2.2. Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 2012
2.2.4. Hiện trạng lao động trong ngành du lịch
* Về Số lượng: Trong những năm qua lao động trong ngành du lịch của Vĩnh
Phúc còn thiếu về mặt số lượng và hạn chế về trình độ chun mơn. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch thì số lao động trong ngành du lịch năm 2000 là 277 lao động, đến 2005 tăng lên 620 lao động và đến cuối năm 2010 là 1.120
người. Tỷ lệ lao động bình qn trên một phịng khách sạn ở Vĩnh Phúc năm 2001 là 0,68; năm 2005 là 0,55 và đến năm 2010 chỉ cịn là 0,46 (mức trung bình của cả nước là 1,4) cho thấy các dịch vụ bổ sung đi kèm còn thiếu.
Bảng 2.14. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch của Vĩnh Phúc
Loại lao động
Trực tiếp Gián tiếp
Tổng số
* Về chất lượng: Nguồn nhân lực của tỉnh hiện còn nhiều hạn chế. Một bộ
phận cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Ngành. Đa số là những cán bộ từ ngành quản lý khác chuyển sang nên chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
Thực tế tại Vĩnh Phúc, đội ngũ lao động làm việc trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng còn yếu về nghiệp vụ. Chỉ có một số đơn vị chuyển đổi hình thức sở hữu từ nhà nước sang cổ phần thì số nhân lực này có trình độ chun mơn ở mức độ nhất định. Số nhân lực còn lại phục vụ tại các khách sạn nhỏ trên địa bàn về cơ bản chưa được qua đào tạo, mặt khác do tính chất thời vụ, các chủ doanh nghiệp chưa quan tâm đến chất lượng phục vụ, cho nên thường lấy con em hay người nhà để giúp việc, chủ yếu dọn dẹp đơn thuần đơi khi cịn kiêm nhiệm nhiều việc, cho nên chất lượng phục vụ cịn hạn chế, việc phục vụ mang tính chất gia đình, thiếu tính chun mơn nghiệp vụ. Những cơ sở lưu trú này thường chỉ đón được khách nghỉ theo giờ, thời gian lưu trú của khách không nhiều.
Từ năm 2008 đến nay, được sự quan tâm đầu tư kinh phí của UBND tỉnh và Tổng cục Du lịch, Sở VH, TT và DL đã phối hợp với Trường cao đẳng Du lịch Hà Nội mở tại Vĩnh Phúc một số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch như: Lớp bồi dưỡng quản lý khách sạn, nhà hàng - Hội nhập kinh tế quốc tế cho đối tượng là Giám đốc,
viên phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn. Qua đóđã giúp phần nào cho cán bộ cơng nhân viên làm việc trong các khách sạn, nhà hàng nâng cao trình độ tay nghề, hiểu rõ và nâng cao nhận thức về hoạt động du lịch, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Bảng 2.15. Thực trạng chất lƣợng đội ngũ lao động ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc Đơn vị: Người TT Chỉ tiêu Tổng số lao động du lịch 1 Trình độ trên đại học 2 Trình độ đại học, cao đẳng 3 Trình độ trung cấp 4 Trình độ sơ cấp Trình độ khác (qua đào
5 tạo tại chỗ hoặc tập huấn
luyện nghiệp vụ ngắn hạn)
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Vĩnh Phúc. Về nghiệp vụ buồng, bàn, bar:
Hiện nay tại các cơ sở lưu trú du lịch, nguồn nhân lực tham gia đều có nghiệp vụ buồng, bàn, bar, được đào tạo tại các trường và được đào tạo tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trường Cao đẳng du lịch Hà nội tổ chức. Chất lượng lao động đội ngũ buồng tại các cơ sở lưu trú hiện nay là phù hợp tuy nhiên chưa đáp ứng được các yêu cầu đối với cho sản phẩm chất lượng cao. Đội ngũ cán bộ lao động tại các nhà hàng có nghiệp vụ nấu tốt, nhưng kỹ năng phục vụ cịn hạn chế. Vĩnh Phúc chưa có đội ngũ lao động chuyên nghiệp chất lượng cao phục vụ các quán bar, nhà hàng cao cấp.
