THỰC TRẠNG NỢXẤU CỦAHỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nợ xấu và xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM việt nam thực trạng và khuyến nghị khoá luận tốt nghiệp 472 (Trang 43)

Biểu đồ 2.5 Sự chuyển dịch cơ cấu nợxấu theo ngành kinh tế

5. Kết cấu đề tài

2.2. THỰC TRẠNG NỢXẤU CỦAHỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

MẠI

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015

2.2.1. Diễn biến nợ xấu giai đoạn 2011-2015

2.2.1.1. Quy mô và tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam đã được tích tụ nhiều năm về trước chứ không phải mới xảy ra trong những năm gần đây. Có thể nói, khi nền kinh tế có dấu hiệu “cảm cúm” thì ngay lập tức các khoản nợ này mọc lên như nấm. Cụ thể năm 2007, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới thì nợ xấu có xu hướng tăng và cho đến năm 2011 thì có dấu hiệu bùng nổ.

Bảng 2.7. Quy mơ và tỷ lệ nợ xấu của các TCTD Việt Nam

Các TCTD Cơ quan thanh tra giám sát của NHNN Các tổ chức quốc tế (FitchRatings hoặc Moody’s) - NHNN sẽ công bố thông tin dựa trên việc tổng hợp số liệu từ các báo cáo của các TCTD.

- Tỷ lệ mà cơ quan thanh tra giám sát của NHNN công bố thường cao hơn gấp 2 lần số liệu do các TCTD cung cấp. Tỷ lệ nợ xấu theo Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng vào cuối tháng 6/2011 là 6,62% so với con số thống kê từ các TCTD là trên 3%. Đến cuối tháng 3/2012, tỷ lệ nợ xấu theo cơ quan này lên tới 8,6% còn con số này của các TCTD thống kê được là 3,96%.

- Các tổ chức này lấy số liệu dư nợ cho vay theo

báo cáo của một số ngân

hàng Việt Nam và xếp lại

theo chuẩn mực kế tốn

quốc tế thay vì chuẩn

Nguồn: NHNN Việt Nam

12/2011, nợ xấu bắt đều gia tăng về giá trị lên tới 85.000 tỷ đồng, chiếm 3,07% tổng dư nợ tín dụng. Đến tháng 12/2012 thì tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên mức cực điểm trong giai đoạn này, 4,08%, tăng 48,36% so với năm trước. Trước tình hình đó, lần lượt các Quyết định và Thơng tư được ra đời nhằm xử lí nợ xấu như:

- Ngày 21/01/2013, NHNN ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN, quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử

dụng dự

phịng để xử lí rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo

hướng chuẩn mực Basel II.

- Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2013 về việc thành lập tổ chức và hoạt động của Cơng ty Quản lí tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). - Đề án “Xử lí nợ xấu của hệ thống các TCTD” được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt ngày 31/05/2013 theo Quyết định 843/2013/QĐ-TTg, với nguyên tắc xử lí nợ xấu

phải khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp, và đặt trong tổng thể chương

trình tái cơ cấu nền kinh tế.

- Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 quy định về việc mua bán và xử lí nợ xấu của VAMC.

Xét về tốc độ tăng nợ xấu trong mối tương quan với tốc độ tăng trưởng của tín dụng ta thấy từ 2011-2013, tốc độ tăng nợ xấu lớn hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng khơng tương xứng với quy mơ tín dụng. Tuy nhiên, sau năm 2013, hoạt động tín dụng đã được kiểm sốt, chất lượng tín dụng đã khả quan hơn khi nợ xấu đã giảm, biến động âm so với tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Biểu đồ 2.4. Biến động dư nợ tín dụng và nợ xấu giai đoạn 2011-2015

—♦—biến động nợ xấu —■—biến động dư nợ tín dụng

Nguồn: NHNN và tự tổng hợp tính tốn

Những bất cập trong số liệu nợ xấu

Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều nguồn thơng tin về nợ xấu.

Bảng 2.8. So sánh sự khác nhau giữa các chủ thể trong việc công bố kết quả tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam

- Số liệu do cơ quan thanh tra giám sát của NHNN công bố thường cao hơn so với thống kê từ các TCTD là do cơ quan này đã xác định lại các khoản nợ tái cơ cấu (đáo nợ, giãn nợ) mà trước đây không được coi là nợ xấu, khiến cho tống nợ xấu bị đay lên.

