Nhân vật bị mang mặt nạ do hoàn cảnh

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KIỂU NHÂN VẬT MẶT NẠ TRONG TÁC PHẨM VŨ TRỌNG PHỤNG (Trang 27 - 31)

7. Kết cấu của tiểu luận

2.4.Nhân vật bị mang mặt nạ do hoàn cảnh

Sống trong xã hội nhố nhăng, bịp bợm nhân vật không chỉ bị mang mặt nạ có

chủ ý và không chủ ý của người khác mà nhiều lúc nhân vật cũng bị mang mặt nạ

do hoàn cảnh sống.

Chúng ta hãy bước vào thế giới của Số đỏ và lần theo bước chân của thằng

Xuân - nhân vật chính của tác phẩm để cùng xem hoàn cảnh sống đã “chụp” lên nó những chiếc mặt nạ như thế nào?

Nhân vật Xuân Tóc đỏ được hình thành trước hết là trong môi trường bụi đời,

vốn là đứa trẻ không cha mẹ; ở với bác bị bác đuổi vì thói xấu vô đạo đức và Xuân trở thành kẻ lang thang bụi đời: “thằng Xuân lấy đầu hè, xó cửa làm nhà, lấy sấu ở

các phố, các hồ Hoàn Kiếm làm cơm. Nó đã bán phá xa, bán nhật trình, làm chạy cờ

hiệu rạp hát, bán cao đơn hoàn tán trên xe lửa và vài ba nghề tiểu xảo khác nữa.

Ánh nắng mặt trời làm tóc nó đỏ như tóc Tây. Cảnh ngộ đó tạo nên một đứa hoàn toàn vô giáo dục, tuy nó tinh quái lắm, thạo đời lắm”[7; II-150].

Môi trường bụi đời đã làm cho Xuân bị lưu manh hóa, biểu hiện ở những hành

động xấu, cách tán tỉnh cô nàng mía, thái độ của Xuân với cô đầm, lối nói năng vô văn hóa: “Mẹ kiếp”, “nước mẹ gì”. Môi trường bụi đời là sản phẩm của chế độ thực

dân phong kiến. Xuân Tóc đỏ là một đứa vô học, không hề được tiếp nhận ảnh hưởng tốt của giáo dục gia đình, nhà trường. Nhưng vào lúc nó bị bắt vì hành vi xấu

thì Xuân Tóc đỏ lại được bà Phó Đoan giải thoát và được chuyển về môi trường thượng lưu của những kẻ giàu có. Hai lối sống khác biệt nhưng không đối lập nhau.

Nên Xuân Tóc đỏ bị lợi dụng trở thành con rối trong tay những kẻ thượng lưu, để

làm lợi cho mình, chúng đã chủ động đeo cho Xuân những chiếc mặt nạ để Xuân được hợp thức hóa trong xã hội đó. Nhưng từ chủ động chúng lại chuyển sang bị động nên Xuân Tóc đỏ đã nhanh chóng tạo được chỗ đứng trong gia đình của ông bà Văn Minh. Nhưng vốn quen với lối sống hạ lưu nên nó luôn bật ra những lời nói năng vô văn hóa, ví như: “Mẹ kiếp! Con với cả cái!”, “Mẹ kiếp! chữ với chã nghĩa!”, “Mẹ kiếp! Quần với chả áo!”, “Thế này thì nước mẹ gì?”, ‘Mẹ kiếp!

Chẳng nước mẹ gì cả!”v.v... thì lại được mọi người xem đó là những ngôn ngữ bình dân và cho nó sống dễ dãi, không khinh người. Bởi xã hội thượng lưu này đang chủ trương phong trào Âu hóa vui vẻ trẻ trung, phong trào thể dục, giải phóng nữ quyền,

manh trên thì họ lại cho rằng đó là những “ngôn ngữ bình dân”. Do hoàn cảnh sống đang đua nhau chạy theo phong trào bình dân mà người ta “chụp” cho Xuân chiếc

mặt nạ là “người có lối sống bình dân”, nên mới nói năng như thế. Thật là nực cười

khi một kẻ lưu manh, nói năng vô văn hóa lại được xem là người có đầu óc bình dân. Càng nực cười hơn, khi độc giả chứng kiến cảnh một thằng lưu manh xuất thân

