CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.5 Đánh giá thực trạng Marketing-Mix cho TTCS tại Công ty Tân Phát
3.5.1 Những ưu điểm đạt được
Một là, các sản phẩm thời trang của công ty đã biết kết hợp giữa nhu cầu thị
trường và các thế mạnh của mình để đạt được những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình với sự phong phú và đa dạng về chất liệu, kiểu
dáng, mẫu mã, màu sắc,… có uy tín trên thị trường và được người tiêu dùng ưu chuộng. Trong đó, đầm liền cơng sở và đầm liền dạo phố là dịng sản phẩm đem lại doanh thu khá cao cho công ty.
Dịch vụ khách hàng đã được công ty quan tâm và cải tiến đổi mới. Nhờ đó mà các sản phẩm của công ty đã khẳng định được vị thế của mình với rất nhiều loại sản phẩm được khách hàng Nữ yêu thích và tin dùng.
Lượng mẫu mới hàng tuần được cập nhật tại các cửa hàng tăng, từ 7-10 mẫu/ tuần. Do đó, ZEN được khách hàng đánh giá là một trong những thương hiệu thời trang ứng dụng cập nhật mẫu nhiều nhất tại Hà Nội. Với cách phối màu, phối vải, sáng tạo trong gọt giũa các chi tiết khiến các thiết kế của ZEN ln như mới, nhờ đó, tùy theo dáng người và gu thẩm mỹ, khách hàng của ZEN có nhiều cơ hội lựa chọn mẫu ưng ý, hợp form người.
Hai là, giá cả đáp ứng khả năng của người tiêu dùng ngày nay, đảm bảo hợp
thời trang, thanh lịch, tinh tế, sang trọng.
Ba là, mạng lưới phân phối của công ty ngày càng được mở rộng, tốc độ tăng
trưởng về số cửa hàng nhanh, doanh thu tốt, lượng hàng tiêu thụ vào mỗi thời điểm khuyến mại tăng cao, nhờ đó, cơng ty đã chiếm được thị phần không nhỏ trong thị trường thời trang công sở nội địa.
Bốn là, hoạt động xúc tiến và khuyếch trương thương hiệu mặc dù chưa được quá chú trọng đầu tư nhiều và các phương tiện truyền thơng cịn ít về số lượng nhưng đã có sự khởi đầu đã đem lại hiệu quả tương đối trong công tác đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
Việc lựa chọn các kênh truyền thông xúc tiến của công ty trong thời gian qua: công ty đã nhận thấy kênh truyền thông trực tiếp giúp cho các nhân viên của công ty nhận được thông tin phản hồi từ khách hàng một cách nhanh chóng và rất thuận lợi trong việc bán hàng qua điện thoại, qua Internet. Những thơng tin này mang tính chất xác thực nhất, đó là những nhận xét của khách hàng về sản phẩm của công ty, dịch vụ chăm sóc khách hàng, các chương trình khuyến mại, từ đó cơng ty có thể biết sản phẩm của mình có ưu thế ở điểm nào và điểm nào cần khắc phục.
3.5.2. Hạn chế
Thứ nhất, Sản phẩm của cơng ty chưa đảm bảo tính tỉ mỉ và độ tinh tế theo tiêu
chí hướng tới thương hiệu thời trang cơng sở cao cấp. Các lỗi thường gặp trên sản phẩm của cơng ty đó là tra khóa bị dúm, đường may lệch, cách phối màu trên một số dòng sản phẩm chưa hợp lý nên khiến sản phẩm bi phai, loang màu trong quá trình sử dụng. Phụ kiện đính trên sản phẩm chưa thực sự tạo ấn tượng, chất lượng phụ kiện còn chưa tương xứng với giá bán sản phẩm. Do sử dụng Yumi là chất liệu vải co giãn, mềm mịn, không xù lông, thấm hút mồ hôi tốt làm chủ đạo và với đặc trưng là chất liệu nhập khẩu giá thành cao, ít màu sắc tươi sáng, đa phần là màu trầm, cơ bản nên các thiết kế từ loại vải này chủ yếu dành cho đối tượng trung niên.
Chất lượng sản phẩm của công ty được đánh giá là cao nhưng chưa thực sự thoả đáng đối với mọi đối tượng khách hàng bởi cơ cấu chất lượng sản phẩm chưa tương thích.
