TĂNG CƢờNG KIểM SOÁT VÀ HạN CHế RủI RO TÍN DụNG ĐốI VớI CÁC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khả năng áp dụng các chuẩn mực về an toàn vốn tối thiểu theo hiệp ước basel 3 tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 102 - 107)

liên quan đến đầu tƣ chứng khoán và đầu tƣ bất động sản

Thông tƣ 13 của NHNN Việt Nam đã xếp các khoản cho vay liên quan đến đầu tƣ chứng khoán (bao gồm các khoản cho vay để đầu tƣ chứng khoán và các khoản cho vay các cơng ty chứng khốn) lên mức rủi ro cao nhất- 250%. Do vậy, việc kiểm soát các khoản cho vay liên quan đến mục đích vay này là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến giá trị Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR).

Để nâng cao giá trị CAR, việc giảm tỷ trọng cho vay cho vay đối với các mục đích vay nhiều rủi ro (chứng khoán, bất động sản) trên tổng dƣ nợ tín dụng cần đƣợc tiến hành. Một trong những biện pháp chủ yếu các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng áp dụng là tăng tỷ trọng cho vay các mục đích khác (sản xuất, tiêu dùng…) nhƣng vẫn trên cơ sở tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng chung trong giới hạn cho phép.

Đối với các khoản cho vay phục vụ đầu tƣ chứng khoán, bất động sản đã giải ngân hoặc chƣa giải ngân vốn nhƣng có cam kết cho vay, việc hạn chế rủi ro tín dụng là tất yếu và cần đƣợc tiến hành xuyên suốt trong mọi thời điểm khoản vay cịn/sắp có dƣ nợ.

Việc nâng cao trình độ thẩm định của bộ phận cho vay là một yếu tố giúp giảm thiểu rủi ro. Theo đặc thù kinh doanh bất động sản, tài sản thế chấp cho các dự án kinh doanh thƣờng là tài sản hình thành trong tƣơng lai. Việc định giá các tài sản này thƣờng phức tạp và phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế- xã hội tại

thời điểm thẩm định giá. Tƣơng tự nhƣ vậy, việc định giá tài sản thế chấp của hoạt động kinh doanh chứng khốn- là các loại cổ phiếu và trái phiếu địi hỏi ngƣời thẩm định có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này.

Ngoài ra, một trong những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng là nâng cao chất lƣợng thơng tin tín dụng. Vietcombank có tỷ trọng sử dụng nguồn thơng tin tín dụng tại Trung tâm thơng tin tín dụng (Credit Information Center- CIC) thuộc NHNN Việt Nam và đang hƣớng đến sử dụng thơng tin tín dụng từ PCB- Cơng ty CP Thơng tin Tín dụng Việt Nam. Chất lƣợng thơng tin càng cao thì việc nhận diện nhóm khách hàng (tốt/xấu) đối với các khách hàng có quan hệ với hơn 1 TCTD càng khả thi.

Kiểm soát hoạt động sau cho vay là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lƣợng tín dụng và tăng cƣờng khả năng thu hồi nợ đối với tất cả các khoản vay nói chung và khoản vay phục vụ mục đích kinh doanh bất động sản/ đầu tƣ chứng khốn nói riêng. Hoạt động kiểm sốt này cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và có sự phối hợp của nhiều bộ phận : Khách hàng, Quản lý nợ và Kiểm tra giám sát tuân thủ.

3.2 Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống Xếp hạng tín dụng (Credit Rating System) cho Khách hàng thể nhân và pháp nhân

Hệ thống Xếp hạng tín dụng (XHTD) nội bộ là cơng cụ đo lƣờng rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng theo phƣơng pháp dựa vào một thang điểm thống nhất đánh giá các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng.

Mục đích của hệ thống XHTD của Vietcombank cũng tƣơng tự nhƣ hệ thống CR của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế nhƣ Moody’s hay Standard & Poor là đánh giá về rủi ro tín dụng của Ngân hàng, rủi ro do khách hàng khơng hồn trả vốn vay hoặc rủi ro do Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ cam kết bảo

lãnh cho khách hàng với một bên thứ ba. Căn cứ vào kết quả XHTD, Ngân hàng sẽ xem xét cấp tín dụng, phân loại nợ và quản lý rủi ro theo danh mục khách hàng. [11]

Hệ thống XHTD của Vietcombank đƣợc sử dụng trong hầu hết các văn bản về quản lý Rủi ro tín dụng nhƣ : Chính sách tín dụng ; Quy trình cho vay ; Giám sát rủi ro danh mục tín dụng ; Lập báo cáo quản trị rủi ro ; Phân tích hiệu quả sinh lời của danh mục tín dụng … Hệ thống này đã trở thành một cấu phần quan trọng và là một trong những công cụ đắc lực trong quản trị Ngân hàng và quản trị rủi ro tại Vietcombank.

Hệ thống XHTD nội bộ của Vietcombank đƣợc thực hiện theo Quyết định số 117/QĐ-VCB.CSTD ngày 17/03/2010 của Tổng Giám đốc Vietcombank và đƣợc cấu trúc riêng biệt đối với 03 nhóm đối tƣợng khách hàng chính, bao gồm : Khách hàng doanh nghiệp ; Khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh ; Định chế tài chính.

