8.00 % 6.00 % 4.00 % 2.00 — BIDV ■ VCB Vietin b ank L SHB = E Tlt Eximb a nk Zt- MB Sacom b ank NCB ■ 2013 2.38% 2.72% 1% 4.06% 3.02% 1.97% 2.45% 1.45% 6.06% ■ 2014 2.03% 2.30% 1.11% 2.02% 2.17% 2.46% 2.87% 1.18% 2.51%
Chỉ tiêu/ Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
53
Xem xét về cơ cấu các nhóm nợ, có thể thấy tỷ trọng nhóm nợ đủ tiêu chuẩn tăng đều từ 87,11% (năm 2012) lên 93,63% (năm 2013) và tỷ lệ nợ xấu cũng giảm đáng kể từ 2,92% (năm 2012) xuống còn 2,03% vào năm 2014. Đây được xem là một thành công lớn của ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu được giải thích là kinh t ế đang dần phục hồi với hỗ trợ lãi suất từ phía Chính phủ là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của DN sôi động trở lại.
Tỷ trọng các nhóm nợ khác đều có xu hướng giảm qua các năm. Riêng đối với nhóm nợ có khả năng mất vốn, tỷ lệ này tăng mạnh từ 0,79% vào năm 2012 lên đến 1,13% vào năm 2013. Theo chuyên gia kinh tế nhận định, nợ nhóm 5 là nợ hầu như khơng có khả năng thu hồi. Việc nợ nhóm 5 có dấu hiệu tăng, cho thấy chất lượng các khoản nợ xấu đang ngày càng xấu đi. Đây không chỉ là vấn đề của riêng BIDV mà tình trạng này xảy ra đối với nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, Sacombank... Theo báo cáo tài chính hợp nhất vừa cơng bố, tính đến ngày 31/12/2013, nợ xấu của các ngân hàng này đều giảm đáng kể, song nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) lại tăng rất mạnh. Nguyên nhân các khoản nợ này tăng mạnh là do nợ xấu tăng, trong khi các khoản vay cũ rất khó thu hồi vì ngân hàng không thể phát mãi tài sản thế chấp do vướng mắc về thủ tục và thị trường bất động sản đóng băng là nguyên nhân khiến nợ xấu càng thêm xấu. Trong quý IV/2013, nhiều khoản nợ xấu của các ngân hàng đã chuyển từ nhóm 3, nhóm 4 sang nhóm 5, đồng nghĩa với việc phải trích lập dự phòng rủi ro 100%. Điều này cũng giải thích tại sao lợi nhuận quý IV/2013 của nhiều ngân hàng giảm mạnh.
Tuy nhiên sang đến năm 2014, tình hình có vẻ khả quan hơn khi tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn giảm nhường chỗ cho tỷ lệ nợ nghi ngờ. Cuối năm 2014, BIDV có tổng cộng 9.056 tỷ đồng nợ xấu, tăng nhẹ 2,6 % so với cuối năm 2013. Tuy nhiên dư nợ tăng mạnh nên số nợ xấu nói trên chỉ chiếm 2,03% trên tổng dư nợ, giảm đáng kể so với tỷ lệ 2,38% cuối năm 2013 và vẫn nhỏ hơn 3% - ngưỡng an toàn do Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức quốc tế đặt ra.
54
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn các ngân hàng
Tình hình nợ xấu của 9 ngân hàng niêm yết
Nguồn: Tổng hợp BCTC
VCB có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong 3 ngân hàng lớn. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng đã giảm vào năm 2014.Theo Vietcombank, có được kết quả này, ngoài việc bán gần 1.300 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, Vietcombank còn thu hồi nợ xấu rất tốt. Mặc dù trong năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của BIDV cao hơn so với Vietinbank tuy nhiên sang đến năm 2014 thì tỷ lệ này đã giảm xuống và thấp nhất so với Vietinbank và VCB. Điểm chung của các ngân hàng này là, bên cạnh việc chủ động sắp xếp, cấu trúc, bán nợ, thu hồi nợ xấu còn kiểm sốt chặt chẽ chất lượng khoản vay mới, tránh tình trạng nợ xấu thu được một đồng lại phát sinh hai đồng.
Như vậy thì tỉ lệ nợ xấu giảm cùng với chất lượng các khoản nợ xấu khả quan hơn cho thấy nỗ lực của BIDV trong việc kiểm soát nợ xấu cũng như ngăn ngừa rủi ro tín dụng xảy ra. Dù vẫn cịn nhiều khó khăn và thách thức trong cơng cuộc tái cơ cấu và tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng nhưng vỡi những nỗ lực thời gian qua được BIDV đang dần làm tăng niềm tin của nhà đầu tư vào ngân hàng.
> Tình hình rủi ro mất vốn