Về cơ sở đào tạo và tình hình đào tạo du lịch trên địa bàn: Hiện tại Vĩnh Phúc chưa có cơ sở nào đào tạo Đại học hay Cao đẳng về chuyên ngành du lịch. Trong khn khổ chương trình đào tạo của Trường Văn hố Nghệ thuật Tỉnh có một lớp đào tạo về du lịch (liên kết với Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội), thời gian học là 2 năm, bắt đầu chiêu sinh đào tạo từ năm 2004.
Về cơ sở dạy nghề du lịch: Hiện Vĩnh Phúc có một cơ sở dạy nghề về du lịch
do Trung tâm giới thiệu việc làm của Hội Liên hiệp phụ nữ Tỉnh tổ chức. Đến nay đã tổ chức được 2 khoá học, 100% số học viên theo học tại đây sau khi tốt nghiệp đã được các Công ty tuyển chọn về làm tại các doanh nghiệp.
Hàng năm Ngành du lịch Vĩnh Phúc đều cử các cán bộ quản lý tham gia khoá học về quản lý nhà nước do Tổng cục Du lịch tổ chức, đã giúp cho cán bộ quản lý của ngành hiểu được về chuyên môn của ngành. Một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã quan tâm đến chất lượng phục vụ của nhân viên, nên đã mời những giảng viên của các trường về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên của mình trong đó có những kiến thức tạo những phong cách riêng cho đơn vị.
2.2.5. Đầu tƣ phát triển du lịch
- Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch
Trên cơ sở qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015, các qui hoạch chi tiết đã được triển khai, các dự án đầu tư cho kết cấu hạ tầng du lịch theo số liệu thống kê từ năm 2010 đến hết năm 2012 vốn ngân sách đầu tư là: 49,88 tỷ đồng. Trong đó:
- Ngân sách trung ương là : 22,0 tỷ đồng. - Ngân sách của địa phương là : 27,88 tỷ đồng. Tập trung vào các Khu Du lịch như:
- Khu Du lịch Tam Đảo là : 22,4 tỷ đồng.
- Vĩnh Yên : 3,5 tỷ đồng.
- Khu Du lịch Đại Lải : 18,545 tỷ đồng. - Khu vực khác : 5,435 tỷ đồng.
Tổng số vốn đầu tư trên cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong các Khu du lịch còn rất thấp so với yêu cầu phát triển du lịch, chưa trở thành động lực thúc đẩy hấp dẫn các nhà đầu tư.
*Các dự án thu hút đầu tư.
Tính đến hết năm 2010 có 17 dự án đã được cấp phép đầu tư vào lĩnh vực du lịch tổng vốn đầu tư 6.346,359 tỷ VNĐ:
+ Khu vực Đại Lải : 06 dự án + Khu vực Thanh Lâm, Phúc Yên : 03 dự án
+ Khu vực Phúc Yên : 02 dự án
+ Khu vực Vĩnh Yên : 04 dự án
+ Khu vực khác : 02 dự án
-Đầu tư nâng cấp các Khu du lịch, các Điểm du lịch của Tỉnh
Theo số liệu của Phụ lục bảng 2.16, mặc dù cịn những khó khăn, nhưng UBND tỉnh đã quan tâm đến đầu tư phát triển du lịch. Tuy nhiên phần lớn các dự án trên chưa được triển khai đúng tiến độ, quy mơ cũng như tính chất, do vậy du lịch Vĩnh Phúc vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương.