- Tuy nhiên, đến tháng 1/2015, số liệu báo cáo nợ xấu của các TCTD là 3,49%, nhưng theo con số đánh giá của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng dựa trên số liệu Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia là 4,75%, còn ở thời điếm cuối năm 2014, con số nợ xấu theo TCTD báo cáo là 3,25%, trong khi con số của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng là 4,83%. Chênh lệch số liệu về nợ xấu giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và số liệu do các TCTD báo cáo đang dần được thu hẹp vì từ năm 2014 thực hiện phân loại nợ theo Thông tư số 02 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đối, bố sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng đế xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Thơng tư này đã quy định nguyên tắc, yêu cầu TCTD phân loại nợ thực chất hơn và đầy đủ hơn.

thức khoảng 3 lần. Cụ thế, tỷ lệ nợ xấu mà Fitch đưa ra đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam là 13% vào thời điếm 3/2012. Trong báo cáo triến vọng về hệ thống ngân hàng của Moody’s công bố ngày 18/02/2014 đánh giá nợ xấu của Việt Nam ít nhất phải chiếm 15% thay vì 4,7% như NHNN Việt Nam công bố tháng 10/2013.

Sự khác nhau của các số liệu trên là do có sự khác nhau về tiêu chí và chuan mực phân loại nợ. Các TCTD tính tốn nợ xấu không bao gồm nợ đã cơ cấu lại theo quyết định 780/QĐ-NHNN, nếu tính tốn lại nợ xấu bao gồm cả nợ đã cơ cấu lại thì tỷ lệ này sẽ lên đến 9%. Số liệu nợ xấu của NHNN được xác định trên cơ sở pháp luật hiện hành và các thơng tin chính thức.

Nguồn: tự tổng hợp

Một số lí do khiến cho đánh giá về nợ xấu này khác nhau có thế xét đến như: - Các tiêu chí xác định nợ xấu theo quy định hiện hành có bao gồm tiêu chí định lượng (thời gian quá hạn, số lần cơ cấu lại thời gian trả nợ...) và tiêu chí định tính (chấm điếm, xếp hạng khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng,.) là phù hợp với

2011 2012 2013 2014 2015 BIDV Dư nợ xấu 8.122.689 5.857.120 8.839.730 9.056.833 10.053.680 Tỷ lệ 2,96 2,9 2,37 2,03 1,68 Vietcombank Dư nợ xấu 4.257.959 5.791.307 7.475.360 7.458.681 7.137.263 2,03 2,73 2,31 1,84

thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, do khoản nợ rủi ro và năng lực quản trị rủi ro của các TCTD là khác nhau, nên việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ để dẫn đến sự thiếu minh bạch trong xác định và ghi nhận nợ xấu của TCTD.

- Một số TCTD không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm chi phí trích lập dự phịng rủi ro. Theo quy định,

nếu khách hàng có khoản vay tại nhiều TCTD thì buộc TCTD phải phân loại nợ vào

nhóm có rủi ro cao hơn. Nhưng trong thực tế, có bộ phận khơng nhỏ các TCTD cố

ý phân

loại nợ sai khi trích lập dự phịng rủi ro nhằm làm đẹp BCTC nên dẫn đến sự khác nhau

về nhóm nợ của một khách hàng có vay tại nhiều TCTD. Điều này có thể minh

chứng qua

số liệu của ngân hàng thường cao hơn số liệu thực tế như ngân hàng Nam Việt

(trích lập

dự phịng thiếu), ngân hàng Habubank (nợ xấu cuối năm 2011 trên báo cáo thường

niên là

4,42% đến cuối tháng 2/2012 nợ xấu đã tăng lên đến 16,06%).

- Tình trạng nợ xấu tăng cao trong các TCTD là vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với mỗi quốc gia. Đây là hệ quả của những yếu kém về quản lí, điều hành trong q

trình phát

triển kinh tế theo cơ chế thị trường, nợ xấu cao sẽ là vật cản kìm hãm, làm chậm

quá trình

luân chuyển vốn của nền kinh tế và tác động tiêu cực đến sản xuất, lưu thơng hàng hóa.