Là Hãng thời trang công sở thiết kế, nhưng các mẫu thiết kế đôi khi vẫn phải tham khảo nhiều từ nhiều nguồn trên thế giới, chưa có sự sáng tạo thực sự từ bộ phận thiết kế. Công tác nghiên cứu thị trường thời trang chưa được thực hiện đúng mức nên khơng có cơ sở để tiến hành đồng bộ cơng tác thiết kế mẫu mã, bao bì sáng tạo sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng theo từng mùa vụ và theo từng địa bàn, khu vực, từng đối tượng tiêu dùng khác nhau.
Thứ hai, giá cả cạnh tranh so với nhiều đối thủ cùng ngành, cùng thị trường và
phân khúc khách hàng song so với mặt bằng chung thì vẫn cịn cao với đại đa số người tiêu dùng.
Thứ ba, công ty chưa tận dụng hết thế mạnh của uy tín doanh nghiệp. Số lượng
các cửa hàng, đại lý tăng nhanh nhưng phân bố không đều, tập trung quá lớn
ở miền Bắc, cịn bó hẹp trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc như Hải Phịng, Quảng Ninh, Hải Phòng…Khu vực miền Trung và miền Nam tuy đã được tiếp cận nhưng chưa được chú trọng phát triển cả về lượng và chất. Điều này gây nên sự mất cân đối trong phân phối.
Công tác tiêu thụ hàng hố gặp nhiều khó khăn do: Hàng hố sắp xếp, bày trí chưa được khoa học, bắt mắt nhằm thu hút khách hàng. Việc phân phối hàng hố đơi khi không đáp ứng đúng thời gian giao hàng, khơng đúng, khơng đủ chủng loại hàng hố. Bảo quản chất lượng sản phẩm, vật tư hàng hoá từ hệ thống kho vải, kho
thành phẩm sang hệ thống tiêu thụ còn kém. Các nhân viên bán hàng thực sự chưa thấy hết tầm quan trọng và thiếu trách nhiệm khi trưng bày, trang trí vệ sinh cơng nghiệp ở đại đa số hệ thống tiêu thụ. Nhiều nhân viên bán hàng cịn chưa thực sự có trách nhiệm với chất lượng sản phẩm để hàng hoá nhàu nát, ố bẩn hoặc làm suy giảm chất lựng sản phẩm, dẫn đến suy giảm uy tín của cơng ty.
Hoạt động sản xuất và tiêu thụ còn chưa ăn khớp, hàng tháng lượng hàng tồn kho cịn q lớn do cơng ty chưa xây dựng được các kế hoạch tiêu thụ cụ thể. Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất làm chưa tốt từ khâu nghiên cứu thiết kế mẫu mã, chưa có được sản phẩm mang tính chất được nghiên cứu kỹ từ thi trường.
Tinh thần phục vụ, cung cấp thông tin cho khách hàng, lấy thơng tin từ khách hàng của nhân viên cửa hàng cịn yếu.
Thứ tư, xúc tiến hỗn hợp vẫn chưa thể hiện được vai trị là cầu nối thơng tin
giữa doanh nghiệp với khách hàng. Các hoạt động xúc tiến mang tính chất tự phát nhiều hơn là một hoạt động được định hướng cụ thể. Các hoạt động còn đơn giản, khơng mang tính chất là một cơng cụ của Marketing.
Lựa chọn thiết kế thông điệp truyền thông xúc tiến thương mại chưa mơ tả đầy đủ các đặc trưng, đặc tính của sản phẩm, cũng như các đặc tính cần nhấn mạnh và chưa được tiến hành thường xuyên. Công ty chủ yếu dựa vào các phương tiện quảng cáo và tuyên truyền nhưng không sử dụng rộng rãi mà chỉ tập trung vào một số phương tiện như: truyền hình, tạp chí Thời trang và cuộc sống, catalo, báo Vietnam News. Hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng trực tiếp, Marketing trực tiếp vẫn còn yếu, mang lại hiệu quả chưa cao, nặng tính chất giới thiệu.
Các hình thức khuyến mại của cơng ty chưa hợp lý, chỉ dừng lại ở hình thức giảm giá, các hình thức tặng quà/voucher khi khách hàng mua sản phẩm của cơng ty cịn hạn chế, chưa có sự biến tấu đa dạng. Để chương trình được thành cơng, cơng ty nên đưa ra kế hoạch hợp lý cho việc đổi phần thưởng nhanh chóng, dễ dàng. Hoạt động khuyến mại nên áp dụng thường xuyên đặc biệt là giành cho giới trẻ trong những dịp nhu cầu tiêu thụ giảm. Bởi với đối tượng tiêu dùng là phụ nữ trung niên thu nhập cao, dù khơng có chương trình giảm giá, với khả năng tài chính ổn định cùng các sản phẩm chất lượng tốt, kiểu dáng ưng ý, họ vẫn sẵn sàng chi tiêu, mua sắm.
