2.1. Thực trạng tiềm năng du lịch Vĩnh Phúc
2.1.3. Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
a. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển của tỉnh. Chất lượng cung cấp điện luôn được cải thiện, sự cố và số lần cắt giảm rõ rệt.
Giao thơng:
Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thơng khá phát triển và phân bố đều khắp với 3 loại: giao thông đường bộ, đường sắt, đường sơng. Mặc dù tỉnh khơng có sân bay, tuy nhiên khoảng cách chỉ 25km tới cảng hàng không quốc tế Nội Bài là lợi thế vô cùng to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt sắp tới tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai hồn thành thì việc kết nối các tỉnh vùng núi phía Bắc qua Vĩnh Phúc đến Nội Bài và Hà Nội cịn thuận lợi hơn nữa.
Cấp thốt nước
Cấp nước: Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về nguồn nước. Nguồn nước mặt,
nước ngầm tự nhiên dồi dào đủ để cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi trên địa bàn.
Hiện nay tỉnh có một số nhà máy nước:
+ Nhà máy nước Vĩnh Yên, công suất cấp nước 16.000 m3/ngày đêm với 17 giếng khoan và 1 nhà máy xử lý chất lượng nước;
+ Nhà máy nước Phúc n có cơng suất 12.000 m3/ngày đêm
Ngồi các nhà máy nước nêu trên, tỉnh cịn có các dự án nhỏ cấp nước sạch ở thị trấn Tam Đảo (công suất 5000m3 /ngày đêm), Yên Lạc, Lập Thạch và xã Thổ Tang với cơng suất 3.000m3 /ngày đêm.
Thốt nước: Hệ thống thốt nước mới được xây dựng ở các đơ thị lớn, song
nhìn chung đều chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều thị trấn thường xẩy ra ngập úng vào mùa mưa, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cho đến nay, hệ thống thoát nước thải của hầu hết các điểm dân cư đô thị đang là vấn đề bức xúc, cần được quan tâm đầu tư thoả đáng để đảm bảo môi trường sống khơng ơ nhiễm cho nhân dân.
Bưu chính viễn thơng
Ngành dịch vụ bưu điện có tốc độ tăng trưởng khá trong các năm qua. Cơ sở vật chất ngành đã phát triển nhanh chóng. Cho tới nay 100% số xã, phường đã có máy điện thoại, mật độ điện thoại đạt trên 100 máy/100 dân. Các tổng đài cũng
được thay thế bằng thiết bị mới với công nghệ hiện đại. Đường truyền cáp quang đã được kéo tới tất cả các huyện. Qua địa bàn tỉnh có 3 tuyến cáp quang liên tỉnh của VNPT, Viettel và EVN theo hướng Hà Nội - Vĩnh Phúc - Việt Trì. Tất cả các mạng di động hiện có ở Việt Nam đều đã triển khai cung cấp dịch vụ tại Vĩnh Phúc.
b. Hệ thống hạ tầng xã hội
Y tế - giáo dục
Mạng lưới y tế Vĩnh Phúc đã được quan tâm đầu tư và phát triển khá tốt trong mọi lĩnh vực của hoạt động y tế: phòng bệnh, khám và chữa bệnh, đào tạo và sản xuất kinh doanh; chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ y tế và công tác khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được củng cố.
Trong lĩnh vực giáo dục, đến năm 2010 tồn tỉnh có 174 trường tiểu học, 146 trường trung học cơ sở phủ kín tất cả các xã phường, 38 trường trung học phổ thơng. Vĩnh Phúc hiện có 78 cơ sở đào tạo gồm: 3 trường đại học, 7 trường cao đẳng, 13 trường trung cấp chuyên nghiệp và 55 cơ sở dạy nghề.
Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng:
Hệ thống tài chính - tín dụng của tỉnh đã phát triển khá đồng bộ với mạng lưới các chi nhánh ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty xổ số kiến thiết và mạng lưới tín dụng nhân dân. Các tổ chức này đã đáp ứng tốt cho nhu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống. Dư nợ cho vay trong nền kinh tế của các đơn vị kinh doanh tiền tệ ngày càng tăng do sư c̣phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Đánh giá chung các điều kiện và nguồn lực phát triển du lịch Vĩnh Phúc
- Vĩnh Phúc có vị trí chiến lược, đóng vai trị quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng của khu vực đồng bằng sơng Hồng
- Các điều kiện tự nhiên của tỉnh nhìn chung thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên của Vĩnh Phúc khá phong phú, đa dạng với nhiều cảnh quan hấp dẫn, đặc biệt khu vực VQG Tam Đảo, các loài động thực vật phong phú thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên.
- Tài nguyên du lịch nhân văn của Vĩnh Phúc khá đặc trưng cho khu vực
hóa, tham quan di tích lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng gắn liền với sinh thái nhân văn của cộng đồng dân cư địa phương.
- Kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc có những bước phát triển mạnh trong những
năm qua, đặc biệt giai đoạn 2001 đến nay là một thuận lợi lớn đối với sự thu thút đầu tư cũng như phát triển khối du lịch - dịch vụ - thương mại. Kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút khách du lịch cả trong và ngồi tỉnh.
- Vĩnh Phúc có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội tương đối phát triển so với khu vực đồng bằng sông Hồng, bước đầu các hệ thống hạ tầng này đã tạo tiền đề tốt cho phát triển du lịch, tuy nhiên để du lịch có thể thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như xã hội cần được đầu tư mạnh hơn nữa. Sự quan tâm của Tỉnh Uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân và các ngành các cấp là một thuận lợi vô cùng to lớn đối với phát triển du lịch.
Tóm lại, các tài nguyên du lịch của Vĩnh Phúc khá đa dạng và phong phú, thuận lợi cho việc tổ chức và phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Mặc dù có những tiềm năng thuận lợi cơ bản như trên, du lịch Vĩnh Phúc vẫn chưa có những bước phát triển xứng với tiềm năng do hệ thống hạ tầng chưa được đầu tư theo kịp nhu cầu của phát triển, nhận thức về du lịch nói chung, du lịch bền vững nói riêng cịn chưa được rõ nét, việc đầu tư cho các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên thế mạnh của địa phương chưa thực sự được đầu tư đúng mức.