Bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Rủi ro trong giao dịch qua internet banking tại một số NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 657 (Trang 39)

5. Kết cấu Khóa luận

1.3.3. Bài học rút ra cho Việt Nam

Từ những trường hợp xâm hại hệ thống thông tin của các nước trên thế giới, đi kèm với những hậu quả nghiêm trọng, Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng cần rút ra những bài học cho mình. Khơng chỉ trong việc đối phó với những kẻ tấn công, việc nâng cấp các hệ thống bảo mật, bổ sung những kiến thức về giao dịch an toàn cho người dùng cũng cần được chú trọng.

Trước hết, các NHTM cần phải nhận thức đầy đủ về nguy cơ, hậu quả của các cuộc tấn cơng mạng nói chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Xét riêng về Internet banking, khi khách hàng bị đánh cắp thông tin tài khoản, thẻ tín dụng, thơng tin đăng nhập thì với các cơng cụ thực hiện giao dịch qua Internet banking, kẻ tấn công dễ dàng thực hiện hành vi rút tiền từ tài khoản, chuyển tiền, thanh toán điện tử... bằng tài khoản ngân hàng của người bị hại. Do đó mà việc bảo mật thông tin khách hàng là trách nhiệm và nghĩa vụ với ngân hàng và chính khách hàng để bảo vụ quyền lợi, tài sản và các lợi ích khác của mình. Hơn nữa, trong trường hợp ngân hàng có khách hàng bị đánh cắp tiền trong tài khoản vì bất cứ lý do gì, ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro danh tiếng rất nặng nề và lâu dài (đây là rủi ro do khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư hoặc cơng chúng có phản ứng tiêu cực về uy tín của tổ chức tín dụng- theo Thơng tư 08/201/TT-NHNN)

Các cơ quan nhà nước cũng như các ngân hàng cần phối kết hợp để đầu tư mở rộng hơn nữa các dự án nghiên cứu và các sản phẩm công nghệ trong lĩnh vực an ninh mạng. Sau những tổn thất nặng nề gây ra bởi tin tặc, các quốc gia trên thế giới đều đầu tư mạnh cho lĩnh vực bảo mật thông tin, thành lập các cơ quan chuyên ngành trong lĩnh vực an ninh mạng. Hiện nay Việt Nam có cơ quan chuyên quản trong lĩnh vực an ninh mạng là Cục An ninh mạng thuộc Bộ Công an. Tuy nhiên để có thể sát sao hơn trong lĩnh vực an tồn thông tin của một ngành đặc thù như ngân hàng vẫn cần những cơ quan chuyên biệt, những chính sách riêng và những

Thực hiện các chương trình thiết thực về giáo dục kiến thức an tồn thơng tin mạng, thu hút nhân tài, nghiên cứu phát triển và thử nhiệm các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an tồn thơng tin cũng như tổ chức khắc phục hậu quả của các cuộc tấn công mạng. Những nỗ lực liên tục của tổng thống Obama trong hai nhiệm kỳ làm tổng thống Hoa Kỳ có thể nói là tấm gương sáng trong nỗ lực xây dựng luật pháp và các chương trình về an ninh mạng.Thực tế là điều này vô cùng cần thiết tại Việt Nam, trong bối cảnh

Đưa ra những quy định nghiệm ngặt bắt buộc thực hiện dành cho các công ty, các tổ chức khi sử dụng dữ liệu về cá nhân, nhằm đảm bảo họ có trách nhiệm tối đa

trong việc lưu giữ, sử dụng hợp lý và đảm bảo an toàn cho nguồn dữ liệu mật này. Bởi việc đưa những thơng tin cá nhân của mình cho người cá nhân, tổ chức khác sử dụng là người dùng đang phải đối mặt với hàng loạt những mối nguy hại có thể gây ra những thiệt hại nặng nề về tài sản, danh tiếng,... cho bản thân. Ve nội dung này, bộ Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) của Liên minh Châu Âu có thể được đề cập như một tài liệu tham khảo giá trị. Bởi đối với những quy định tại đây, quyền lợi của khách hàng cũng như nguồn dữ liệu về thông tin cá nhân của họ được đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hơn thế, khách hàng cịn có quyền trong việc cho phép sử dụng và thu hồi các dữ liệu về bản thân.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG GIAO DỊCH QUA INTERNET BANKING TẠI MỘT SỐ NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Tình hình phát triển Internet banking tại các NHTM Việt Nam 2.1.1 Điều kiện phát triển Internet banking tại Việt Nam

Hiện nay, mơi trường kinh tế xã hội có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển Internet banking. Hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay đang nỗ lực tận dụng các yếu tố nội lực và cơ hội đến từ thị trường để tăng cường hoạt động cung cấp dịch vụ qua các kênh NHĐT, trong đó tiêu biểu là Internet banking.