Tuy nhiên, khi so sánh tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam với tỷ lệ nợ xấu của một số nước trong

khu vực tại thời điểm nợ xấu tăng cao đỉnh điểm buộc Chính phủ các nước này phải đứng

35

Quy mơ và tỷ lệ nợ xấu tại một số NHTM

Bảng 2.9. Dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của một số NHTM

Vietinbank Dư nợ xấu 2.204.171 4.889.996 3.769.293 4.905.151 4.942.240 Tỷ lệ 0,75 1,35 0,82 0,9 0,92 MB Dư nợ xấu 937.382 1.371.637 2.145.073 2.745.419 1.949.594 Tỷ lệ 1,59 1,89 2,45 2,73 1,61 Eximbank Dư nợ xấu 1.202.977 987.624 1.652.206 2.144.371 1.575.472 Tỷ lệ 1,61 1,32 1,98 2,46 1,86 ACB Dư nợ xấu 917.967 2.570.970 3.242.869 2.533.248 1.770.693 Tỷ lệ 0,88 2,46 3,00 2,17 1,32

Nguồn: tổng hợp từ BCTC hàng năm của các NHTM

Thống kê chọn mẫu 3 NHTMNN và 3 NHTMCP nhìn chung cho thấy các NHTMNN có nợ xấu về cả quy mô và tỷ lệ đều cao hơn các NHTMCP. Điều này là do dư nợ cho vay của các ngân hàng có quy mơ và uy tín lớn này cao hơn rất nhiều so với nhóm NHTMCP.

Trong cả nhóm NHTMNN và nhóm NHTMCP thì Vietinbank là ngân hàng ln có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Năm 2011, Vietinbank có mức dư nợ xấu thấp nhất là hơn 2.200 tỷ đồng và năm 2012 thì tăng gần như gấp đơi so với năm 2011, nhưng đã được kiềm chế do tồn hệ thống Vietinbank đã tích cực xử lí thu hồi nợ xấu, cũng như sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lí các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi. Bên cạnh đó, Vietinbank cịn thể hiện quan điểm thận trọng cũng như khả năng ứng phó với những rủi ro liên quan đến nợ xấu thông qua tỷ lệ bao phủ nợ xấu (coverage ratio) luôn dao động trong khoảng

70 - 80%. Chính sách tín dụng về khách hàng của ngân hàng cũng được quan tâm, chú trọng hàng đầu.

Trong giai đoạn 2011-2015, nợ xấu của BIDV có xu hướng giảm. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank tăng lên đến 2,73% vào năm 2013, sau đó, sau khi thực hiện được các Nghị định, quyết định của NHNN và Chính phủ thì nó cũng có xu hướng giảm xuống nhưng ln trong mức an tồn là 3%.

Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của nhóm NHTMNN nằm trong mức an tồn nhưng quy mơ về nợ xấu lại rất lớn nên nhóm các NHTMNN đóng góp chủ yếu trong cơ cấu nợ xấu tồn ngành.

Nhóm NHTMCP có xu hướng nợ xấu gia tăng về cả tỷ lệ và quy mô. Cụ thể, năm 2011, tổng dư nợ xấu của ACB là hơn 900 tỷ đồng, với tỷ lệ nợ xấu là 0,88% trên tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên đến năm 2013, quy mơ nợ xấu tăng nhanh khi đạt hơn 3.242 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ nợ xấu là 3%. Năm 2014, nợ xấu của MB, Eximbank, ACB đều ở mức trên 2.000 tỷ đồng và chiếm hơn 2% tổng dư nợ tín dụng, tuy nhiên, đến năm 2015 thì nợ xấu của các ngân hàng này đã có dấu hiệu giảm xuống dưới mức 2.000 tỷ đồng.

Như vậy, bất kì ngân hàng nào với nghiệp vụ cung ứng tín dụng cho nền kinh tế đều có thể hình thành nợ xấu. Tùy vào quy mơ vốn, tài sản, năng lực hoạt động và quản trị của mỗi ngân hàng sẽ dẫn đến sự khác nhau về nợ xấu.

