Hoạt động tín dụng của LPB giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP bưu điện liên việt khoá luận tốt nghiệp 507 (Trang 31 - 38)

Vốn chủ sở hữu 7.391 7.600 8.332

Thu nhập lãi thuần 2.291 2.894 4.024

Tổng LNTT ^535 ^422 1.348

Tổng LNST 766 750 1.063

(Nguồn: Báo cáo thường niên của LPB qua các năm 2014- 2016) về tín dụng, tổng dư nợ thị trường 1 đến thời điểm 31/12/2015 đạt 61.352 tỷ

đồng, tăng 14.960 tỷ so với năm 2014. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2015 đạt mức 34,8%, gần chạm cho phép của NHNN về giới hạn tăng trưởng tín dụng (35%) và cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng tồn ngành (17,3%). Năm 2016, tổng tín dụng đạt 83.723 tỷ đồng, tăng 30,75% so với năm 2015, hoàn thành 103% kế hoạch.

Năm 2016, Ngân hàng cũng đã chủ động cơ cấu lại danh mục tín dụng, hạn chế cho vay các khoản tín dụng lớn với margin thấp, tập trung phát triển bán lẻ. Cơ cấu tín dụng bán lẻ năm 2015 đã chuyển mình rõ rệt, tăng trưởng gấp đơi so với thời điểm cuối năm 2014. Tỷ trọng bán lẻ cũng tăng trưởng mạnh trong tổng dư nợ tín dụng, từ việc chỉ chiếm tỷ lệ 21,7% trong năm 2014 thì đến 2015, tỷ trọng tín dụng bán lẻ đã chiếm 32,3% trong tổng dư nợ tín dụng tồn hệ thống.

Về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu năm 2015 ở mức 0,88% giảm 0,35% so với

năm 2014. Năm 2016, nợ xấu ở mức 1,08%, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu kế hoạch (1,5%). Như vậy, nợ xấu của NH đã được kiểm sốt, tỷ lệ nợ xấu trong phạm vi cho phép. Cơng tác xử lý nợ xấu được triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó chủ yếu ở khâu phịng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.

2.1.3.3. Hoạt động khác

Hoạt động dịch vụ của LienVietPostBank liên tiếp lỗ nặng trong các năm 2014 (lỗ 306 tỷ) và năm 2015 ( lỗ 268 tỷ) điều này là do LPB đã tập trung chi phí để phát triển mạng lưới và công nghệ. Đến năm 2016 hoạt động dịch vụ của LPB mới có lãi đạt hơn 76 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2015 cũng bị lỗ hơn 10 tỷ, đến năm 2016 mới có lãi đạt hơn 137 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh liên tục lỗ, năm 2016 lỗ đến 324 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư năm 2014 lãi khá cao lên đến 247 tỷ đồng nhưng đến năm 2016 lại lỗ 222 tỷ đồng. Các hoạt động khác cũng không mấy khả quan hơn, từ năm 2014 đến 2016 đều lỗ liên tiếp, năm 2016 lỗ đến 143 tỷ.

Có thể thấy, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ của LPB cịn chưa cao, khơng đồng đều. Đây là một vấn đề mà NH cần phải quan tâm, vì xu hướng của các NH hiện nay là thu nhập phải chủ yếu từ dịch vụ chứ không phải từ cho vay như trước nữa.

2.1.3.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

Giai đoạn 2014- 2016, tình hình kinh doanh của LPB có khá nhiều biến động. Đặc biệt năm 2016, LPB đã có một bước tiến ngoạn mục. Kết thúc năm 2016, LPB ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế 1.348 tỷ đồng, gấp 3 lần năm trước. Sau thuế còn 1.063 tỷ đồng. Với kết quả này, LPB đã đánh bật SHB khỏi vị trí số 5 trong bảng xếp hạng 5 ngân hàng cổ phần tư nhân có lợi nhuận cao nhất, chính thức lấy lại mốc lợi nhuận nghìn tỷ sau hành trình tụt dốc triền miên 4 năm vừa qua. Và đây cũng là mốc lợi nhuận cao nhất kể từ khi ngân hàng được thành lập.