2.1.1.1 Kinh tế - xã hội

- Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng

Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt và ổn định. Với những cải thiện đáng kể về thứ bậc đáng kể trong các bảng xếp hạng quốc tế về nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đang khẳng định đà tăng trưởng của mình. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đánh giá tăng 5 bậc đối với Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam, lên vị trí thứ 55/137 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mơi trường kinh doanh của Việt Nam cũng được Ngân hàng Thế giới (World Bank) tăng hạng -14 bậc, vươn lên đứng thứ 68/190 nền kinh tế. Chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 12 bậc, đạt thứ hạng 47/127 - thứ hạng cao nhất mà Việt Nam từng đạt được cho tới nay. Đối với triển vọng Việt Nam thì được tổ chức Moody’s và Fitch nâng từ mức ổn định lên mức tích cực. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Mỹ) hơm 15/05/2018 vừa qua thông báo nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR) của Việt Nam từ mức “BB-“ lên “”BB” với triển vọng “Ổn định”...

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra trong những năm qua, thậm chí chỉ tiêu này trong quý I/2018, được ước tính đã tăng 7,38% so với cùng

kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của quý I trong 10 năm gần đây (Theo Báo cáo

8.00% 7.00% 6.00% 5.00% 4.00% 3.00% 2.00% 1.00% 0.00% 6.42% 6.24% 5 98% 6.6 8 % 6.21% √0 I

Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2009- 2017

Nguồn: Tổng cục thống kê

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được duy trì ở mức ổn định, mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra nhưng đang có xu hướng thay đổi tích cực.

Biểu đồ 2.2. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng bình qn theo năm CPI giai đoạn 2007-2017

Khơng những vậy, theo Bộ Ke hoạch và Đầu tư, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam cũng đã tăng trưởng trên nhiều mặt. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2017 đã tăng khoảng 6%, cao hơn so với mức tăng 5,29 % của năm 2016. Nếu tính theo giá hiện hành, đạt khoảng 93,2 triệu đồng/lao động. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế cũng ngày càng tăng, năm 2017 đạt mức 44,13%, cao hơn so với bình quân giai đoạn 2011-2015 (33,58%) và cao hơn so với năm 2016 (40,68%)...

- Thị trường chứng khốn tăng trưởng ấn tượng, lập nhiều kỳ tích

Cuộc khủng khoảng của thị trường chứng khốn sau thời kỳ tăng trưởng nóng từ những năm 2006 - 2008 đã từng khiến thị trường chứng khoán Việt Nam với chỉ số VN-index thấp kỷ lục, chạm đáy 235 điểm hồi tháng 2 năm 2009.

Tuy nhiên, những năm gần đây, thị trường này đã trở thành điểm sáng trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong ba tháng đầu năm 2018. Trong khi các sàn chứng khoán lớn trên thế giới giảm điểm, chứng khoán Anh giảm hơn 8% ,Mỹ giảm 2,5%, Nhật giảm gần 6%, thì Việt Nam lại tăng đến 19,33%. Liên tục xác lập những kỷ lục mới. Ngày 09/04/2018 chỉ số này đã vượt mốc 1211 điểm và hiện vẫn đang duy trì ở mức cao. Ơng Nguyễn Thế Minh - Phó giám đốc kiêm Trưởng nhóm Phân tích thị trường vốn, Khối khách hàng cá nhân của công ty Chứng khốn Sài Gịn (SSI) nhận định, trong năm 2018 thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng. Chỉ số chính - VN- Index sẽ tiếp tục đạt các ngưỡng cao mới và thậm chí có thể sẽ vượt mức đỉnh năm 2007. Tính thanh khoản sẽ duy trì ở mức cao, và chỉ số VN-index có thể đạt đến mức 1.340 điểm.

