Tổ chức bí mật của Đồng minh dân chủ xã hội chủ nghĩa quốc tế

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 18 phần 7 pps (Trang 29 - 31)

II- Những người anh em dân tộc

Tổ chức bí mật của Đồng minh dân chủ xã hội chủ nghĩa quốc tế

xã hội chủ nghĩa quốc tế

1. Uỷ ban trung ương thường trực của Đồng minh gồm tất cả những uỷ viên của các uỷ ban dân tộc thường trực và những thành viên của chi hội trung ương ở Giơ-ne-vơ.

Tất cả những thành viên ấy họp toàn thể tạo thành hội nghị chung bí

mật của Đồng minh, hội nghị này là cơ quan quyền lực lập pháp và cơ quan

quyền lực cao nhất của Đồng minh mỗi năm được triệu tập ít nhất một lần để tiến hành đại hội làm việc, những thành viên ấy tham gia đại hội này với tư cách là đại biểu của các nhóm thuộc Đồng minh trong các nước khác nhau; hội nghị chung cũng có thể được triệu tập bất cứ lúc nào bởi trung ương cục cũng như bởi chi hội trung ương ở Giơ-ne-vơ.

2. Chi hội trung ương ở Giơ-ne-vơ là đoàn đại biểu thường trực của uỷ ban trung ương thường trực. Chi hội này gồm tất cả những uỷ viên trung

ương cục và tất cả những uỷ viên uỷ ban giảm sát, các uỷ viên uỷ ban giám

sát luôn luôn nhất thiết phải kiêm nhiệm uỷ viên của uỷ ban trung ương thường trực. - Chi hội trung ương là hội đồng chấp hành tối cao của Đồng minh trong khuôn khổ hiến pháp và đường lối xử sự, chỉ có hội nghị chung mới có thể đặt ra và sửa đổi hiến pháp và đường lối xử sự. Chi hội trung ương quyết định tất cả những vấn đề thực tế (nhưng không phải là những vấn đề hiến pháp và chính trị chung) bằng đa số phiếu thông thường; những nghị quyết ấy được thơng qua như thế là có tính chất bắt buộc đối với trung ương

1148 c. mác và ph. ăng-gh en đồng minh và hội liên hiệp công nh ân quốc tế. - XI 1149

cục, miễn là đa số uỷ viên trung ương cục không muốn khiếu nại lên hội nghị chung nếu có khiếu nại thì trong hạn ba tuần phải triệu tập hội nghị chung. Hội nghị chung được triệu tập như vậy phải có mặt hai phần ba tổng số

thành viên mới đủ thẩm quyền.

3. Trung ương cục là cơ quan quyền lực chấp hành, có từ 3 đến 5 hoặc

thậm chí 7 uỷ viên, những uỷ viên này nhất thiết phải đồng thời là những uỷ

viên của ủy ban trung ương thường trực. Với tư cách là một trong hai bộ

phận hợp thành chi hội trung ương bí mật, trung ương cục là một tổ chức bí mật. Là một tổ chức như thế, trung ương cục nhận chỉ thị của chi hội trung

ương và gửi thơng tri của mình - nếu khơng muốn nói là những mệnh lệnh mật - cho tất cả những uỷ ban dân tộc và nhận báo cáo mật của các uỷ ban dân tộc ít nhất mỗi tháng một lần. Với tư cách là cơ quan quyền lực chấp hành của Đồng minh công khai, trung ương cục là một tổ chức công khai. Là

một tổ chức như thế, trung ương cục sẽ tuỳ theo đất nước và tình hình mà duy trì nhiều hay ít những mối liên hệ bí mật hay cơng khai với tất cả những

cục dân tộc và hàng tháng cũng nhận báo cáo của các cục dân tộc. Đối với bên ngoài, cơ cấu quản lý của nó y hệt chế độ tổng thống trong nước cộng hoà liên bang. Trung ương cục, với tư cách là cơ quan quyền lực chấp hành vừa bí mật, vừa cơng khai của Đồng minh, đẩy mạnh cơng tác tun truyền bí mật và cơng khai của hội và thúc đẩy sự phát triển của hội trong tất cả các nước bằng tất cả những biện pháp có thể có. Trung ương cục quản lý một phần kinh phí, theo điều (b) của điều lệ công khai, do tất cả các nước gửi cho để chi dùng vào những nhu cầu chung. Trung ương cục xuất bản báo và những tập sách mỏng và phái những đại diện lưu động của mình đi để xây dựng các tổ chức của Đồng minh tại những nước chưa có tổ chức của Đồng minh. Trong tất cả những biện pháp mà trung ương cục phải tiến hành vì lợi ích của Đồng minh, trung ương cục phải phục tùng quyết định của đa số của chi hội trung ương bí mật mà tồn thể uỷ viên trung ương cục cũng đều nằm trong đó. Với tư cách là một tổ chức cùng một lúc vừa cơng khai, vừa bí mật và vì nó hồn tồn chỉ gồm những uỷ viên của uỷ ban trung ương thường