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của LPB ( 2014- 2016)

141.865 tỷ đồng, tăng 31,9% so với năm 2015, hoàn thành 109% kế hoạch.

Về vốn chủ sở hữu, năm 2015 đạt 7.600 tỷ đồng tăng 209 tỷ so với năm 2014. Năm 2016 đạt 8.332 tỷ đồng tăng 732 tỷ so với năm 2015. Vốn chủ sở hữu năm 2016 tăng mạnh một phần là do lợi nhuận chưa phân phối tăng mạnh.

Về thu nhập lãi thuần, năm 2015 đạt 2.894 tỷ tăng 603 tỷ so với năm 2014. Năm 2016 đạt 4.024 tỷ đồng tăng 1130 tỷ. Kết quả đạt được một phần là do năm 2016 NH đã thu hút được nguồn vốn với giá hợp lý từ các KH lớn.

về lợi nhuận, lợi nhuận trước thuế năm 2015 đạt 422 tỷ, giảm so với năm 2014. Điều này là do kinh tế vĩ mơ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động của các ngành kinh tế dẫn đến nợ xấu và khó khăn trong cơng tác huy động vốn, chênh lệch lãi suất đầu vào- đầu ra thấp. Về mặt chủ quan, LienVietPostBank đã đầu tư kiện toàn mở rộng mạng lưới Chi nhánh/ Phòng giao dịch và hệ thống Phịng gioa dịch Bưu điện làm tăng chi phí, bên cạnh đó do năm trước bán nợ nhiều nên năm nay phát sinh chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cao hơn các năm trước. Dù lợi nhuận trước thuế khơng cao nhưng LienVietPostBank vẫn cố gắng duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức 4,5% bằng tiền mặt. Điều này cho thấy nỗ lực rất lớn của Hội đồng Quản trị và Ban lãnh đạo Ngân hàng. Năm 2016 lợi nhuận đã tăng mạnh, tăng 926 tỷ so với 2015( tăng 219%). Đây là mức tăng cao nhất trên toàn hệ thống trong năm 2016, giúp LienVietPostBank cải thiện đáng kể vị trí trong bảng xếp hạng lợi nhuận các ngân hàng. Tính đến cuối năm 2016, LienVietPostBank chính thức lọt vào top 5 ngân hàng TMCP tư nhân về lợi nhuận. Đồng thời, các chỉ số sinh lời ROA và ROE cũng đạt hiệu quả vượt trội so với năm 2015, lần lượt ở mức 0,9% và 13,3%.

2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT tại NH TMCP Bưu điện Liên Việt Việt

2.2.1. Các dịch vụ NHĐT được triển khai tại NH TMCP Bưu điện Liên Việt

Hiện nay, LPB đang cung cấp một chuỗi các loại hình dịch vụ NHĐT chính sau:

> SMS banking

> Mobile banking

> Internet banking

> Dịch vụ BankPlus

Ngoài ra cịn có dịch vụ E-com và Ví Việt (mới ra mắt vào đầu năm 2016).

2.2.1.1. SMS banking

Dịch vụ SMS Banking của LPB được triển khai và cung cấp đến Khách hàng theo 2 giai đoạn, cho phép Khách hàng tra cứu thông tin tài khoản, thông tin ngân hàng, cũng như thực hiện các dịch vụ thanh toán điện tử bao gồm các dịch vụ nạp tiền điện thoại, thanh toán chuyển khoản, thanh tốn hóa đơn qua tin nhắn từ điện thoại di động. Tháng 11 năm 2009, SMS Banking ra mắt giai đoạn II với các dịch vụ như nộp thuê bao di động trả trước và chuyển khoản. Hiện tại thì SMS banking của LPB đã có khá đầy đủ các tiện ích so với các NHTM khác.