Thứ nhất, việc nhận thức về chiến lược marketing cạnh tranh của Ban lãnh đạo
Cơng ty cịn chung chung dẫn đến xây dựng một chiến lược marketing thiếu chặt chẽ. Việc tổ chức triển khai chiến lược marketing, cũng như tổ chức thực hiện các giải pháp marketing chưa được đồng bộ, sự phối hợp các bộ phận khác như tài chính, sản xuất chưa có sự ăn khớp.
Thứ hai, việc thu thập thơng tin, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu marketing,
phân tích cơ hội Marketing của các sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức.
Cơng tác thị trường cịn sơ sài, hoạt động hiệu quả chưa cao, các thông tin về đối thủ cạnh tranh và các biện pháp đối phó lâu dài chưa có. Cơng ty chưa coi việc quảng cáo là một công cụ khuyếch trương thực sự. Việc cạnh tranh của cơng ty chỉ nhằm mục đích tiêu thụ chứ chưa nhằm xây dựng một hình ảnh thực sự về mình, lựa chọn thiết kế thơng điệp truyền thông chưa phát huy hết tác dụng.
Thứ ba, Công ty chưa chủ động trong khâu khai thác nguyên phụ liệu, nguồn
nguyên phụ liệu còn phải nhập khẩu là chủ yếu đặc biệt là đối với những nguyên phụ liệu cao cấp. Các cơ sở cung cấp nguyên phụ liệu hiện có chưa thật sự ổn định về chất lượng và mẫu mã theo yêu cầu và giá cả còn cao. Vấn đề này phần nào phụ thuộc vào sự hạn chế của ngành Dệt trong nước. Cơng ty cần tính tốn để có biện pháp xử lý hài hồ các mâu thuẫn: Sự thoả mãn người tiêu dùng - giá cả hàng hoá - chất lượng nguyên phụ liệu trong nước - uy tín doanh nghiệp.
Thứ tư, giáo dục ý thức chất lượng cho các nhân viên phân phối và bán hàng
chưa triệt để dẫn đến nhận thức của nhân viên phân phối và bán hàng về chất lượng trong chính cơng việc của họ còn hạn chế, vai trò của lãnh đạo chưa phát huy mạnh mẽ tại khâu này.
Công tác chuẩn bị sản xuất cịn yếu, hàng hố sản xuất khơng kịp thời do: Trình độ năng lực quản lý của cán bộ phòng còn hạn chế kỹ thuật quản lý chưa tốt, làm việc thiếu phương pháp, thiếu sự quán xuyến; Kho hàng sắp xếp chưa hợp lý, không khoa học dẫn đến việc cấp phát hiệu quả thấp.
Công tác bảo quản, vận chuyển, sắp xếp các sản phẩm hàng hoá đang trong q trình dự trữ hoặc hàng hố tồn tại các cửa hàng vẫn chưa được quan tâm đúng mức làm cho chất lượng sản phẩm bị giảm sút.
Thứ năm, công ty chưa thật sự nhận thức được tầm quan trọng của cơng nghệ
xúc tiến thương mại nên cịn hạn chế trong đầu tư. Sự quản lý chồng chéo giữa các cấp khiến nhân viên khơng biết nghe theo ai, làm theo u cầu gì.
Thứ sáu, tổ chức thực hiện và kiểm tra Marketing thường khơng có kế hoạch
và bài bản. Hoạt động kiểm tra Marketing không rõ, mà chỉ dừng lại ở việc kiểm tra kế hoạch quý, năm về một số chỉ tiêu như lợi nhuận, tiêu thụ. Công ty cũng tiến hành kiểm tra đánh giá khả năng sinh lời thực tế của các nhóm sản phẩm, các kênh phân phối và quy mô đơn hàng, tuy nhiên hoạt động kiểm tra chiến lược Marketing xem có phù hợp với tình hình thị trường nữa khơng thì hiện tại là chưa triển khai được.
