Mặt nạ ngoạidiên

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KIỂU NHÂN VẬT MẶT NẠ TRONG TÁC PHẨM VŨ TRỌNG PHỤNG (Trang 31 - 35)

7. Kết cấu của tiểu luận

3.1.Mặt nạ ngoạidiên

Mở đầu tác phẩm Số đỏ Vũ Trọng Phụng đã cống hiến độc giả tràng cười khi

khắc họa chân dung bà Phó Đoan từ trong xe hơi hòm bước ra: “Cửa xe mở, một bà trạc ngoại tứ tuần mà y phục còn trai lơ hơn của các thiếu nữ, mặt bự ra những son

và phấn, tóc đen lay láy nhưng mà quăn quăn cả người nặng ít ra cũng bẩy mươi cân, nhưng cái khăn vành dây đúng mốt hết sức thì lại nhỏ xíu và ngắn ngủn có một

mẫu, một tay cầm một cái dù thật tý hon và một cái ví da khổng lồ, tay kia ôm một

con chó bé trông kỳ dị như một con kỳ lân, bước xuống đất một cách nặng nề, vất

vả”[7;II-149,150]. Qua cách miêu tả của người kể chuyện, độc giả vẫn có thể nhận ra đó là một người đàn bà đã đứng tuổi, không còn trẻ trung gì nữa, nhưng lại che đậy bên ngoài những thứ y phục đầy nực cười: Tuổi trạc ngoại tứ tuần mà y phục

còn trai lơ hơn của các thiếu nữ; thân thể đẫy đà, phốp pháp những cái khăn vành dây lại “nhỏ xíu và ngắn ngủn”, cái dù thì “tí hon” mà cái ví da lại “khổng lồ”. Rõ ràng những thứ trang phục trên người bà Phó Đoan là một mặt nạ mà mỗi khi mặc

vào, chúng sẽ giúp bà Phó Đoan trở nên trẻ trung hơn, “trai lơ” hơn. Nhưng cũng

chính mặt nạ đó lại tố cáo cho độc giả biết rằng đây là loại người thích “cưa sừng

làm nghé”.

Không chỉ bà mẹ mà ngay cả đứa con cầu tự (Em chã) của bà ta cũng vậy: Đó

là một cậu con trai đã lớn (đã bước vào tuổi dậy thì - mười một, mười hai tuổi) đã

“đủ tư cách” lắm rồi nhưng lại tỏ ra là còn bé lắm, không chịu mặc quần áo, lúc nào cũng đòi “vạch yếm vú mẹ ra mà sờ vú, rồi lại giả vờ bú ấy” [7; II-277], rồi lại bắt

vú em cõng nó rồi nhong nhong cưỡi ngựa, đêm đến còn đái dầm hai bận mỗi đêm. Càng nực cười hơn khi độc giả bắt gặp hình ảnh lúc đứa con cầu tự ngồi tắm:

“Trong cái chậu thau khổng lồ, một cậu bé to tướng béo mũm mĩm, mặt trông ngẩn ngơ, giá đứng lên thì ít ra cũng cao lớn hơn một thước tây, ngồi vầy nước như một đứa trẻ lên ba. Chung quanh cái chậu thau có vô số đồ chơi bầy la liệt...Nào là con cho bông, con búp bê, cái ô tô, cái tầu bay, cái kèn...”[7, II-167]. Nhưng khi “cậu

bé” ấy đứng lên thì: “Chao ôi! Cậu bé nhưng mà cậu đã lớn lắm. Trần truồng, nồng

nỗng, cậu đứng lên cao tồng ngồng mà hôn mẹ. Cảnh tượng ấy, nếu không có giá trị

quái gở, ít ra cũng hay ho chẳng kém một tấm ảnh khiêu dâm”[7;II-168]. Độc giả có

thể say sưa mỉm cười với sự ngây ngô đến vô nghĩa lí ở cậu bé “đã quá lớn” mà bên ngoài lại chẳng khác gì một đứa trẻ lên ba mà quên mất đây đích thị là một cách tạo