Đối tượng Khách hàng

Tất cả các Tổ chức, Cá nhân người Việt Nam và nước ngồi đang sinh sống, hoạt động tại Việt Nam, có tài khoản tiền gửi tại LienVietPostBank và là chủ thuê bao của

các mạng di động: VinaPhone, Viettel, Mobifone, EVN Telecom, Vietnamobile, S- Fone và Gmobile.

Ưu điểm:

• Sử dụng được với nhiều mạng di động khác nhau: VinaPhone, Viettel, Mobifone, EVN Telecom, Vietnamobile, S-Fone và Gmobile

• Sử dụng mọi lúc, mọi nơi có sóng di động

• Phù hợp với tất cả các loại điện thoại di động

Từ khi ra đời đến nay, số lượng KH sử dụng SMS banking của LPB ngày càng tăng. Đến năm 2016 có đến 143.481 KH đăng ký sử dụng dịch vụ. Doanh thu từ SMS banking cũng góp phần đáng kể trong doanh thu từ dịch vụ NHĐT của LPB (chiếm khoảng 70%). Doanh thu từ SMS banking đều thu từ phí dịch vụ báo biến động số dư qua tin nhắn. Phí dịch vụ này của LPB cũng khá thấp so với các NH khác. Có thể thấy SMS banking đã đem lại những lợi ích thiết thực cho KH đó là các giao dịch được thực hiện khá nhanh chóng, chính xác và an tồn, có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi có sóng di động, rất thuận tiện cho KH.

2.2.1.2. Mobile banking

Mobile Banking là dịch vụ Ngân hàng điện tử được cung cấp bởi Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Thông qua ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động, Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tài chính mọi lúc, mọi nơi một cách an tồn và bảo mật. LienVietPostBank Mobile Banking có giao diện thân thiện và tương thích với nhiều loại thiết bị di động: điện thoại và máy tính bảng; hệ điều hành: Android, iOS, Symbian, BlackBerry và các thiết bị có hỗ trợ nền tảng Java.

Các tính năng và tiện ích cung cấp:

Dịch vụ tài chính ngân hàng: Truy vấn thông tin tài khoản: Số dư, sao kê,

Chuyển khoản nội bộ, Chuyển khoản liên ngân hàng qua số thẻ, Nạp tiền trực tiếp vào tài khoản trả trước, Thanh toán hoá đơn trả sau, Danh mục đầu tư

Danh mục phi tài chính ngân hàng: Cộng đồng LPB, Tra cứu lãi suất, Tra cứu tỷ giá, Tra cứu ATM/POS/CN, Đặt vé máy bay, Thư giãn, giải trí, Danh bạ tài khoản

Ưu điểm:

• Sử dụng được với nhiều loại thiết bị di động: điện thoại và máy tính bảng; hệ điều

hành: Android, iOS, Symbian, BlackBerry và các thiết bị có hỗ trợ nền tảng Java.

• Độ an tồn cao vì do Mobile banking đã kết hợp sử dụng cơng nghệ khóa riêng

(Private Key) cấp cho một thiết bị cộng với yêu cầu xác thực dựa trên IMEI của điện thoại để đảm bảo tính duy nhất của thiết bị.

Ra đời năm 2014, Mobile banking của LPB cũng có khá đầy đủ các tính năng cơ bản như quản lý tài khoản, thanh tốn hóa đơn, tra cứu thơng tin, nạp tiền trực tiếp vào tài khoản... Đến năm 2015, LPB lại tiếp tục cho ra phiên bản Mobile banking mới với giao diện thân thiện hơn và tương thích với nhiều hệ điều hành phổ biến như iOS, Android và Windows Phone. Đến năm 2016 dịch vụ đã có hơn 31 nghìn người sử dụng. Con số này là khá nhỏ so với các NHTM khác có thể là do dịch vụ này của LPB ra đời khá muộn và còn khá mới mẻ với KH. Doanh thu từ dịch vụ này cũng không nhiều, chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong doanh thu từ dịch vụ NHĐT. Trong thời gian tới, NH có lẽ NH cần đẩy mạnh dịch vụ này hơn nữa, vì tiềm lực phát triển dịch vụ này là rất lớn.