Tình hình khả quan cũng như tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong năm 2018 được củng cố bởi những điều kiện kinh tế rất cụ thể. Trung tâm nghiên cứu của công ty chứng khốn MBS đã có những phân tích đúng đắn ngay khi bước vào năm 2018, và thực tế quý I đã cho thấy sự hợp lý đó. Cụ thể, đơn vị này cho rằng năm 2018 là năm bản lề trong giai đoạn 2016 - 2019 thực hiện mục tiêu đưa thị trường chứng khốn Việt Nam thăng hạng lên nhóm thị trường chứng khốn mới nổi. Do đó, những quyết sách của Chính phủ trong việc đưa thị

trường tiệm cận với tiêu chí của nhóm thị trường này chắc chắn sẽ được thể hiện mạnh mẽ. Đồng thời, năm 2018, theo kế hoạch sẽ cổ phần hóa hơn 64 doanh nghiệp nhà nước, con số này nột bật hơn hẳn so với năm 2017 và đây được kỳ vọng là sự kiện sẽ tiếp tục giúp thị trường chứng khốn thu hút mạnh dịng vốn đầu tư trong nước cũng nhu dịng vốn ngoại. Chỉ tính riêng quy mơ vốn của 10 doanh nghiệp lớn nhất trong danh sách trên, giá trị đã đạt hơn 384.206 tỷ đồng, là giá trị lớn nhất từ trước tới nay trong kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong 1 năm.

Hoạt động thoái vốn tại doanh nghiệp lớn cũng sẽ diễn ra với quy mơ lớn trong năm 2018, có thể lớn hơn nhiều so với con số đã thực hiện trong năm 2017. Với chính sách cổ phần hóa gắn với niêm yết của Chính phủ thì năm 2018 có thể tiếp tục là năm ghi nhận sự mở rộng nhanh về quy mơ niêm yết trên thị trường chứng khốn, là một điều kiện quan trọng giúp thị trường được nâng hạng lên thị trường mới nổi trong năm 2019.

- Sự bùng nổ TMĐT và thanh toán điện tử

Năm 2017 tốc độ tăng trưởng TMĐT đã tăng trên 25% và tốc độ này có thể được duy trì trong giai đoạn 2018-2020, (theo Báo cáo chỉ số TMĐT 2017 của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam).

Các phương tiện thanh toán điện tử lần lượt xuất hiện cũng làm nên cuộc cách mạng trong thanh toán trực tuyến tại Việt Nam. Theo hãng nghiên cứu thị trường Statista, so với năm 2016, tổng các giao dịch thanh toán điện tử tại Việt Nam đã tăng 22% trong năm 2017 lên đến 6,14 tỷ USD. Con số này được dự đốn sẽ cịn tăng gấp đơi, chạm ngưỡng 12,33 tỷ USD vào năm 2022.

Doanh thu tăng mạnh của các website bán hàng và các sàn giao dịch điện tử: Báo cáo Thương mại điện tử 2015 của Cục Thương mại và công nghệ thông tin (Bộ Công thương) cho thấy: Tổng doanh thu trong 10 tháng đầu năm 2015 của 839 website TMĐT bán hàng tham gia khảo sát ước đạt 11.624 tỷ đồng. So với năm 2014, doanh thu 10 tháng đầu năm của 875 website TMĐT bán hàng tham gia khảo sát là 8.084 tỷ đồng. 10 website TMĐT của các doanh nghiệp tham gia

khảo sát dẫn đầu về doanh thu gồm: Tổng công ty Hàng không Việt Nam (vietnamairlines.com), Công ty Thế giới di động (thegioididong.com), Công ty VNG (esale.zing.vn), Công ty Bán lẻ kỹ thuật số FPT (fptshop.com.vn), Công ty TNHH Recess (lazada.vn), Công ty Thương mại Nguyễn Kim (nguyenkim.com), Công ty Pico (pico.vn), Công ty TNHH Cao Phong (dienmaycholon.vn), Công ty TNHH Thương mại VHC (hc.com.vn), Công ty TNHH Kỹ nghệ Phúc Anh (phucanh).

Theo báo cáo, đối với các website cung cấp dịch vụ TMĐT (sàn thương mại điện tử), thì 105 sàn TMĐT tham gia khảo sát có cung cấp số liệu cho biết, tổng doanh thu trong 10 tháng đầu năm 2015 ước đạt 1.960 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần so với cùng kì năm 2014. Top 10 sàn TMĐT tham gia khảo sát có tổng doanh thu cao nhất từ hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT như thu phí gian hàng, thu phí thành viên, quảng cáo, phí dựa trên phần trăm đơn hàng bao gồm: Công ty Recess (lazada.vn), Công ty Giải pháp Công nghệ Hịa Bình (chodientu.vn), Cơng ty TNHH Hotdeal (hotdeal.vn), Công ty Vật giá Việt Nam (vatgia.com), Công ty VCCORP (enbac.com), Công ty VCCORP (rongbay.com), Công ty Công nghệ Sen đỏ (sendo.vn), Công ty Cùng Mua (cungmua.com), Công ty Quảng cáo trực tuyến 24H (deca.vn), Công ty TNHH Vin-Ecom (adayroi.com).

