Để thực hiện được bài luận lần này, em đã tìm hiểu, đọc và tham khảo từ rất nhiều những tài liệu khác nhau, đặc biệt từ một số bài nghiên cứu trước đây về DVPTD tại NHTM: “Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” (ngày 12/4/2018) - Giảng viên Nguyễn Thị Nguyệt Loan (Giảng viên Khoa Tài chính Ngân hàng - Đại học Đại Nam); “Dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn”, tác giả Phạm Minh Điển năm 2010; “Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng” - Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Yến & Thạc sĩ Nguyễn Chí Dũng (11/4/2017) đăng trên Tạp chí tài chính; “Vai trị phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” trên tạp chí Phát triển và Hội nhập của Thạc sĩ Đào Lê Kiều Oanh - Thạc sĩ Phạm Anh Thủy; Luận án Tiến sĩ về “Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam” của Tiến sĩ Phan Thị Linh và các khóa luận tốt nghiệp: “Gỉai pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” (năm 2018) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, “Gỉai pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Phú Thọ” (năm 2018) của tác giả Phạm Nguyễn Phương Anh và “Gỉai pháp phát triển dịch vụ
phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Thăng Long” (năm 2018) của tác giả Dương Thị Mai Hương. Các bài nghiên cứu này đã cho thấy:
Thứ nhất: Mỗi ngân hàng có một cách và một hướng đi riêng để phát triển DVPTD
phù hợp với mục tiêu chiến lược của mình ví dụ như ACB và Ngân hàng Qn đội đều hướng tới khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên, ACB hướng trọng tâm tới khách hàng cá nhân nên phát triển các dịch vụ thẻ, các dịch vụ cá nhân nhiều hơn, Ngân hàng Quân đội có lượng khách hàng doanh nghiệp lớn hơn nên có những gói sản phẩm về tài khoản doanh nghiệp, bảo lãnh,...ưu đãi hơn. Nghiên cứu về điều này, có thể thấy cùng với mục tiêu phát triển DVPTD, thế nhưng trong khóa luận của Dương Thị Mai Hương (về ngân hàng ACB Thăng Long) có định hướng mục tiêu khác, khóa luận của Nguyễn Thị Thanh Huyền (về ngân hàng Agribank) lại có định hướng khác.
Thứ hai: DVPTD tại từng ngân hàng cũng như từng quốc gia cũng sẽ có sự thay đổi.
Xuất phát từ chính kinh nghiệm phát triển DVPTD của mỗi ngân hàng, ở HSBC chú trọng phát triển các DVPTD liên quan đến e - banking, Standard Chartered thì phát triển mạnh về dịch vụ ngân hàng tự động, BAAC thì chú trọng phát triển các dịch vụ cho người nông dân.
Thứ ba: Thu nhập từ DVPTD là một nguồn thu nhập an toàn và tạo ra hiệu quả cao
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trong bài nghiên cứu của Lili, Yu Zhang “Are there diversification benefits of increasing noninterest income in the Chinese banking industry” - dựa trên nghiên cứu toàn ngành ngân hàng Trung Quốc giai đoạn 1986 - 2008 và bài nghiên cứu của Van der Westhuizen, Gert “The role of interest income and noninterest income on the relative efficiency of bank region: The case of a large south African bank” - nghiên cứu trên 37 chi nhánh ngân hàng lớn ở Nam Phi thì cả 2 bài nghiên cứu đều cho ra kết quả là ngân hàng sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu khơng cịn phụ thuộc vào thu nhập lãi, đồng thời khi thu nhập ngồi lãi trở thành thu nhập chính sẽ giúp ngân hàng có thu nhập an tồn hơn, thu nhập ngồi lãi cũng có tác động khơng lớn đến doanh thu và rủi ro ngành ngân hàng.
Thứ tư: Nghiên cứu về DVPTD ở ngân hàng phải nghiên cứu từ nhiều khía cạnh,
nhiều góc độ, đánh giá ở nhiều mặt.
Luận án Tiến sĩ của tác giả Phan Thị Linh (2015) về “Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam” cũng như các khóa luận được kể ở trên đều chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển DVPTD tại một ngân hàng: nhân tố từ phía ngân hàng, nhân tố từ phía khách hàng, nhân tố từ phía mơi trường chính trị xã hội,... Chính vì vậy để tìm hiểu về DVPTD của ngân hàng phải tìm hiểu ở nhiều mặt cua nó.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Thơng qua chương I, em đã hệ thống được những cơ sở lý luận cơ bản để có cái nhìn tổng quan cũng như dễ dàng đánh giá được sự phát triển các DVPTD tại ngân hàng. Các sơ sở lý luận ban đầu này sẽ là tiền đề để tìm hiểu nghiên cứu những nội dung sau của bài, đặc biệt các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển DVPTD này sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng phát triển DVPTD tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Đơng Đơ mà em tìm hiểu qua đó kết hợp với những bài học kinh nghiệm để đưa ra những giải pháp, kiến nghị ở những phần sau.
CHƯƠNG II: SỐ LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Số liệu sử dụng