2.2.1.3. Internet baking

Được triển khai từ năm 2009 với các tiện ích cơ bản, đến năm 2012, dịch vụ Internet banking đã được bổ sung thêm nhiều tiện ích nâng cao hơn như chuyển khoản trong và ngồi hệ thống ngân hàng, thanh tốn hóa đơn điện lực, thanh tốn gói cước Internet ADSL SST, Viettel, hóa đơn cho thuê bao di động trả sau MobiFone, Viettel, VinaPhone, SFone, Gmobile, điện thoại cố định SST, thanh toán khoản vay tài chính Prudential... Internet banking của LPB được thiết kế cho cả KH cá nhân và doanh nghiệp với các gói dịch vụ khác nhau để KH có nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bản thân hơn.

Ưu điểm:

• Bảo mật cao bằng cơng nghệ SSL và chứng thực của VeriSign.

• Giao diện thân thiện, dễ sử dụng bằng tiếng Việt, tiếng Anh.

• Dùng cho cả Khách hàng Cá nhân và Doanh nghiệp, Khách hàng Doanh nghiệp có thể được cấp nhiều user khác nhau.

Hiện nay thì các tiện ích của Internet banking khá đồng đều so với các NHTM khác, vẫn chưa có sự khác biệt vượt trội, các tiện ích với tính năng nâng cao hơn nữa như gửi tiền tiết kiệm, chuyển đổi ngoại hối,. vẫn chưa có. Đến năm 2016, số người sử dụng Internet banking chỉ đạt hơn 39 nghìn người, và đang cho thấy có dấu hiệu suy giảm. Điều này có thể là do KH đã sử dụng dịch vụ của NH nhưng chưa thấy hài lịng nên đã khơng sử dụng nữa, bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt của các NH lớn hơn với các dịch vụ tốt hơn đã khiến KH khơng cịn mặn mà với dịch vụ Internet banking của LPB nữa.

2.2.1.4. Dịch vụ BankPlus

BankPlus là dịch vụ thanh toán điện tử thông minh do LienVietPostBank và Viettel phối hợp triển khai giúp Khách hàng thực hiện các giao dịch Ngân hàng một cách nhanh chóng, an tồn, chính xác ngay trên điện thoại cá nhân.

Đối tượng Khách hàng: Khách hàng cá nhân sử dụng thuê bao di động Viettel Tiện ích dịch vụ: Chuyển tiền, Thanh tốn cước viễn thơng tất cả các mạng, Tra cứu

số dư và lịch sử giao dịch, Thanh tốn hóa đơn dịch vụ, mua sắm trực tiếp

Ưu điểm

• Sử dụng mọi lúc, mọi nơi có sóng di động VIETTEL

• Độ an tồn và bảo mật cao với hình thức xác thực giao dịch qua Mã PIN và Mật khẩu sử dụng một lần theo từng giao dịch (OTP)

• Phù hợp với tất cả các loại điện thoại di động

• Phương thức giao dịch linh hoạt:

+ Đối với các thiết bị di động cơ bản, khơng có kết nối 3G, GPRS, Wifi: sử

dụng phương thức USSD và SimToolKit (phần mềm cài đặt trên SIM);

+ Đối với các thiết bị Smartphone dùng hệ điều hành Android và iOS: cung

cấp thêm phương thức giao dịch WAP (kết nối internet để giao dịch trên trang web) và Client (ứng dụng phần mềm cài đặt trên thiết bị di động) bên cạnh hai phương thức USSD, SimToolKit nêu trên.

