0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Mặt nạ hành động

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KIỂU NHÂN VẬT MẶT NẠ TRONG TÁC PHẨM VŨ TRỌNG PHỤNG (Trang 35 -39 )

7. Kết cấu của tiểu luận

3.2. Mặt nạ hành động

Không chỉ là những chiếc mặt nạ ngoại diên mới có thể khắc họa được hình tượng, bản chất của nhân vật. Thông qua kiểu mặt nạ hành động, các nhân vật trong

tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng càng trở nên sôi động hơn, nhộn nhịp hơn, họ là những con rối hoạt động trên sân khấu.

Trong tiểu thuyết Số đỏ, ta bắt gặp chi tiết: thằng Xuân tóc đỏ làm nghề nhặt

ban sân quần bị đuổi việc vì tội “nhìn trộm một cô đầm lúc cô này thay váy”, nhờ đó nó đã “lọt” vào “mắt xanh” bà Phó Đoan. Sự dâm ô của thằng Xuân khiến bà

Phó Đoan thở dài, ngậm ngùi mà rằng: “Trẻ trung ai chả có khi dại dột? Tha thứ là phải, chấp làm gì thiếu niên? Rõ khổ, rõ tội nghiệp! Đuổi người ta như thế mà đành

lòng” [7:II-155]. Sau đó bà ta đến sở cẩm nộp phạt và xin chuộc thằng Xuân ra. Đọc đến đây, người đọc hoàn toàn có thể tin rằng, hành động trên của bà Phó Đoan xuất

phát từ tình thương người, bởi bà “không đành lòng”. Nhưng khi đưa thằng Xuân về đến nhà sau một hồi “tra khảo” bà biết được rằng: Thằng Xuân bị đuổi việc vì bị người ta “hiểu nhầm” lúc nó “đương bịt một cái lỗ ống chì trong buồng tắm của hội

quán!” thì bà Phó Đoan “đứng ngẩn người ra, nuốt sự thất vọng đánh ực một cái”. Đến đây, tiếng cười của độc giả được cất lên, bởi chiếc mặt nạ về “tình thương người” khiến bà phó Đoan phải cứu thằng Xuân đã bị lật ngửa, bà ta hành động xuất

phát từ chữ “dâm” chứ không phải vì thương người. Bằng chứng là: “Bà nhớ lại cả

mấy cái tẽn, cái lầm từ xưa kia... Từ khi bị hiếp, những cảm giác tê mê hiếm có rất

khó tả, rất kỳ quái, cứ theo mãi bà như bóng theo người, lâu dần, việc ấy thành một

ám ảnh. Bà vẫn ao ước - bị hiếp nữa mà không bao giờ cái dịp hiếm có ấy lại tái

hiện. Thành thử bà chỉ có hiếp chồng chứ quả thật - nói có quỷ thần hai vai chứng

dám - bà chẳng được - bị chồng hiếp cho lần nào” [7;II-174]. Thì ra bà Phó Đoan đã bị tẽn và để kiểm chứng lại lần nữa, bà bảo thằng Xuân ngồi đợi để bà ta đi tắm. Xưa nay chỉ có chuyện thằng Xuân tóc đỏ đi dòm trộm đàn bà, nay có chuyện ngược đời, bà Phó Đoan “đi vào buồng tắm, cách chỗ Xuân ngồi chờ có vài bước

chân. Bà cởi quần áo, đội cái mũ cao su bịt kín tóc, vặn máy nước. Từ cái bông hoa

sen kẽm, nước trút xuống ào ào! Bà Phó Đoan thỉnh thoảng lại vỗ vào bụng, vào

đùi, bì bạch. Rồi bà, than ôi! Trái ngược - bà nhòm qua lỗ khóa xem bên ngoài động

tĩnh ra sao ...” [7;II-174,175]. Hành động đi tắm của bà Phó Đoan chỉ là chiếc mặt

nạ để ngụy trang cho mục đích của bà là muốn xác minh lại lần cuối cùng xem thằng Xuân có phải bị đuổi oan không, nhưng vì mãi xem quyển sách ảnh nên thằng

Xuân cứ ngồi nguyên chỗ. Thất vọng, bà đẩy thằng Xuân sang tiệm may Âu hóa chỉ

vì lí do “anh không phải là người thông minh”. Độc giả đã thấy rõ bản chất của bà