trực, cho nên trung ương cục luôn luôn sẽ là cơ quan đại diện trực tiếp

của uỷ ban ấy. Trung ương cục lâm thời nay sẽ được trình cho nhóm khởi

xướng Giơ-ne-vơ phê chuẩn, coi như được lâm thời cử ra bởi toàn thể thành viên sáng lập Đồng minh, phần đông những thành viên này trước đây là những người đã tham gia Đại học Béc-nơ, sau khi chuyển giao quyền lực của mình cho ơng B1*- đã đi về nước mình. - Trung ương cục lâm

_____________________________________________________________

1* - M. Ba-cu-nin.

thời sẽ thực hiện chức năng cho đến khi hội nghị chung công khai đầu tiên được triệu tập; hội nghị này, căn cứ theo điều 7 của điều lệ công khai; phải họp trong kỳ đại hội làm việc sắp tới với tư cách là một chi nhánh của Hội liên hiệp công nhân quốc tế. Cố nhiên, các uỷ viên của

trung ương cục mới sẽ do hội nghị này bổ nhiệm. Nhưng vì trung ương cục ln luôn nhất thiết chỉ gồm những uỷ viên của uy ban trung ương thường trực, cho nên uỷ ban trung ương thường trực phải thông qua các

uỷ ban dân tộc của mình bảo đảm việc tổ chức và lãnh đạo đối với tất cả các tổ chức địa phương, sao cho các tổ chức địa phương sẽ chỉ cử những uỷ viên uỷ ban trung ương thường trực làm đại biểu tại hội nghị này, hoặc giả nếu khơng có uỷ viên của uỷ ban trung ương thường trực, thì cử những người tuyệt đối trung thành với sự lãnh đạo của uỷ ban dân tộc của mình, để uỷ ban trung ương thường trực ln ln nắm chặt tồn bộ tổ chức của Đồng minh.

4. Uỷ ban giám sát tiến hành kiểm tra đối với toàn bộ hoạt động của trung ương cục. - Uỷ ban giám sát gồm tất cả uỷ viên của uỷ ban trung ương thường trực đang ở tại địa phương mà trung ương cục đóng ở đấy,hoặc ở gần bên cạnh đó, và cịn gồm tất cả những uỷ viên tạm thời hoặc nhân đi qua mà có mặt ở đấy hoặc ở gần bên cạnh đấy, trừ những uỷ viên hợp thành trung ương cục.

Theo yêu cầu của hai uỷ viên của uỷ ban giám sát, trong hạn ba ngày tất cả những uỷ viên của uỷ ban giám sát phải cùng với những uỷ viên của trung ương cục họp hội nghị chi hội trung ương thuộc hội đồng chấp hành tối

cao, quyền hạn của hội nghị này đã được quy định trong điều 2.

5. Các uỷ ban dân tộc gồm tất cả những uỷ viên của uỷ ban trung ương thường trực thuộc cùng một dân tộc. Trong trường hợp có ba uỷ viên của uỷ ban trung ương thường trực thuộc cùng một dân tộc, thì trung ương cục hoặc, khi cần thiết, chi hội trung ương đề nghị họ thành lập uỷ ban dân tộc nước mình; Mỗi uỷ ban dân tộc có thể cử ra một uỷ viên mới của uỷ ban trung ương nước mình, nhưng nhất thiết phải căn cứ theo quyết định nhất trí của tất cả uỷ viên của uỷ ban. Khi cử uỷ viên mới, uỷ ban dân tộc phải báo cáo ngay việc đó cho trung ương cục, trung ương cục ghi danh sách uỷ viên mới này và do đó trao cho uỷ viên mới này tồn bộ quyền hạn của một uỷ viên uỷ ban trung ương thường trực. - Chi hội trung ương ở Giơ-ne-vơ cũng có quyền cử những ủy viên mới căn cứ theo quyết định nhất trí của tồn thể thành viên của mình.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 18 phần 7 pps (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)