Các hoạt động quản lý chất lượng trong phân phối và bán hàng còn chưa rõ ràng, cụ thể, một số hoạt động chưa được quy định thành văn bản, chưa có kế hoạch cụ thể, khơng có tổ chức. Các hoạt động này thường khơng phải do nhân viên phịng QA đảm nhiệm mà là do tổ thanh tra được thành lập khi có kế hoạch thanh, kiểm tra, thường thì tổ kiểm tra này là do nhân viên phòng kinh doanh đảm nhiệm. Như vậy, quyền hạn và trách nhiệm của phịng QA trong hoạt động này sẽ khơng có, dễ dẫn đến sự chồng chéo, khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG MARKETING- MIX TẠI CÔNG TY TNHH SX, TM VÀ
ĐT TÂN PHÁT GIAI ĐOẠN 2015-2018 4.1 Cơ hội và thách thức của thị trường thời trang công sở Việt Nam trong những năm sau.
4.1.1 Cơ hội (O)
1. Thị trường nội địa với trên 80 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên, nhu cầu hàng dệt may của khách hàng hiện tại chưa khai thác hết, gia tăng theo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam và sự thay đổi cơ cấu chi tiêu hộ gia đình.
2. Nguyên liệu vải sợi nội địa đã có thể đáp ứng một phần nhu cầu của sản xuất của doanh nghiệp do công nghiệp dệt đã có những bước phát triển, đặc biệt là sau khi thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển cơng ty Bơng Việt Nam làm thành viên của tập đồn Dệt May Việt Nam.
3. Có nhiều tổ chức cung cấp vốn do hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phát triển và hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã bước đầu phát triển, nhiều tổ chức cung cấp máy móc thiết bị cho doanh nghiệp thơng qua các triển lãm, chào hàng,... với điều kiện thuận lợi.
4. Chính phủ đang nỗ lực cải tiến và hoàn thiện các hoạt động của cơ quan quản lý và chính sách phát triển kinh tế Việt Nam.
5. Hệ thống các trường đại học quản lý, kỹ thuật đang phát triển dần dần cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu về quản lý và sản xuất của doanh nghiệp cũng như nâng cao chất lượng giáo dục, nhiều mối quan hệ nhà trường và doanh nghiệp đã được thiết lập. Sinh viên trong q trình học tập có thể nâng cao kỹ năng thực hành của mình đáp ứng tốt nhất yêu cầu của doanh nghiệp.
4.1.2 Thách thức (T)
Đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh ngoài nước ngay trên thị trường nội địa. Trước hết là chịu sự cạnh trạnh của Trung Quốc - người khổng lồ trong ngành may mặc. Các nước ASEAN với lợi thế thị trường tiêu thụ sẵn có, giá thành sản xuất vừa phải, đã tự túc được nguyên liệu và phụ kiện có chất lượng cao nên giá thành rẻ, lại có nhiều nhãn mác quen thuộc trên thế giới. Bên cạnh việc cạnh tranh với những nước này trên thị trường quốc tế thì cơng ty cũng phải chịu sự cạnh tranh của những nước này ngay tại thị trường nội địa khi mà các sản phẩm may mặc được
nhập khẩu với nhiều nguồn khác nhau đang chiếm một phần khơng nhỏ thị trường Việt Nam. Ngồi ra, cơng ty Tân Phát cịn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các công ty trong ngành, đặc biệt là những cơng ty đã có nhiều năm phát triển và định vị sản phẩm, thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Các cơng ty với 100% vốn nước ngồi là những cơng ty có kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý giỏi,...
1. Khung pháp luật chưa đồng bộ, thiếu hồn chỉnh lại hay thay đổi gây khó khăn cho doanh nghiệp.
2. Với thực trạng hiện nay là các sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam vẫn cịn có đơn vị nặng về gia cơng, xuất khẩu dưới các thương hiệu nước ngồi, ngun phụ liệu chủ yếu là ngoại nhập. Trên thế giới, các thương hiệu thời trang Việt cũng chưa có tên tuổi.
3. Yêu cầu của khách hàng trong nước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, sự sáng tạo, độc đáo... của sản phẩm.
4. Chất lượng của cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật và sản xuất trên thị trường lao động thấp. Do cách đào tạo truyền thống của Việt Nam, sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng thực hành yếu, nhà trường và doanh nghiệp có mối quan hệ lỏng lẻo nên lao động quản lý thiếu điều kiện hiểu biết và thực hành chuyên sâu. Lao động kỹ thuật chuyên ngành dệt may được đào tạo tại các trường Đại học chưa đáp ứng đủ nhu cầu, lao động thiết kế sản phẩm thời trang thiếu trầm trọng và chưa được đào tạo tồn diện.
5. Các hỗ trợ của Chính phủ như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về xuất khẩu, hỗ trợ vay với lãi suất thấp đối với Ngành dệt may khơng cịn.