Ra đời từ năm 2013 song đến nay số lượng KH sử dụng dịch vụ BankPlus còn rất hạn chế. Năm 2016 chỉ có hơn 7 nghìn KH sử dụng, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng số KH sử dụng dịch vụ NHĐT của LPB. Số người sử dụng dịch vụ này cịn đang có dấu hiệu giảm xuống. Điều này có thể là do các dịch vụ khác như Internet banking hay Mobile banking ngày một phát triển với nhiều tính năng ưu việt hơn, dịch vụ BankPlus khơng cịn đáp ứng được nhu cầu ngày một khắt khe của KH nữa.

2.2.1.5. Dịch vụ E-com

Dịch vụ Thương mại điện tử (E-com) là Dịch vụ tiện ích do LienVietPostBank phối hợp triển khai với Smartlink nhằm hỗ trợ Khách hàng thanh toán mua sắm hàng hóa dịch vụ một cách nhanh chóng, thuận tiện, an tồn trên Internet.

Đối tượng khách hàng: Chủ thẻ ghi nợ nội địa LienVietPostBank có sử dụng dịch vụ

Internet Banking và đăng ký Dịch vụ E-com.

Tiện ích dịch vụ

- Mua sắm hàng hóa, dịch vụ trên trang bán hàng trực tuyến. - Nhanh chóng, thuận tiện, an tồn khi giao dịch.

Dịch vụ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

SMS banking 102.790 139.797 143.481

Internetbanking 44.585 51.797 39.908

2.2.1.6. Ví Việt

Thẻ phi vật lý Ví Việt (gọi tắt là Ví Việt) được LPB phát hành cho chủ Ví Việt để giao dịch qua internet, điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử chấp nhận Ví Việt khác.

Các tính năng của Ví Việt

• Các giao dịch của khách hàng được thực hiện đơn giản trên nền tảng di động

• Đăng ký Ví Việt trực tuyến, khơng cần đến bất kỳ điểm giao dịch nào để đăng ký

• Nạp tiền và rút tiền: tại ATM của các ngân hàng, tại quầy giao dịch của LienVietPostBank và tại hệ thống Bưu cục trên tồn quốc

• Chuyển tiền: giữa các tài khoản Ví Việt thơng qua số điện thoại, từ Ví Việt tới tài khoản Ngân hàng

• Thanh tốn: học phí, điện, nước, game, dịch vụ giá trị gia tăng (VAS), truyền hình, viễn thơng, Internet, viện phí, phí chung cư, sân Golf,...

• Mua sắm và thanh toán trực tuyến trên các website thương mại điện tử

• Ngân hàng bán lẻ trực tuyến: gửi tiền và vay tiền trực tuyến, không cần phải đến quầy giao dịch

• Quản lý thu chi, giao dịch của cá nhân

Với các cải tiến trên, Ví Việt đã đáp ứng được 2 yêu cầu quan trọng hàng đầu của người dùng: An tồn và Tiện ích. Ban lãnh đạo LienVietPostBank tin tưởng việc triển khai trên quy mơ lớn sản phẩm Ví Việt sẽ cung cấp giải pháp tài chính vi mơ đến người dân trong cả nước. Chính vì vậy, Ví Việt có thể được coi là giải pháp chiến lược để LienVietPostBank hiện thực hóa tầm nhìn trở thành ngân hàng của mọi người, ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Trong 1 năm ra mắt, Ví Việt đã đạt được những thành cơng nhất định với số lượng 740.000 tài khoản được lập, sản phẩm đã kết nối được với 38 đối tác mới và tổ chức được 39 chương trình “Đồng hành cùng sinh viên” tại các trường Đại học trên toàn quốc.

2.2.2. Sự phát triển dịch vụ NHĐT của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

2.2.2.1.SỐ lượng KH sử dụng dịch vụ NHĐT của NH TMCP Bưu điện Liên Việt

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP bưu điện liên việt khoá luận tốt nghiệp 507 (Trang 31 - 38)