“mặt nạ”. Phải chăng đây cũng chính là một bức tranh biếm họa của một hình tượng

nhân vật vô nghĩa lí đã bị rút kiệt ý thức chỉ còn lại một thực thể vô hồn, ăn nói cử động thì máy móc (Em chã), chân dung đậm tính hình thể, tính xác thịt, giống như

cái vỏ vật chất rỗng tuyếch mà thôi. Đứa con ấy là sản phẩm của một bà mẹ quá ư chăm sóc đến con, vì một cái “hắt hơi”, một cái “nấc” hay đêm đến “đái dầm” ít lại

một lần, cũng đủ để làm cho bà mẹ lo sợ đến phát khiếp vì sợ con “đòi về”. Đằng

sau tiếng cười giễu cợt của Vũ Trọng Phụng bao giờ cũng ẩn giấu sự mỉa mai sâu

sắc.

Độc giả càng không thể nhịn được cười trước sự xuất hiện của một người đàn

ông đứng tuổi, giới thiệu với Xuân tóc đỏ rằng: “Kính chào ngài! Thưa ngài, tôi, tôi

là một người mọc sừng” [7; II - 196]. Trước cách giới thiệu quá độc đáo của ông

Phán “mọc sừng” khiến Xuân tóc đỏ tưởng mình ngủ mê, phải dụi mắt mấy cái và hoảng hốt hỏi lại: “Ngài mọc sừng?” rồi đưa tay sờ lên đỉnh đầu người ấy rồi ngơ

ngác: “Ấ ờ! Ngài chỉ nói đùa chứ ngài có mọc sừng đâu!” Trước câu hỏi ngây thơ

của mình thằng Xuân đã được ông Phán giải thích rằng: “Xin ngài hiểu cho rằng nói (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thế là nói bóng gió. Còn nói cho dễ hiểu thì thế nghĩa là: vợ tôi đi ngủ với giai” [7;

II-196,197]. Thật nực cười, người ta thường bảo “Tốt khoe ra, xấu đậy lại”. Vậy mà

ở đây thì ngược lại, bởi đây là một con người có tài đào mỏ rất xảo quyệt. Đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông ta là chiếc mặt nạ giúp ông ta che đậy bản chất con người mình vừa là phương tiện giúp ông ta đào mỏ được dễ dàng hơn. Nhưng cũng

toàn bộ bản chất con người ông ta: Đó là loại người hám tiền, vì tiền mà bất chấp

mọi thủ đoạn sẵn sàng đánh mất cả danh dự, uy tín, sĩ diện của người đàn ông, trở

thành con rối cho người khác giật dây. Ấy là khi ông Phán bắt được quả tang vợ

mình đi ngủ với trai, lúc đầu ông ta rất tức giận mà quát rằng: “Đồ khốn nạn! Đồ chó đểu!”[7;II-250]. Nhưng sau câu nói công kích của tình địch: “Chúng tôi rất được hân hạnh ... Bẩm ngài, ngài là một người thượng lưu, trước sau vẫn giữ lễ độ

với ngài thưa ngài!” Ông Phán liền hổ thẹn cãi lại: “Thưa ngài, dù tôi là người mọc

sừng thì tôi cũng vẫn là thượng lưu trí thức chứ? [7;II-251]. Từ đấy trở đi, hai bên

đều hết sức lễ phép với nhau để tỏ cho nhau biết cùng là thượng lưu nhân vật và cuối cùng ông Phán bắt tay tình địch, lễ phép nói: “Thôi, kính chào ngài, rất mong

có phen tái ngộ” [7;II-253]. Vậy là từ chủ động ông ta lại chuyển sang bị động,

nhanh chóng biến thành con rối cho tình địch giật dây mà không hề hay biết. Vũ

Trọng Phụng quả rất tài tình khi để cho nhân vật vừa tự đeo mặt nạ vừa tự lột mặt

nạ của mình ra để độc giả có thể chiêm ngưỡng toàn bộ nhân cách của nhân vật. Đọc Số đỏ độc giả không thể nào quên được chân dung của cụ Hồng được