Phó Đoan là không chỉ thích “cưa sừng làm nghé” mà còn rất dâm đãng. Bản chất đó, luôn được bà ta che đậy bằng những chiếc mặt nạ hành động rất tinh vi, nhưng

luôn bị Vũ Trọng Phụng lật tẩy. Cũng có thể xem hành động bỏ tiền ra xây sân quần trong vườn nhà bà Phó Đoan là một chiếc mặt nạ. Theo lời giải thích của người kể

chuyện, bà xây sân quần không chỉ có lòng hâm mộ thể thao mà thôi. “Nhưng mà

còn vì lẽ gì, cái đó đã có đấng Thượng đế biết rõ” [7;II-200]. Phải chăng những hành động lố bịch trên của bà Phó Đoan là tiếng cười mỉa mai mà Vũ Trọng Phụng

dành tặng những me Tây dâm đãng đầy rẫy trong cái xã hội “chó đểu” thời đó? Người ta càng không thể nhịn được cười khi phong trào Âu hóa được chủ trương rất rầm rộ “một cái linh hồn khỏe trong một cái xác thịt khỏe”. Đứng đầu là vợ chồng Văn Minh, bà Phó Đoan, nhà mĩ thuật TYPN v.v... họ hô hào “phải cải

cách y phục cho phù hợp thời trang, cái lối trang điểm cổ làm cho người ta chóng

già, ta phải thay đi mới được” [7;II-181]. Thế là các nhà cải cách ấy, sáng chế

những kiểu mốt lẳng lơ (Ngây thơ, Lưỡng lự, Hãy chờ một phút, Ngừng tay, Lời

hứa, Dậy thì, Chiếm lòng, Chinh phục, Kiên trinh, Nữ quyền ...) để cổ động mọi

người cách tân và ăn mặc theo lối Âu hóa. Nhưng nhà cải cách ấy còn tự lăng xê cho mình rằng: “Chúng tôi chỉ tiến theo luật tiến hóa chung của xã hội. Giữa buổi

canh tân này, cái gì là bảo thủ thì bị đào thải đi!”, “Quần áo để tô điểm, để làm tăng

sắc đẹp, chứ không phải để che đậy. Bao giờ... bao giờ mà y phục tiến bộ đến cực điểm đi đến chỗ tận thiện tận mỹ, thì nghĩa là y phục phải không còn... che đậy cái

gì của người đàn bà nữa!”[7;II-182,183]. Họ chủ trương cải cách, hô hào nghe thật

rầm rộ và đầy “thuyết phục”, thế mà khi ông TYPN bắt gặp vợ mình ăn mặc tân

thời một chút, nhưng vẫn giữ được sự giản dị, kín đáo và ra vẻ đứng đắn - nghĩa là bộ trang phục rất lịch sự và trang trọng: “Cái áo dài giản dị, cổ áo không thuộc mốt

lá sen cũng như không thuộc mốt bánh bẻ, cái quần trắng giản dị kín đáo, đôi giầy nhung đen không cầu kỳ mấy, thì chỉ thấy nó có vẻ đứng đắn thôi” [7;II-192]. Thế

mà ông TYPN lại nổi trận lôi đình, mắng vợ là “Đồ đĩ”, “Đồ lãng mạn”. Ông TYPN hô hào phát động phong trào Âu hóa rõ ràng là hành động mang mặt nạ, để mỗi khi

mang mặt nạ ấy vào ông TYPN trở thành nhà cải cách xã hội, một cuộc “cải cách bề ngoài” đầy nhố nhăng, kệch cỡm. Và khi lột chiếc mặt nạ ấy ra, ông TYPN trở về đúng với con người thật của mình là ngu dốt, lạc hậu, bảo thủ, lừa bịp đó là khi ông ta mắng vợ mình: “Khi người ta cổ động đàn bà thì phải biết là cũng có năm bẩy thứ đàn bà! Khi người ta nói phụ nữ... là nói vợ con chị em người khác, chứ không phải

thì mợ không thể tân thời như người khác được” [7;II-194]. Chao ôi, một nhà cải

cách xã hội mà tư tưởng bảo thủ, lạc hậu đến mức khi vợ mình ăn mặc lịch sự thế

lại bảo là “đồ đĩ”, vậy thì ông ta chưa cải cách nổi tư tưởng (cuộc cải cách bên trong) cho mình thì làm gì cách cách nổi cho ai. Nên cuộc cải cách Âu hóa chỉ là một mặt nạ để ông ta lừa bịp mọi người trong xã hội mà thôi. Phanh phui bộ mặt

thật của ông TYPN cũng đồng nghĩa là Vũ Trọng Phụng đã vạch trần bản chất giả

tạo, phủ định cả một xã hội ngớ ngẩn, nhí nhố, lố bịch, nhố nhăng.

Nói về kiểu mặt hạ hành động sẽ là thiếu nếu ta bỏ qua chi tiết cụ cố Tổ 80

tuổi sắp chết cả nhà cụ Hồng đang ngốn nháo tìm thầy thuốc. Người ta tìm thầy

thuốc thì phải tìm thầy giỏi y thuật để chữa bệnh. Nhưng trớ trêu thay, ở đây con

cháu của cụ cố tổ đang “vắt đầu suy nghĩ” để xem thầy thuốc nào là xoàng nhất và chủ trương: “Mời đốc tờ thì cũng chỉ để cho bệnh nhân chết” [7;II-206]. Việc mời đốc tờ khám bệnh cho cụ cố tổ chỉ là chiếc mặt nạ của lũ con cháu bất nhân, thiếu

tình người của cụ, chúng mời đốc tờ về hình thức chỉ để thực hiện nguyên lí “nhiều

thầy thối ma” còn thực chất chúng chỉ mong cụ cố tổ mau chết để mỗi người được

thỏa mãn một mục đích riêng về tài sản, về sở thích được mặc đồ tang mà thôi. Chúng sống trên nguyên tắc “đồng tiền là tiên là phật” còn tình người đã bị rút kiệt.