2.2.6. Đánh giá tác động du lịch đên môi trƣờng ở Vĩnh Phúc
Trong những năm qua lượng khách đến tham quan và du lịch tại Vĩnh Phúc đã tăng lên đáng kể. Năm 1997, số lượng khách du lịch là 266.200 lượt thì đến năm 2012 là 1.852.900 lượt khách. Sự tăng trưởng này đã đem lại hiệu quả đáng kể về việc tăng nguồn thu cho ngân sách, mở rộng quan hệ giao lưu, tăng thu nhập cho người lao động trong ngành và góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương ở những khu, điểm du lịch.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, một vấn đề cấp thiết đang đặt ra đòi hỏi các cấp, các ngành của địa phương quan tâm và tìm các biện pháp để giải quyết, đó là “Làm thế nào gắn cơng tác bảo vệ môi trường với hoạt động kinh doanh du lịch, để du lịch Vĩnh Phúc phát triển hiệu quả, đa dạng và bền vững”. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phát triển, nhưng không tác động một cách tiêu cực tới mơi trường.
Các tác động tích cực bao gồm:
-Du lịch góp phần khẳng định giá trị và bảo tồn các diện tích tự nhiên quan
trọng, phát triển các khu bảo tồn và vườn quốc gia.
-Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường
thơng qua kiểm sốt chất lượng khơng khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, rác thải và các vấn đề môi trường khác thơng qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng, duy tu bảo dưỡng các cơng trình kiến trúc.
-Việc phát triển các cơ sở hạ tầng du lịch được thiết kế tốt sẽ đề cao giá trị
cảnh quan tự nhiên.
-Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường xá, hệ thống cấp
thoát
nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.
- Sự hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương cũng được tăng lên thông qua việc trao đổi, học tập, phục vụ khách du lịch.
Bên cạnh đó các hoạt động của du lịch cũng có thể có những tác động tiêu cực đến môi trường như:
- Du lịch là ngành tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt cao hơn cả nước sinh hoạt của người dân. Nếu như khơng có hệ thống thu gom, xử lý nước thải cho các khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống nguồn nước ngầm, thuỷ vực lân cận làm lây truyền các loại dịch bệnh, ô nhiễm thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thuỷ sản.
- Hiện tượng vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của nhiều khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
-Việc tiêu thụ năng lượng trong các khu du lịch thường kém hiệu quả và lãng phí.
- Tiếng ồn của phương tiện giao thơng và khách du lịch có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác.
-Việc ơ nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn, nhà hàng có
kiến
trúc khơng phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, bảo dưỡng kém đối với các cơng trình xây dựng và cảnh quan.
- Phát triển du lịch tự phát, lộn xộn là một trong những hoạt động gây tổn hại tới môi trường nhất.
-Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát chặt chẽ sẽ làm nhiễu loạn
sinh thái như: Tác động lên đất làm sói mịn, sạt lở, biến động nơi cư trú của các loài động thực vật tự nhiên do tiếng ồn và săn bắt…
Do các yếu tố nêu trên, bắt buộc chúng ta phải có một cách nhìn đúng đắn hơn về việc phát triển các hoạt động du lịch. Phát triển du lịch nhằm đạt hiểu quả
Trên thực tế ở Vĩnh Phúc trong những năm qua, ngành du lịch đã có những bước tiến đáng kể về mặt kinh tế. Đã và đang tiến tới phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Nhưng cũng cịn nhiều vấn đề cần phải quan tâm để tìm ra các biện pháp tốt nhất, giải quyết nhằm đảm bảo tính bền vững trong phát triển. Một trong những tồn tại đó là vấn đề bảo vệ, duy trì chất lượng mơi trường. Nhiều điểm du lịch hiện nay tình hình cảnh quan, mơi trường bị xuống cấp.