Thiên Hư khắc họa bằng vài nét ngoại diên rất đặc sắc. Một cụ già chưa đến 50 tuổi nhưng “cụ cũng đã làm ra vẻ già cả sắp chết: ra phố là cụ phải mặc áo bông, chưa đến mùa rét cụ đã khoác áo ba đờ xuy dầy sụ; trước khi trả tiền phu xe, cụ phải ôm

ngực ho rũ rượi hàng năm phút và đếm nhầm một xu để phu xe tưởng cụ đã lẫn

lộn”[7;II-204]. Ước mơ của cụ chỉ là được làm cụ cố nên cụ chỉ mong cụ cố Tổ chết để được mặc áo xô gai, chống gậy lụ khụ vừa ho khạc vừa khóc mếu để được thiên hạ khen: “Úi kìa, con trai nhớn mà đã già đến thế kia”. Cụ Hồng đang cố tạo cho

mình chiếc mặt nạ ngoại diên để cho mọi người biết rằng mình đã già cả, sắp chết. Nhưng đằng sau cái mặt nạ ấy là “một người cha nhân từ vì sợ sệt và vâng lời con cái như một người nô lệ”, một người con hiếu thảo với cha đến nỗi chỉ mong cha

nhanh chóng chết đi. Ngoại hình của cụ Hồng hoàn toàn là một thứ “cụ cố chính

hiệu”, nhưng bản chất thì lại là một thứ “cụ cố giả hiệu”, một kẻ ngu dốt chỉ đáng

làm trò cười cho thiên hạ - làm cha không ra cha, làm con không ra con. Thật nực cười!

Đâu chỉ có những chiếc-mặt-nạ-cá-thể về ngoại diên mà còn có mặt-nạ-ngoại- diên-về-đám-đông, điển hình là đám tang cụ cố Hồng. Marx đã từng nói: “Để chia

nước mắt xót xa, đau đớn và nụ cười giễu cợt, sảng khoái. Do đó trong văn học

nghệ thuật xuất hiện cái bi và cái hài...”[10;461]. Với đặc điểm một tiểu thuyết hoạt

kê, tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng đã miêu tả thật sống động bao nhiêu cảnh đời và con người mang tính hài hước, giễu cợt qua những chiếc mặt nạ rất điển

hình. Không chỉ cuộc đời cá nhân của các nhân vật đeo mặt nạ mà ngay cả đám tang

cũng đeo mặt nạ nốt. Với tiêu đề: “Hạnh phúc của một tang gia, Văn Minh nữa

cũng nói vào, một đám ma gương mẫu”[7;II-298], chúng ta không khỏi bật cười bởi

cách thông báo hóm hỉnh của nhà văn. Nội dung sự việc là một chuyện buồn,

chuyện đau đớn, bất hạnh. Vậy mà “tang gia” lại có “hạnh phúc”. Việc tang là nghi lễ thiêng liêng “việc hiếu cần trang trọng việc hỷ có thể buông tuồng”- người đời thường nói thế! Vậy mà, ngôn từ dùng cho cái việc đại hiếu của một đại gia đình cụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cố Hồng lại... hỗn độn, pha trộn tùy tiện chữ Hán, chữ Nôm. Nào “hạnh phúc”, nào

“tang gia”, nào “văn minh”, “gương mẫu” trộn lẫn “cũng nói vào”... “một đám ma”.

Cứ y như chuyện đùa, chuyện vui vậy! Cái sự đùa ấy mở màn cho vở hài kịch mà trên sâu khấu thể hiện rõ hai trạng huống ngược đời, đám tang nhưng không phải đám tang. Nó là một đám... rước. Con người nhưng không phải con người. Họ là... những hình nhân dị dạng, những quái vật. Để chứng minh cho thiên hạ biết sự hiếu

thảo của con cháu họ tổ chức một đám ma thật to. Đó là “một đám ma theo cả lối

Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc soảng và bú dích, và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa (...) Thật là một đám

ma to tát, có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu!”[7;II-305]. Đám ma cụ cố Tổ là chiếc mặt nạ giúp

mọi người trong gia đình cụ Hồng có thể lên mặt với thiên hạ rằng con cháu trong gia đình phải hiếu thảo đến nhường nào mới có thể tổ chức được một đám ma to như thế, “trang trọng” đến thế. Nhưng cũng thông qua chiếc mặt nạ này Vũ Trọng

