Luôn coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của CPCIT có đủ phẩm chất và năng lực cơng tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn phát triển. Một Công ty dù có tồn tại lâu dài, lớn mạnh đến đâu nếu không đào tạo được đội ngũ kế cận đầy đủ năng lực lãnh đạo thì sẽ dẫn vào con đường suy thối. Mặt khác, Công ty cần xây dựng một thứ văn hóa mà tất cả các nhân viên và cán bộ quản lý ràng buộc với nhau không chỉ bị ràng buộc với nhau trên công việc mối liên hệ cấp trên cấp dưới, đồng nghiệp, mà trên hết cịn là mối thân tình giữa người với người.
4.3. Hệ thống các giải pháp.
4.3.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ cán bộ quản lý.
+ Sửa đổi bổ sung qui chế cán bộ công ty, yêu cầu cán bộ phải có chứng chỉ đã qua đào tạo về năng lực lãnh đạo.
+ Ban lãnh đạo và cán bộ quản lý các phòng đều phải đặt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lên hàng đầu, xây dựng người cán bộ có năng lực, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc trong thời kỳ hội nhập theo qui chế của Công ty đã ban hàn. Tiếp tục thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý giữa các Phịng ban để tránh sự nhàm chán trong cơng việc, nâng cao chuyên môn nhiều lĩnh vực và hạn chế rủi ro, tạo động lực làm việc, khẳng định bản thân.
+ Xây dựng chương trình đào tạo về năng cao năng lực lãnh đạo thông qua các lớp đào tạo, khoá học hay buổi tham quan, khảo sát học hỏi kinh nghiệm.
+ Bổ sung các lớp học, khoá đào tạo nghiên cứu về: tâm lý con người, tâm lý hành vi, tạo động lực, văn hóa động viên khuyến khích, đắc nhân tâm... Để lựa chọn được một cách thức ứng xử phù hợp, các cán bộ quản lý phải biết dựa vào các yếu tố thuộc về tâm lý con người như tuổi tác, giới tính, nhận thức, thói quen, niềm đam mê, sở thích, trình độ và thậm chí là cả các mâu thuẫn của cấp
dưới. Bên cạnh đó, là các khoá học về kỹ năng gây ảnh hưởng như: nghệ thuật gây ảnh hưởng, nghệ thuật tạo giá trị cá nhân, …
+ Đồng thời, cần học hỏi kinh nghiệm động viên, khuyến khích của những người đi trước như: Đọc sách về nghệ thuật kinh doanh, nghệ thuật ứng xử, nghệ thuật thu phục lòng người như đắc nhân tâm hoặc các cuốn sách viết về kinh nghiệm lãnh đạo của các doanh nghiệp thành đạt trên thế giới và Việt Nam…
+ Bố trí tham quan, khảo sát các doanh nghiệp thành cơng trong và ngồi nước. Nếu xét về động viên khuyến khích thì các phương pháp động viên, khuyến khích của các doanh nghiệp ở các nước như Nhật Bản có lẽ là những hình mẫu trong động viên, khuyến khích. Các khóa đào tạo hay tham quan, khảo
sát như vậy sẽ giúp các cán bộ quản lý định hình, tạo nền tảng cơ sở cho tư duy thị trường, tư duy chiến lược, tư duy cạnh tranh hoàn hảo cũng như thấy được tầm quan trọng của động viên, khuyến khích trong mơi trường cạnh tranh đó. Đồng thời, các chương trình đào tạo này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.
4.3.2. Công tác quy hoạch, nâng cao chất lượng bổ nhiệm và đào tạo lại.
Bên cạnh tiêu chí chung về phẩm chất, trình độ, kinh nghiệm cơng tác và độ tuổi thì giai đoạn hiện nay cần nhấn mạnh hơn nữa yêu cầu về năng lực lãnh đạo,đặc biệt la năng lực động viên, khuyến khích và năng lực gây ảnh hưởng, cần đào tạo lại năng lực lãnh đạo cho những cán bộ trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
4.3.3. Xây dựng văn hoá thi đua hiệu quả.
Cán bộ quản lý Phịng và nhân viên cần coi trọng cơng tác thi đua, xét thưởng hàng tháng, quý. Không nên nể nang, ngại phê bình, góp ý, đặc biệt tránh căn bệnh hình thức, tràn lan, cào bằng. Cần tạo ra một “văn hoá thi đua” hiệu quả mà ở đó mọi người đều chủ động phát huy hết khả năng của mình. Bộ phận theo dõi thi đua tại CPCIT cần thường xuyên xem xét lại những cách thức động viên, khuyến khích đã áp dụng để kịp thời phát hiện và khắc phục những
sai sót có thể. Xây dựng hộp thư sáng kiến, cải tiến để ngay khi xuất hiện ý tưởng trong đầu mọi người đều có thể truy cập và gửi ý kiến của mình, khơng phải làm thủ tục đăng ký rườm rà. Cần thay đổi hình thức khen thưởng như thay vì bằng tiền mà có thể bằng việc nâng lương sớm kèm được thông báo trên bảng tin, hoặc lập bảng vàng thành tích tháng, thành tích tuần tại nơi trang trọng, mọi người dễ chú ý.