Để đạt được kết quả về doanh thu như trên, không thể thiếu vai trị của các cổng thanh tốn trực tuyến, đóng vai trị trung gian giữa người mua hàng và người bán. Mua sắm trực tuyến với hàng hóa dịch vụ đa dạng được đáp ứng tại tại các cổng thanh toán lớn tại Việt nam như: eBay, Paypal, Jetstar, TVshopping, AirMekong, muaban.net, VietnamAirline, Air Asia, Vietjet Air, vinagame...

- Ngành ngân hàng lạc quan, tăng trưởng tín dụng ổn định

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (01/2018), cuộc khảo sát các TCTD và ngân hàng tại Việt Nam trong tháng 12/2017, kết quả cho thấy: 56,3% TCTD nhận định tình hình kinh doanh tại thời điểm hiện tại của họ “tốt” (cao hơn so với tỷ lệ 52,2% cuối quý III/2017 và 54% của cùng kỳ năm 2016), trong đó 11,5% TCTD cho biết tình hình kinh doanh hiện tại của họ có thể đánh giá là “rất tốt”. Đánh giá

cho cả năm 2017, 85,5% TCTD nhận định tình hình kinh doanh cải thiện hơn so với năm 2016, trong đó 31,3% TCTD kỳ vọng “cải thiện nhiều”. Về nhận định về kết quả hoạt động trong năm 2018, 88,6% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh của cả năm tiếp tục cải thiện hơn so với năm 2017, trong đó 29,2% TCTD kỳ vọng họ sẽ “cải thiện nhiều”.

Hầu hết các TCTD cho rằng các nhân tố nội tại của họ đã và sẽ duy trì ở mức ổn định cao, có những diễn biến tích cực trong q IV/2017 và dự kiến tiếp tục cải thiện trong cả năm 2018. Trong đó, yếu tố được cho là cải thiện tích cực nhất là “Chính sách và dịch vụ chăm sóc khách hàng của TCTD”.

Bình quân kỳ vọng về tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2017 của tồn hệ thống ước tính ở mức 15,86%. Trong năm 2018, tỷ lệ này bình quân kỳ vọng đạt 19,33%, cao hơn nhiều so với mức bình quân kỳ vọng 13,4% của các TCTD tại cuộc điều tra cùng kỳ năm trước (2016).

Quản lý thanh khoản và xử lý nợ xấu đạt kết quả tích cực. Các TCTD nhận định thanh khoản hệ thống ngân hàng thời điểm hiện tại tiếp tục ở trạng thái “tốt” đối với cả VND và ngoại tệ, và được kỳ vọng tiếp tục duy trì trạng thái tích cực trong cả năm 2018. Dự kiến đến cuối năm 2018, các TCTD tiếp tục kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng được giữ ở mức thấp, bình qn tồn hệ thống kỳ vọng đạt 2,43%, trong đó, hầu hết các nhóm TCTD dự kiến tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng bình qn của tồn hệ thống đến cuối năm điều chỉnh giảm đáng kể so với cuối năm trước.

4.00%

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nợ xấu tại một số NHTM Việt Nam năm 2016-2017

Nguồn Ngân hàng Nhà nước Việt nam

o Nhu c t

Đang là thời gian tăng trưởng trong chu kì kinh tế, bởi vậy mà hoạt động vốn trở nên sơi nổi đặc biệt là nhóm khách hàng doanh nghiệp với nhu cầu tín dụng tăng cao. 64,5% TCTD nhận định tổng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng trong quý IV/2017 tăng rõ rệt so với quý III/2017 - tỷ lệ này vượt trội hơn hẳn so với các cuộc điều tra trong các năm trước của NHNN. Năm 2018, 78,1% TCTD kỳ vọng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng sẽ tăng lên so với năm 2017; trong đó, nhu cầu sử dụng vốn ngân hàng tiếp tục được TCTD kỳ vọng tăng cao.

o Nhu c u nhân l

Mặc dù 52,1% TCTD cho biết đã tuyển thêm lao động trong Quý IV/2017 nhưng vẫn có đến 25,3% TCTD nhận định họ đang thiếu lao động cho những công việc hiện tại. Trong năm 2018 dự kiến sẽ tiếp tục tuyển thêm để đáp ứng nhu cầu

nhân lực phục vụ cho công việc và kế hoạt mở rộng quy mô nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận với 52,1% TCTD dự kiến tuyển thêm lao động trong Quý I/2018. Trong đó chủ yếu là hệ thống các ngân hàng thương mại và 68,7% TCTD dự kiến sẽ tăng

Một phần của tài liệu Rủi ro trong giao dịch qua internet banking tại một số NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 657 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w