Đặc điểm về sản phẩm và khách hàng thời trang công sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB marketing mix cho thời trang công sở tại công ty TNHH sản xuất, thương mại và đầu tư tân phát (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Phân tích thị trường Thời trang công sở

3.2.1 Đặc điểm về sản phẩm và khách hàng thời trang công sở

3.2.1.1 Đặc điểm sản phẩm thời trang công sở

Với cách định nghĩa thông thường, thời trang công sở được hiểu là những bộ trang phục được mặc nơi công sở, mang một gu thẩm mỹ nhất định, biểu tả được vẻ đẹp, sự quyến rũ và phong cách của người mặc, và phải thật sự phù hợp với tính chất cơng sở. Sản phẩm thời trang công sở gồm: váy đầm, quần áo là sản phẩm may mặc có tính thời trang và thẩm mỹ cao phù hợp với quy định trang phục công sở và được xã hội thừa nhận. Ngồi tính thời trang và thẩm mỹ các sản phẩm này cịn có tính năng bảo vệ sức khoẻ con người: tránh nắng, bụi và vi sinh vật, không hại đến da người sử dụng. Việc sản xuất các sản phẩm thời trang công sở chất lượng cao, nhất là những hàng cao cấp đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị chun dùng và cơng nghệ tiên tiến như: máy dập mex, máy ép mex, máy thêu, cắt laser... Bên cạnh những yêu cầu về thiết bị những sản phẩm thời trang cũng đòi hỏi yêu cầu cao về độ chuẩn

thơng số size: có tiêu chuẩn theo từng nước và từng khu vực, ở Việt Nam áp dụng một thơng số chuẩn riêng. Cá biệt với những nhóm khách hàng béo hoặc gầy thì phải có nhóm cỡ đặc biệt. Chất lượng vải, màu sắc và kiểu dáng phải có sự đồng nhất với nhau mới tạo lên những sản phẩm có chất lượng tốt.

3.2.1.2 Đặc điểm khách hàng thời trang công sở.

Vài năm gần đây, phân khúc thị trường thời trang cơng sở đã có cuộc “đảo chiều” ngoạn mục, khi liên tục xuất hiện nhiều thương hiệu mới của các nhà thiết kế, doanh nghiệp thời trang trong nước. Còn nhớ, cách đây 5-7 năm, trên thị trường nội địa, chỉ có một vài doanh nghiệp tập trung sản xuất sản phẩm thuộc phân khúc này thì giờ đây, phân khúc thị trường thời trang công sở đã phong phú hơn nhiều, khi có khoảng 150 thương hiệu nội địa, do các nhà thiết kế độc lập xây dựng nên.

Sự “bứt phá” này không chỉ tạo nên một sắc màu đa dạng trên thị trường, tạo cho người tiêu dùng cơ hội chọn lựa và mua sắm tốt hơn, mà điều đáng mừng là, các doanh nghiệp nội địa đang dần khẳng định được chỗ đứng của mình tại phân khúc thị trường thời trang đầy tiềm năng với sức mua khá lớn này.

Theo Báo cáo thói quen sử dụng trang phục cơng sở của giới nhân viên văn phịng (Vn Research Ltd. Co, 2012), với đối tượng tham gia khảo sát là nữ có độ tuổi từ 23- 29, mức độ ưu tiên cho trang phục công sở chiếm đến 65% . Con số ấn tượng cho thấy tiềm năng của thị trường còn bỏ ngỏ này còn rất lớn.

2% 9% 21% Công sở Mặc nhà 65% Dạo phố 3%

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tỷ lệ mức độ ưu tiên trang phục của giới nhân viên văn phịng (Nguồn: Báo cáo thói quen sử dụng trang phục công sở của giới nhân viên văn phịng, Vn Research, 2012)

Hàng may mặc khơng chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu bảo vệ mà còn đáp ứng nhu cầu làm đẹp, nhu cầu nâng cao địa vị xã hội. Xu hướng tiêu dùng trong thị trường thời trang hiện nay phân định rất rõ rệt theo từng nhóm đối tượng người tiêu dùng. Đa số người tiêu dùng hiện nay đều thích chọn quần áo may sẵn hơn đến tiệm vì các lý do: khơng có thời gian mua vải rồi chọn kiểu, chờ may, mặc thử, chỉnh sửa... Khác với trước, giờ đây người tiêu dùng đã gần như nghiêng hẳn về thời trang may sẵn vì sự đa dạng của thị trường may mặc và tâm lý "ăn chắc mặc bền" khơng cịn là tiêu chí hàng đầu mà "đẹp, thời trang, giá cả phải chăng" đã trở thành tất yếu trong xu hướng tiêu dùng hiện nay.

Truyền hình và báo chí chưa được các nhà sản xuất khai thác mạnh để quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng nhận biết nhãn hiệu trang phục công sở thông qua hệ thống các cửa hàng, qua bạn bè và người thân. Nhìn chung, người tiêu dùng ở phân khúc thị trường trang phục công sở tỏ ra trung thành với nhãn hiệu đang sử dụng, bằng chứng là 60% số người được hỏi cho biết khơng có ý định sử dụng nhãn hiệu mới trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa người tiêu dùng Hà Nội và Tp.HCM về mức độ trung thành với nhãn hiệu đang sử dụng: 82% người tiêu dùng ở Tp.HCM cho biết không dự định đổi nhãn hiệu sử dụng trong tương lai, trong khi ở Hà Nội tỷ lệ này là 39%. Điều này có thể do sự hiện diện của các cửa hàng phân phối chưa nhiều nên người tiêu dùng ít có cơ hội dùng thử; mức độ trung thành với thương hiệu đang sử dụng cao, do liên quan đến “gu” ăn mặc của người tiêu dùng. Mức giá trung bình cho một bộ trang phục cơng sở khoảng 1,55 triệu đồng/bộ. Mức độ nhạy cảm về giá của người tiêu dùng Hà Nội cao hơn ở Tp.HCM.

Khi nêu ra các lý do chọn lựa và sử dụng một thương hiệu thời trang công sở, người tiêu dùng thường đề cập đến các yếu tố như phù hợp với dáng người, số đo, tạo sự tự tin, hợp xu hướng... Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt khá lớn giữa người tiêu dùng Hà Nội và Tp.HCM về các tiêu chí kể trên. Chẳng hạn, người tiêu dùng Tp.HCM chuộng ăn mặc đẹp nhưng không quá khác người; trong khi người Hà Nội lại chú trọng đến sự khác biệt, cá tính trong lối ăn mặc. Khác biệt giới tính cũng dẫn đến những quan điểm khác nhau về thời trang. Nam giới cho rằng thời trang cần phải “hợp xu hướng, tạo sự tự tin, giúp che giấu khuyết điểm, tôn vẻ đẹp cơ thể, phù hợp với form người và điều kiện làm việc”. Với phụ nữ thì ngồi những yếu tố kể

trên cịn có yếu tố thời trang theo mùa (84%). Người Hà Nội thường có thói quen mua quần áo tại các cửa hàng kinh doanh một hay nhiều nhãn hiệu, trong khi người tiêu dùng Tp.HCM có vẻ “dễ tính” hơn khi tỷ lệ mua các sản phẩm may mặc tại siêu thị cao gấp ba lần so với Hà Nội. Kết quả khảo sát cũng cho thấy phụ nữ lại thích đến các cửa hàng quần áo kinh doanh cùng lúc nhiều nhãn hiệu thời trang hơn nam giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB marketing mix cho thời trang công sở tại công ty TNHH sản xuất, thương mại và đầu tư tân phát (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w