1.1 .Rủi ro và rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng
1.2.2. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng theo quan điểm của ủy ban Basel
Hiện nay, với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các tổ chức tài chính, ngân hàng đã đưa ra nhiều khái niệm về quản trị rủi ro TD. Theo tài liệu tập huấn quản trị rủi ro TD của Trường Đào tạo ngân hàng Thụy Sỹ - Á Châu (2012): “Quản trị rủi ro TD là q trình độc lập kiểm sốt và giám sát mức độ chấp nhận rủi ro TD để đảm bảo rằng hoạt động đó nằm trong giới hạn đã định và phù hợp với chính sách, quy trình. Qua đó có thể kiểm sốt được thất thốt trong mức độ có thể chấp nhận được và tránh những tổn thất khơng mong đợi”. Trong khi đó, tài liệu hướng dẫn quản trị rủi ro TD của MAS (Singapore): “Quản trị rủi ro TD là quá trình nhận diện, đo lường, đánh giá, giám sát, kiểm soát và báo cáo rủi ro TD trong một thời gian nhất định, trên cơ sở đó đảm bảo vốn để chống đỡ rủi ro TD đã xác định”. Theo tổ chức
Moody’s Analysis (chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn quản trị rủi ro TD toàn cầu): “Quản trị rủi ro TD là quá trình thực hiện các biện pháp giảm tổn thất bằng cách hiểu một cách đầy đủ về vốn và dự phòng rủi ro TD trong một khoảng thời gian nhất định”, theo quan điểm này thì quản trị rủi ro TD thực chất là quản lý vốn và dự phòng cho rủi ro TD. Theo quan điểm của ủy ban Basel: “Quản trị rủi ro TD là việc thực hiện các biện pháp để tối đa hóa tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo rủi ro TD bằng cách duy trì dư nợ tín dụng trong phạm vi các tham số cho phép”.
Như vậy có thể thấy, khái niệm quản trị rủi ro TD có nhiều cách tiếp cận, các ý kiến, các quan điểm khơng hồn tồn giống nhau, chủ yếu thiên về mơ tả q trình quản trị rủi ro TD. Còn khái niệm quản trị rủi ro TD của ủy ban Basel đã làm rõ được mục tiêu cuối cùng của quản trị rủi ro TD là tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo rủi ro TD luôn trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận.
Với các nội dung đã được đề cập trong các khái niệm quản trị rủi ro TD, để đạt được mục tiêu quản trị theo cách tiếp cận của Ủy ban Basel, quản trị rủi ro TD tại ngân hàng TM phải tập trung vào các vấn đề cơ bản: (a) thiết lập được giới hạn chấp nhận rủi ro TD trên cơ sở mục tiêu chiến lược về rủi ro TD trong từng giai đoạn nhất định; (b) thiết lập các chính sách, quy trình, thủ tục, trong đó xác lập trách nhiệm, quyền hạn cụ thể cho các bộ phận liên quan để đảm bảo rủi ro TD luôn trong mức độ chấp nhận đã xác định của ngân hàng; (c) đảm bảo đủ vốn và dự phòng cho rủi ro TD đã xác định nhằm giảm thiểu tổn thất tín dụng.
1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II 1.2.3.1. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng
Chiến lược quản trị rủi ro TD có thể hiểu là một chương trình, kế hoạch mang tính chất dài hạn về quản trị rủi ro TD với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở rủi ro được kiểm sốt ở mức độ ngân hàng có thể chấp nhận. Chiến lược rủi ro TD bao gồm các nội dung cơ bản: mục tiêu, nguyên tắc quản trị rủi ro TD và các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Chiến lược quản trị rủi ro TD phải đề xuất các mục tiêu tín dụng tổng quát mà ngân hàng hướng tới bao gồm: loại hình cho vay, đối tượng khách hàng, ngành nghề, vùng địa lý, loại tiền cấp tín dụng, kỳ hạn, tỷ suất sinh lời mong đợi, đặc điểm rủi ro của danh mục tín dụng. Xây dựng chiến lược quản trị rủi
ro TD phải tính đến khả năng vốn tự có, mục tiêu tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng, tỷ suất sinh lời dự kiến, sự biến động của môi trường kinh doanh, chu kỳ kinh tế và sự tác động của nó đến cơ cấu và chất lượng danh mục tín dụng.
1.2.3.2. Khẩu vị rủi ro tín dụng
Có thể hiểu khẩu vị rủi ro TD là khả năng, cách thức, mức độ, phạm vi chấp nhận rủi ro tín dụng của một ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu trong hoạt động tín dụng. Nói cách khác, khẩu vị rủi ro TD là khả năng sẵn sàng chấp nhận rủi ro TD của ngân hàng trên cơ sở có sự tính tốn, cân đối giữa rủi ro, lợi nhuận để đảm bảo ngân hàng có thể đạt lợi nhuận cao nhất.
Xác định khẩu vị rủi ro được coi là vấn đề có ý nghĩa quyết định cả q trình và kết quả quản trị rủi ro TD của một ngân hàng. Khi xác định khẩu vị rủi ro TD, ngân hàng tính đến năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng, kỳ vọng của cổ đông, cơ quan quản lý nhà nước và các bên có lợi ích liên quan khác. Trong đó, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản: (i) đảm bảo tính tồn diện, bao hàm mọi rủi ro ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động tín dụng; (ii) Phải đo lường được sự tác động của rủi ro TD: mô tả cụ thể hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của rủi ro TD lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng; (iii) phải phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng; (iv) Phải thường xuyên đánh giá lại, đảm bảo khẩu vị luôn phù hợp với sự biến động của các yếu tố bên ngồi cũng như tình hình hiện tại của ngân hàng.