Cơ cấu nợ xấu

a. Theo nhóm nợ:

Ngày 05/10/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 149/2001/QĐ-TTg về

việc phê duyệt đề án xử lí nợ tồn đọng của các NHTM, tạo cơ sở pháp lí cho hoạt động

phân loại và xử lí nợ tồn đọng phát sinh trước thời điểm 31/12/2000. Theo quy định 149, nợ xấu được chia thành 3 nhóm chính:

- Nhóm 1: gồm những khoản nợ tồn đọng có TSBĐ, có tài sản thế chấp (khoảng

48,8% tổng nợ xấu).

- Nhóm 2: nợ tồn đọng khơng cịn TSBĐ và khơng cịn đối tượng để thu (khoảng

27,6%).

- Nhóm 3: nợ tồn đọng khơng có TSBĐ nhưng con nợ đang tồn tại và đang hoạt

động (khoảng 23,5%).

Ngày 22/04/2005, thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lí rủi ro tín dụng trong

2011 2012 2013 2014 2015

BIDV

Nợ nhóm 3 64,56 63,94 44,65 52,05 39,54

Nợ nhóm 4 5,17 9,00 7,73 11,88 883

định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc

phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005. Theo Quyết

định này, nợ được phân loại thành 5 nhóm: - Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn.

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý - Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn - Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5 bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn quy định tại điều 6, điều 7 của Quyết định 493 và Quyết định 18. Tại điều 6, các TCTD được yêu cầu phân loại nợ theo phương pháp định lượng, trong đó các khoản nợ xấu thuộc các nhóm 3,4,5 là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên; các khoản nợ cơ cấu lại thời điểm trả nợ lần đầu; các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Tại điều 7, các khoản nợ được phân loại theo phương pháp định tính và nợ xấu thuộc các nhóm 3,4,5 bao gồm các khoản nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), bao gồm nợ được đánh giá là khơng có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn; nợ nghi ngờ (nhóm 4), bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao và nợ có khả năng mất vốn cao (nhóm 5), bao gồm nợ được đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.

Ngày 21/01/2013, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư số 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử

dụng dự phịng để xử lí rủi ro trong hoạt động của TCTD chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Theo thơng tư này nợ xấu vẫn bao gồm trong các nhóm 3,4,5 tuy nhiên tiêu chí để

phân loại nợ đã có phần thay đổi. Thơng tư số 02/2013/TT-NHNN có một số tiêu chí chặt chẽ trong việc phân loại nợ:

- Các khoản nợ bị gia hạn nợ lần đầu sẽ được đưa vào nợ nhóm 3 thuộc nhóm nợ xấu, thay vì nếu gia hạn nợ trong thời hạn vẫn được xếp vào nhóm 2 theo Quyết định 493.

- Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng cũng được đưa vào nhóm nợ xấu.

- Thơng tư miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng cũng được đưa vào nhóm nợ xấu, xếp vào nhóm 2 theo Quyết

38

- Hoạt động cho vay cầm cố cổ phiếu của các TCTD hoặc các cơng ty con của TCTD này để góp vốn vào TCTD khác trong hệ thống các NHTM cũng là những khoản cho vay được liệt kê vào nhóm nợ xấu. Quy định này chưa có trong Quyết định 493.

Thơng tư số 09/2014/TT-NHNN sửa đổi Thông tư số 02/2013/TT-NHNN vẫn giữ nguyên quy định khái niệm về nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5. Xét về thứ tự rủi ro của các khoản nợ, nợ thuộc nhóm nợ càng cao sẽ có mức rủi ro càng cao. Phân tích cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ nhằm mục đích đánh giá về chất lượng các khoản nợ xấu của một số NHTM để xác định mức độ rủi ro từ các khoản nợ đó, đồng thời để biện pháp xử lí phù hợp trong phạm vi nguồn lực của ngân hàng.

Bảng 2.10. Tỷ trọng các nhóm nợ 3,4,5 trong tổng dư nợ xấu của một số NHTM

Vietcombank Nợ nhóm 3 29,53 53,98 36,30 28,63 11,16

Một phần của tài liệu Nợ xấu và xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM việt nam thực trạng và khuyến nghị khoá luận tốt nghiệp 472 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w