Phụng cũng đồng thời vạch ra chiếc mặt nạ khác. Đám ma to đến mức đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả thành phố nhốn nháo và vì đám ma quá to, con cháu quá

“hiếu thảo” nên mọi người đi đưa đám cũng nhốn nháo nốt không còn vẻ gì là nghiêm trang nữa. “Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu lần lượt thay nhau mà rộn lên. Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, song le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện

trò về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may.(...) Thật là

đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma. Chen lẫn vào những tiếng khóc lóc, mỉa mai nhau của những

người trong tang gia, người ta thấy những câu thì thào như thế này: - Con bé nhà ai kháu thế? - Con bé bên cạnh đẹp hơn nữa! - Ừ, ừ, cái thằng ấy bạc tình bỏ mẹ! Xưa

kia vợ nó bỏ nó chớ? - Hai đời chồng rồi! - Còn xuân chánh (...) Và còn nhiều câu

nói vui vẻ, ý nhị khác nữa, rất xứng đáng với những người đi đưa đám ma”[7;II- 307]. Vậy đấy, đám tang rất linh đình có đầy đủ mọi thứ nhưng thứ cần nhất lại không có, đó là tình người. Đám tang đầy bi thương lại biến thành cái sân khấu hài

hước, người đọc được thấy một khung cảnh pha tạp, hỗn độn: đồ vật và con người

hỗn độn, âm thanh và màu sắc hỗn độn, việc vĩnh biệt con người và việc đùa vui, cảnh khóc của nhiều người cũng hỗn độn. Đám tang mà “như ở hội chợ”. Đám tang hay là đám rước? Bởi vì, như tác giả kể: “Đám cứ đi”... rồi lại “Đám cứ đi...” nên có thể hiểu là “đám ma”,”đám cưới” hay “đám rước” nó lơ lửng, chơi vơi, hóm hỉnh,

chua chát. Qua chiếc mặt nạ phô diễn đám tang của lũ con cháu, Vũ Trọng Phụng đã lột hết những lớp vỏ con người để trơ ra bộ mặt ma quái giả dối, dị dạng, lừa bịp. Đám ma của cụ cố Tổ làm ta liên tưởng đến đám tang của lão Gôriô trong tiểu

thuyết Lão Gôriô của Balzac. Song, nếu nhà văn vĩ đại người Pháp dùng cái bi để

miêu tả thì Thiên Hư lại dùng cái hài để lật tẩy cái mặt nạ bỉ ổi, bất nhân của lũ người sống trong cái xã hội đầy nhơ nhớp kia.

Các nhân vật trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng hiện lên như những con

rối trên sàn diễn, qua những mặt nạ ngoại diên bên ngoài rất sinh động. Các nhân

vật đã tự hóa trang cho mình bằng những hình thức có thể nhằm che đậy bản chất con người thật bên trong, nhưng càng cố tình che đậy thì chiếc mặt nạ lại càng bị lật

tẩy ra. Rốt cuộc mặt nạ không giúp nhân vật ngụy trang được mà còn làm cho nhân vật trở nên lố bịch hơn và tiếng cười của độc giả lại được vang lên. Đó là tiếng cười đầy thông minh và trí tuệ. Tiếng cười ấy như M.Bakhtin nhận xét: “có sức mạnh tuyệt vời, kéo đối tượng lại gần, lôi cuốn đối tượng vào khu vực tiếp xúc đến thô

bạo, ở đó có thể suồng sã, sờ mó nó từ khắp phía, lật ngửa, lộn trái nhòm ngó từ dưới và từ trên, đập vỡ cái vỏ bề ngoài để nhìn vào bên trong, bóc trần và vạch trần”

[10;467].

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KIỂU NHÂN VẬT MẶT NẠ TRONG TÁC PHẨM VŨ TRỌNG PHỤNG (Trang 31 - 35)