là thế mà khi đứng trước đám đông dân chúng với cái giọng trịch thượng của “một

bậc sĩ nhân” như thế này: “Hỡi công chúng! Mi chưa hiểu rõ những lẽ cực kỳ to tát,

nó khiến ta phải đành nhường giải cho nhà vô địch Xiêm La! Quần chúng nông nổi ơi! Mi đã biết đâu cái lòng hy sinh cao thượng vô cùng (nó vỗ vào ngực) nó khiến ta

phải từ chối danh vọng riêng của ta, để góp một phần vào việc tiến bộ trong trật tự

và hòa bình của Tổ quốc! (...) Hỡi quần chúng! Mi không hiểu gì, mi oán ta! Ta vẫn

yêu quý mi mặc lòng mi chẳng rõ lòng lòng ta!...” [7; II - 357, 358].

Với cái tài hùng biện của một người đã thổi loa cho những hiệu thuốc lậu,

với cái tự nhiên của một anh lính cờ chạy hiệu rạp hát, lại được ông Văn Minh vặn đĩa kèn, Xuân Tóc đỏ đã chinh phục quần chúng như một nhà chính trị đại tài của Tây phương, mấy nghìn người bị gọi là mi, không những đã chẳng tức giận chút

nào, lại còn vô cùng cảm phục, tiếng vỗ tay ran lên như mưa rào! Rõ ràng, sống

trong xã hội thượng lưu, nhưng bản chất lưu manh, bịp bợm, vô học của kẻ hạ lưu

trong con người Xuân Tóc đỏ là không hề thay đổi, bản chất đó nó đã ăn sâu vào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

từng huyết mạch, khí quản của Xuân nên nó cũng không thể nào che đậy được bản

chất con người nó. Nếu Xuân Tóc đỏ bước vào sống trong xã hội văn minh tiến bộ

thật sự thì có lẽ nó đã bị đào thải ngay từ bước chân đầu tiên. Nhưng cái xã hội thượng lưu mà nó vừa chuyển vào ấy bản chất cũng lại là một xã hội lưu manh, bịp

bợm nốt nên thằng Xuân Tóc đỏ chẳng những không bị đào thải mà ngược lại nó

còn được cái xã hội đó, cái hoàn cảnh đó “chụp” cho nó những chiếc mặt nạ ngoài sức tưởng tượng của nó. Bởi “nó càng kiêu ngạo, càng làm bộ làm tịch bao nhiêu lại được thiên hạ càng kính trọng, một cái im lặng của nó cũng có giá trị của một cái đặc ân”[7;II-244].

Tiếng cười của độc giả chưa dừng lại ở đó mà lại càng được đẩy lên cao trào khi một hội viên Khai trí Tiến Đức đến nói với Xuân Tóc đỏ rằng: “Xin quan lớn

biết cho rằng tôi lại còn là một biên tập viên trong ban soạn tự vị nữa ạ, bản hội được thiên hạ đồn rằng quan lớn hay nói theo ngôn ngữ bình dân lắm, đại khái như

mẹ kiếp, nước mẹ gì, vân vân... cho nên ngoài việc lại mời quan lớn vào hội, tôi phải

xin phỏng vấn quan lớn để xin phép quan lớn ưng thuận cho những tiếng như thế được ghi vào bộ từ điển đương soạn nữa đấy ạ”[7; II - 365]. Thử hỏi còn gì trớ trêu bằng “trò hề” này nữa không? Đó vốn là những từ vô văn hóa, vậy mà cái xã hội thượng lưu văn minh rởm đó lại đeo cho nó chiếc mặt nạ là “ngôn ngữ bình dân”.

Điều này cũng đồng nghĩa rằng cái xã hội thượng lưu đó đã tự lật tẩy cái mặt nạ mà chúng ngụy trang bằng những phong trào văn minh, Âu hóa, bình dân... để phơi trần

bộ mặt thật của chúng là “khốn nạn”, “chó đểu”, vô nghĩa lí.

Thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Xuân Tóc đỏ bị mang mặt nạ do

hoàn cảnh xã hội sống Vũ Trọng phụng muốn cho người đọc thấy được rằng: Hai

thế giới, sân quần của lớp người giàu sang, đầy quyền lực và vỉa hè của những kẻ

nghèo hèn cách nhau thật mỏng manh, nên thằng Xuân mới có thể đột nhập từ vỉa

hè mặt hạng vào xã hội thương lưu một cách quá ư dễ dàng. Hai thế giới ấy chỉ cách

nhau bằng hàng rào, cây ruối nên khoảng cách của hai thế giới thật nhập nhằng, lẫn

lộn, mong manh. Thằng Xuân chính là phép thử đầy hiệu quả nhằm minh chứng hai điều: một là, dù sang hèn khác nhau hai thế giới thượng lưu và hạ lưu cùng chung bản chất lưu manh, chúng kết hợp với nhau tạo nên thế giới mới, nhốn nháo, phỉnh

nịnh nhau, giễu cợt, nâng đỡ nhau, thách thức nhau để cuối cùng tất cả đạt đến

“vinh quang” của Số đỏ nhẽo nhoét, nực cười. Hai là, thậm tệ hơn, bất ngờ hơn, cái

thế giới thượng lưu sang trọng ấy lại còn lưu manh, giả dối hơn cả thể giới hạ lưu. Hóa ra Xuân Tóc đỏ là biểu tượng của tiếng cười Carnaval, tiếng cười “đảo ngược”:

sự đột phá không gian của Xuân Tóc đỏ từ vỉa hè sang sân quần vừa là sự đưa lên

(hạ lưu được nâng cấp thượng lưu) vừa là sự hạ thấp (thượng lưu hạ cấp xuống hạ lưu).Đây chính là bí quyết để họ Vũ vạch trần, lột tẩy chiếc mặt nạ giả dối, lưu

manh của cái xã hội thượng lưu đó.

* * *

“Con người là tổng hòa các mối quan hệ của xã hội” (Marx), nên sống trong xã hội nào con người sẽ chịu sự chi phối của xã hội đó. Qua nghệ thuật xây dựng hình

tượng kiểu nhân vật bị mang mặt nạ, Vũ Trọng Phụng đã phác họa cho người đọc

vào xã hội ấy, để thích nghi với hoàn cảnh sống, nhân vật “buộc” phải “bị” mang

mặt nạ từ những tác động ở bên ngoài. Đó là những chiếc mặt nạ mà người khác và hoàn cảnh xã hội sống đã “chụp” vào nhân vật. Từ chủ ý mang mặt nạ cho nhân vật người ta lại chuyển sang vô tình không chủ ý từ lúc nào không biết. Trong đường

biên chông chênh không thể phân định rạch ròi: giữa chủ ý và vô tình, bị mang và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được mang mặt nạ, các nhân vật của Vũ Trọng Phụng hiện lên sống động và chân thật vô cùng. Và thế là từ chiếc mặt nạ của nhân vật này Vũ Trọng Phụng lại lật tẩy

luôn chiếc mặt nạ của nhân vật khác, nên bên cạnh kiểu nhân vật bị mang mặt nạ

xuất hiện thêm kiểu nhân vật tự mình mang mặt nạ cho mình nữa. Đó là cơ sở để

CHƯƠNG 3. NHÂN VẬT TỰ MÌNH MANG MẶT NẠ

Hệ quả tất yếu của nhân vật bị mang mặt nạ trong tiểu thuyết của Vũ Trọng

Phụng chính là nhân vật tự mình mang mặt nạ cho mình. Nếu ở chương hai các

nhân vật của họ Vũ là kiểu những con rối truyền thống bị người khác giật dây, thì ở chương ba này các nhân vật của Thiên Hư lại là kiểu những con rối “tự động hóa”

rất hiện đại, tự mình hóa trang cho mình bằng những chiếc mặt nạ: ngoại diên, hành

động, ngôn ngữ nằm che dấu bản chất con người mình. Thông qua các kiểu nhân

vật tự mình mang mặt nạ Vũ Trọng Phụng đã khắc họa sinh động diện mạo, tính

cách nhân vật và giúp người đọc xâm nhập sâu hơn vào lối sống tinh thần của xã hội và bản chất tồn tại của con người.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KIỂU NHÂN VẬT MẶT NẠ TRONG TÁC PHẨM VŨ TRỌNG PHỤNG (Trang 27 - 31)