Thang điểm tối đa đối với mỗi khách hàng là 100, đƣợc chia cho bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính theo tỷ trọng nhất định. Điểm dùng để tổng hợp xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số có tính tới việc báo cáo tài chính của khách hàng có đƣợc kiểm tốn hay khơng đƣợc kiểm toán [9,10,11]

Trên cơ sở tổng điểm từ các chỉ tiêu, khách hàng đƣợc xếp loại vào một trong 16 hạng đối với doanh nghiệp ; 15 hạng đối với khách hàng định chế tài chính và 10 hạng đối với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh. Kết cấu và tỷ trọng điểm của

các bộ chỉ tiêu [9]:

o Mỗi bộ chỉ tiêu (tài chính và phi tài chính) có một số chỉ tiêu cụ thể (chỉ tiêu cấp I). Mỗi chỉ tiêu cấp I có trọng số tính điểm cụ thể. Tổng

trọng số tính điểm của các chỉ tiêu cấp I phải bằng 100% trọng số tính điểm của bộ chỉ tiêu đó.

o Mỗi chỉ tiêu cấp I có một số chỉ tiêu cấp II. Mỗi chỉ tiêu cấp II có trọng số tính điểm cụ thể. Tổng trọng số tính điểm của các chỉ tiêu cấp II phải bằng 100% trọng số tính điểm của chỉ tiêu cấp I tƣơng ứng đó. o Mỗi chỉ tiêu cấp II có một số khoảng giá trị để chấm điểm khách hàng,

đƣợc xác định trên cơ sở số liệu thống kê và đánh giá của Ngân hàng đối với tất cả các khách hàng cùng loại về chỉ tiêu này, đƣợc đánh giá từ mức nhỏ (xấu) nhất đến mức lớn (tốt) nhất. Tƣơng ứng với mỗi khoảng giá trị này là số điểm đạt đƣợc của khách hàng theo chỉ tiêu. o Tùy theo mức độ quan trọng, giữa các chỉ tiêu và nhóm các chỉ tiêu sẽ

có trọng số khác nhau. Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí đánh giá xét trên giác độ tác động đến rủi ro tín dụng. Trọng số của mỗi chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc thù riêng có của mỗi ngành/nhóm ngành kinh tế và loại hình sở hữu doanh nghiệp.

Việc hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại Vietcombank cần đƣợc tiến hành và nâng cấp theo lộ trình cụ thể để tránh việc tiến hành không đồng bộ hoặc khơng nắm vững thuật tốn cũng nhƣ ý nghĩa của hệ thống. Một vài ý kiến để hoàn thiện hệ thống :

o Tiến hành đổi mới và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin- mà cốt lõi là các phần mềm chun biệt để tính tốn và xếp hạng tín dụng. Các phần mềm cần đƣợc thiết kế với nguyên tắc : thân thiện với ngƣời sử dụng (cán bộ chấm điểm- là CBKH và cán bộ quản lý nợ) ; đảm bảo hoạt động thơng suốt, tránh gián đoạn và tuyệt đối chính xác.

o Vì hệ thống XHTD nội bộ dựa vào thơng tin kế tốn tại Báo cáo tài chính (BCTC) của khách hàng doanh nghiệp nên chính chuẩn xác của thơng tin đầu vào là hết sức quan trọng. Tại Việt Nam, đa phần các doanh nghiệp là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), một bộ phận không nhỏ là các doanh nghiệp tƣ nhân (private enterprise) nên việc lập BCTC xác là điều còn hạn chế. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng sử dụng song song 02 loại BCTC : BCTC để cung cấp cho cơ quan thuế (nhằm mục đích giảm thuế) và BCTC cho ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp- đơi khi cịn tồn tại BCTC để cung cấp cho riêng Ngân hàng để tăng tính thuyết phục của hồ sơ vay vốn.

Do đó, để đảm bảo thơng tin đầu vào, Vietcombank nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng báo cáo tài chính có kiể m tốn độc lập. Trong đó, đơn vị kiểm tốn đƣợc khuyến nghị là đơn vị có hợp tác với Vietcombank hoặc đơn vị có uy tín và thƣơng hiệu trên thị trƣờng.

o Đƣa ra nhiều chỉ tiêu phi tài chính và tài chính hơn nữa để tăng tính chính xác và tin cậy của điểm XHTD. Tỷ trọng điểm từng khoản mục tài chính và phi tài chính cần thay đổi theo từng giai đoạn để phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội nói chung.

o Quy định quyền hạn và trách nhiệm cụ thể đối với các cán bộ trực tiếp thực hiện việc chấm điểm XHTD. Qua đó khuyến khích việc đƣa ra các quyết định về lựa chọn các chỉ tiêu cần chấm điểm đối với từng khách hàng (đặc biệt là các chỉ tiêu phi tài chính- đƣợc lựa chọn theo chủ quan của cán bộ chấm điểm XHTD).

o Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quyết định 117 của Tỗng Giám đốc Vietcombank. Qua đó kịp thời có hƣớng xử lý đối với từng trƣờng hợp vi phạm trong việc chấm điểm XHTD tại từng chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khả năng áp dụng các chuẩn mực về an toàn vốn tối thiểu theo hiệp ước basel 3 tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w