Bởi vậy mà trong đêm cụ cố tổ ốm, Tuyết đã lợi dụng chiếc mặt nạ “chăm sóc người ốm” lấy chữ hiếu ra làm cớ để cùng thức với Xuân. Lột trần chiếc mặt nạ, phơi trần bộ mặt thật của lũ con cháu “đạo đức giả” ấy Vũ Trọng Phụng đã cho

người đọc thấy được sự thay đổi đạo đức, đạo lí làm người của lũ người bất nhân

trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Qua việc vạch trần bộ mặt của những kẻ giả

nhân, giả nghĩa, sống thiếu tình người đó, Vũ Trọng Phụng muốn cảnh tỉnh người đọc hãy giữ lấy “nhân tín” của đạo làm người. Sống làm sao cho xứng đáng với

“phần người” của mình, đừng để phần “con” lấn át phần “người”.

Trong Giông tố ta cũng bắt gặp chi tiết về mặt nạ hành động rất điển hình. Nghị Hách là một tên bạo chúa, một nhà tư bản độc ác, tàn bạo, gian hùng hắn sống chà đạp trên sự khổ cực của người dân. Để làm giàu, Nghị Hách đã dùng mọi thủ đoạn bỉ ổi, làm đủ hành động tàn ác, bốc lột quần chúng nhân dân đền cùng cực.

Vậy mà khi cần “nhà triệu phú Tạ Đình Hách đã bỏ ra 250 tạ gạo và một nghìn

đồng bạc, phát chẩn cho dân tỉnh ông”[7; III-277], Nghị Hách đã được báo chí ba kì ca ngợi “công đức nhà triệu phú có óc bình dân”, được quan công sứ gắn huy

chương trở thành “người công dân rất xứng đáng”, “một bậc doanh nghiệp hiểm

hách ít có mà lòng nhân từ bác ái thì lại đáng treo gương cho dân bảo hộ soi chung”.

Phát chẩn cho bốn nghìn cùng dân mà Nghị Hách đã từng bóc lột rất thậm tệ, thực

ra chỉ là một chiếc mặt nạ để che đậy cho bản chất chính trị phản động của hắn và

hành động phát chẩn đó cũng chính là thủ đoạn để Nghị Hách tiến thân lên ghế

Nghị trưởng được dễ dàng. Qua việc làm “giả nhân giả nghĩa” trên của Nghị Hách ,

Vũ Trọng Phụng đã vạch trần bộ mặt thực dân, cáo già đểu giả hết sức trâng tráo, vô liêm sỉ của Nghị Hách .

Không chỉ nhân vật Tạ Đình Hách, mà ở các nhân vật phụ khác, chỉ cần một

vài nét Vũ Trọng Phụng đã lật tẩy bộ mặt thật của từng hạng người với những hành

động rất ngây ngô, đê tiện và trống rỗng về tinh thần: Ở thôn quê thì đủ các mặt hào lý, gặp cơ hội nào cũng có thể tổ chức ăn uống, hút xách, đem lý sự cùn ra mà cãi vã nhau, rồi chửi bới nhau, nhưng lên đến cửa quan thì run sợ, hèn nhát. Ở thành thị, thôi thì đủ hạng người, thượng vàng hạ cám. Những tay doanh nghiệp sắc sảo, gian hùng, “coi đời như canh bạc lớn”, “làm việc thiện để quảng cáo cho mình” có chân trong các hội ái hữu, nhưng kỳ chung không có ai là bạn trên đời”, “đã từng

chủ tọa những ban giải thưởng văn chương mà chưa hề đọc hết một cuốn tiểu

thuyết...”[7;III-201]. Chỉ vài ba nét phác họa nguệch ngoạc Vũ Trọng Phụng đã phanh phui bộ mặt nạ của bọn người này, chúng hành động một đằng, nhưng bản

chất con người chúng lại là một nẻo. Thật là đáng để làm trò cười cho thiên Hạ.

Qua việc khắc họa hình tượng nhân vật bằng hành động Vũ Trọng Phụng đã “dốc ngược, lộn trái” thế giới nhân vật ra soi ngắm nó qua những hành động, cử chỉ

rất kệch cỡm, trái tự nhiên, trái đạo lý, phản nhân tính.Với cái nhìn đầy sắc sảo của Thiên Hư, các nhân vật của ông hành động không phải là để hướng đến mục đích

của hành động và những hành động của các nhân vật là chiếc mặt nạ nhằm ngụy

trang cho những trò hề lố bịch đầy gian xảo.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KIỂU NHÂN VẬT MẶT NẠ TRONG TÁC PHẨM VŨ TRỌNG PHỤNG (Trang 35 -39 )

×