Ví dụ như khu du lịch Tây Thiên vào mùa lễ hội, theo thống kê thì khách về lễ hội Tây Thiên năm 2005 là 250.000 lượt người, năm 2006 là 280.000 lượt người, năm 2010 thu hút trên 500.000 lượt người. Trong những ngày cao điểm, có thể lên tới 10.000 lượt người/ngày, đã gây ra hiện tượng ách tắc ở những tuyến điểm tham quan. Mọi hoạt động trở lên quá tải, nhất là vấn đề về mơi trường. Nếu tính trung bình mỗi du khách một ngày đêm thải ra 0,5g chất thải thì lượng chất thải trong khu vực này mỗi ngày mỗi ngày đêm ở thời kỳ cao điểm sẽ là khoảng 10m3 đến 15m3 rác thải. Đây là khối lượng khơng nhỏ, nhưng hiện nay mới chỉ có biện pháp xử lý có tính chất tình thế là thu gom, chôn lấp tại một nơi quy định. Vì vậy để xử lý triệt để rác thải, cần phải có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống tiêu huỷ rác với công nghệ sạch ngay tại những khu lễ hội hoặc tăng cường thêm nhân lực làm nhiệm vụ thu gom để xử lý tập trung. Bên cạnh đó, việc thiếu nước sinh hoạt cùng với các hoạt động kém ý thức của một bộ phận du khách đã làm cho cảnh quan môi trường và hệ sinh thái tại khu vực tây thiên suy giảm.
Tại các điểm tham quan du lịch khác như Tam Đảo, Đại Lải, Đầm Vạc…tuy có khác nhau về mức độ ơ nhiễm, suy thối mơi trường, cảnh quan nhưng cũng cịn nhiều tồn tại khác cần khắc phục.
2.2.7. Công tác quảng bá và xúc tiên du lịch
Công tác quảng bá xúc tiến du lịch trong giai đoạn vùa qua đã được quan tâm chú trọng thơng qua các hình thức:
- Tuyên truyền về hình ảnh du lịch Vĩnh phúc qua các chương trình du lịch qua màn ảnh nhỏ, chuyên mục du lịch, website du lịch…đặc biệt Tỉnh đã thành lập Trung tâm Thông tin - Xúc tiến Du lịch để đảm nhiệm công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh nhà.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xuất bản ấn phẩm phục vụ du lịch như: Tờ rơi, tập gấp, cẩm nang du lịch, đĩa VCD, Website điện tử quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh... quảng bá trực tiếp tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, triển khai các pano quảng cáo, dựng phim tài liệu về du lịch, xây dựng chương trình hỗ trợ tư vấn cho khách du lịch…
- Tham gia thường xuyên các hội chợ, sự kiện du lịch trong cả nước để quảng bá tuyên truyền và xây dựng thương hiệu, hình ảnh du lịch cho Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, vị trí và thế mạnh về du lịch của tỉnh.
Để mở rộng hơn nữa các hoạt động du lịch và dịch vụ của tỉnh, nhiệm vụ thông tin quảng bá, xúc tiến du lịch cần được đầu tư về nội dung và hình thức; nhất là cần chủ động lập kế hoạch tham gia tốt các hội chợ, các cuộc hội thảo, các sự kiện về du lịch trong và ngoài tỉnh. Đầu tư đổi mới thiết kế, maket các ấn phẩm du lịch như: Bản đồ du lịch, cẩm nang du lịch, đĩa VCD, bản tin du lịch, nội dung hình ảnh trên trang thông tin điện tử...cần được nghiên cứu, bổ sung nội dung, thay đổi hình thức để tạo sự hấp dẫn và phong phú, dễ tra cứu tìm hiểu.
Một hạn chế lớn phải kể đến là công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Chưa có các đợt khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thị trường du lịch Vĩnh Phúc một cách quy mô và chuyên nghiệp. Hoạt động xúc tiến du lịch chưa có một chiến lược dài hạn, cụ thể cho từng thị trường khách du lịch. Chưa xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ xúc tiến quảng bá cho mỗi giai đoạn và đặc điểm thị trường khách để tổ chức các hoạt động quảng bá phù hợp đã phần nào làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác xúc tiến. Do vậy, việc xây dựng đề án hay chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch cho một giai đoạn khoảng 10-15 năm là việc làm rất cần thiết và hữu dụng.
Nguồn nhân lực làm công tác xúc tiến còn yếu. Hiện nay hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh do Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đảm nhiệm, nhưng đội ngũ nhân viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm chiếm tỉ lệ cao, mặt khác hầu hết cán bộ làm công tác xúc tiến chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về xúc tiến, quảng bá du lịch, marketing du lịch. Đào tạo chuyên sâu mới chỉ dừng lại ở việc cử cán bộ đi học