệ bao phủ nợ xấu (coverage ratio) ln dao động trong khoảng

70 - 80%. Chính sách tín dụng về khách hàng của ngân hàng cũng được quan tâm, chú trọng hàng đầu.

Trong giai đoạn 2011-2015, nợ xấu của BIDV có xu hướng giảm. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank tăng lên đến 2,73% vào năm 2013, sau đó, sau khi thực hiện được các Nghị định, quyết định của NHNN và Chính phủ thì nó cũng có xu hướng giảm xuống nhưng ln trong mức an tồn là 3%.

Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của nhóm NHTMNN nằm trong mức an tồn nhưng quy mơ về nợ xấu lại rất lớn nên nhóm các NHTMNN đóng góp chủ yếu trong cơ cấu nợ xấu tồn ngành.

Nhóm NHTMCP có xu hướng nợ xấu gia tăng về cả tỷ lệ và quy mô. Cụ thể, năm 2011, tổng dư nợ xấu của ACB là hơn 900 tỷ đồng, với tỷ lệ nợ xấu là 0,88% trên tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên đến năm 2013, quy mơ nợ xấu tăng nhanh khi đạt hơn 3.242 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ nợ xấu là 3%. Năm 2014, nợ xấu của MB, Eximbank, ACB đều ở mức trên 2.000 tỷ đồng và chiếm hơn 2% tổng dư nợ tín dụng, tuy nhiên, đến năm 2015 thì nợ xấu của các ngân hàng này đã có dấu hiệu giảm xuống dưới mức 2.000 tỷ đồng.

Như vậy, bất kì ngân hàng nào với nghiệp vụ cung ứng tín dụng cho nền kinh tế đều có thể hình thành nợ xấu. Tùy vào quy mô vốn, tài sản, năng lực hoạt động và quản trị của mỗi ngân hàng sẽ dẫn đến sự khác nhau về nợ xấu.

Cơ cấu nợ xấu

a. Theo nhóm nợ:

Ngày 05/10/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 149/2001/QĐ-TTg về

việc phê duyệt đề án xử lí nợ tồn đọng của các NHTM, tạo cơ sở pháp lí cho hoạt động

phân loại và xử lí nợ tồn đọng phát sinh trước thời điểm 31/12/2000. Theo quy định 149, nợ xấu được chia thành 3 nhóm chính:

- Nhóm 1: gồm những khoản nợ tồn đọng có TSBĐ, có tài sản thế chấp (khoảng

48,8% tổng nợ xấu).

- Nhóm 2: nợ tồn đọng không cịn TSBĐ và khơng cịn đối tượng để thu (khoảng

27,6%).

- Nhóm 3: nợ tồn đọng khơng có TSBĐ nhưng con nợ đang tồn tại và đang hoạt

động (khoảng 23,5%).

Ngày 22/04/2005, thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lí rủi ro tín dụng trong

2011 2012 2013 2014 2015

BIDV

Nợ nhóm 3 64,56 63,94 44,65 52,05 39,54

Nợ nhóm 4 5,17 9,00 7,73 11,88 883

định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc

phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005. Theo Quyết

định này, nợ được phân loại thành 5 nhóm: - Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn.

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý - Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn - Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5 bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn quy định tại điều 6, điều 7 của Quyết định 493 và Quyết định 18. Tại điều 6, các TCTD được yêu cầu phân loại nợ theo phương pháp định lượng, trong đó các khoản nợ xấu thuộc các nhóm 3,4,5 là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên; các khoản nợ cơ cấu lại thời điểm trả nợ lần đầu; các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Tại điều 7, các khoản nợ được phân loại theo phương pháp định tính và nợ xấu thuộc các nhóm 3,4,5 bao gồm các khoản nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), bao gồm nợ được đánh giá là khơng có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn; nợ nghi ngờ (nhóm 4), bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao và nợ có khả năng mất vốn cao (nhóm 5), bao gồm nợ được đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.

Ngày 21/01/2013, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư số 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử

dụng dự phịng để xử lí rủi ro trong hoạt động của TCTD chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Theo thơng tư này nợ xấu vẫn bao gồm trong các nhóm 3,4,5 tuy nhiên tiêu chí để

phân loại nợ đã có phần thay đổi. Thơng tư số 02/2013/TT-NHNN có một số tiêu chí chặt chẽ trong việc phân loại nợ:

- Các khoản nợ bị gia hạn nợ lần đầu sẽ được đưa vào nợ nhóm 3 thuộc nhóm nợ xấu, thay vì nếu gia hạn nợ trong thời hạn vẫn được xếp vào nhóm 2 theo Quyết định 493.

- Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng cũng được đưa vào nhóm nợ xấu.

- Thơng tư miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng cũng được đưa vào nhóm nợ xấu, xếp vào nhóm 2 theo Quyết

38

- Hoạt động cho vay cầm cố cổ phiếu của các TCTD hoặc các công ty con của TCTD này để góp vốn vào TCTD khác trong hệ thống các NHTM cũng là những khoản cho vay được liệt kê vào nhóm nợ xấu. Quy định này chưa có trong Quyết định 493.

Thông tư số 09/2014/TT-NHNN sửa đổi Thông tư số 02/2013/TT-NHNN vẫn giữ nguyên quy định khái niệm về nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5. Xét về thứ tự rủi ro của các khoản nợ, nợ thuộc nhóm nợ càng cao sẽ có mức rủi ro càng cao. Phân tích cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ nhằm mục đích đánh giá về chất lượng các khoản nợ xấu của một số NHTM để xác định mức độ rủi ro từ các khoản nợ đó, đồng thời để biện pháp xử lí phù hợp trong phạm vi nguồn lực của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nợ xấu và xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM việt nam thực trạng và khuyến nghị khoá luận tốt nghiệp 472 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w