Khẩu vị rủi ro TD phải được cụ thể hóa thơng qua: (i) Tiêu chuẩn cấp tín dụng cho từng phân đoạn khách hàng, sản phẩm tín dụng, khu vực địa lý, lĩnh vực kinh tế, loại tiền tệ, thời gian đáo hạn; (ii) Thị trường mục tiêu trong mỗi phân đoạn thị trường, mức độ tập trung/ đa dạng hóa danh mục tín dụng, (iii) Chiến lược về giá (lãi suất tín dụng). Nói cách khác, khẩu vị rủi ro của ngân hàng được thực hiện thông qua việc thiết lập và thực hiện các giới hạn trong hoạt động tín dụng và mức độ, khả năng kiểm soát rủi ro đối với từng phân đoạn thị trường. Khẩu vị rủi ro TD khi đã được xác định phải được triển khai trong hoạt động tín dụng hàng ngày trên tồn hệ thống ngân hàng, các bộ phận trực tiếp kinh doanh tín dụng phải chủ động xác định thị trường mục tiêu và tiêu chí cấp tín dụng phù hợp với khẩu vị rủi ro đã được xác định.
1.2.3.3. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II
Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro TD là cách thức tổ chức, sắp xếp các bộ phận chức năng của hệ thống quản trị rủi ro TD của một ngân hàng TM theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo mối liên kết giữa các bộ phận trong hệ thống nhằm đạt mục tiêu quản trị rủi ro TD ngân hàng đã lựa chọn. Việc thiết lập bộ máy quản trị rủi ro TD thực chất là gắn các cá nhân, các bộ phận trong bộ máy quản trị rủi ro TD với chức năng, quyền hạn và trách nhiệm nhất định nhằm đạt mục tiêu quản trị đã xác định. Vì vậy tổ chức bộ máy quản trị rủi ro TD là cơ sở để thực thi quản trị rủi ro TD.
Theo Ủy ban Basel, mỗi bộ phận chức năng trong bộ máy quản trị rủi ro TD đều đảm nhận vai trị kiểm sốt rủi ro TD ở những khía cạnh khác nhau. Vì vậy, để kiểm sốt rủi ro TD khách quan và hiệu quả, việc tổ chức bộ máy quản trị rủi ro TD cần tránh sự trùng lặp về chức năng, xung đột lợi ích giữa các bộ phận kiểm soát. Cùng với bộ “17 nguyên tắc quản trị rủi ro TD”, Trụ cột 1 và 2 đã thêm 1 bước cụ thể hóa các chức năng kiểm sốt rủi ro TD. Theo đó, bộ máy quản trị rủi ro TD cần đảm bảo sự độc lập giữa chức năng điều hành và chức năng giám sát, giữa chức năng kinh doanh và chức năng đánh giá lại tín dụng, giữa chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro TD và chức năng kiểm tốn nội bộ.
Thơng lệ hiện nay, để đảm bảo các nguyên tắc của Basel, các ngân hàng TM thực hiện tổ chức bộ máy quản trị rủi ro TD “3 vịng kiểm sốt”
Vòng thứ nhất (quan hệ khách hàng): bao gồm các bộ phận trực tiếp kinh doanh, bán hàng. Vòng này thực hiện chức năng xác định, đánh giá, ngăn ngừa, theo dõi và báo cáo rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng. Trên cơ sở tự đánh giá rủi ro TD (nhận diện, xác định, đánh giá rủi ro đầy đủ trước khi cấp tín dụng), bộ phận quan hệ khách hàng lựa chọn khách hàng và chấp thuận cấp tín dụng trong giới hạn khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Đây là vòng đầu tiên và là vòng trực tiếp tiếp nhận rủi ro TD thơng qua hoạt động cấp tín dụng. Vịng này đảm bảo rủi ro TD và mơi trường kiểm sốt rủi ro được thiết lập ngay trong giao dịch tín dụng hàng ngày của ngân hàng. Theo số liệu thống kê tại ngân hàng TM ở các quốc gia phát triển, Vịng quan hệ khách hàng có thể kiểm sốt và hạn chế đến 80% rủi ro TD của một ngân hàng.
Vòng thứ hai (quản lý rủi ro): Vòng này thực hiện chức năng quản lý rủi ro. Để thực hiện chức năng quản lý rủi ro, vòng thứ hai thực hiện các nhiệm vụ cơ bản:
(i) thiết lập chiến lược quản trị rủi ro, khẩu vị rủi ro, chính sách quản trị rủi ro TD;
(ii) xây dựng, ban hành các quy trình, quy chế về hoạt động tín dụng và quản lý rủi
ro tín dụng; (iii) xây dựng hệ thống thơng tin, hệ thống các công cụ, biện
pháp để
nhận diện, đo lường, kiểm soát, giám sát và báo cáo rủi ro TD ở cấp độ từng khoản
tín dụng và danh mục tín dụng; (iv) đánh giá và kiểm sốt hiệu quả hoạt động vòng
thứ nhất. Theo yêu cầu của Ủy ban Basel, hoạt động của vòng thứ hai phải
độc lập
với vòng thứ nhất. Tuy nhiên, Bộ phận quản lý rủi ro TD có vai trị quyết định khả
năng kiểm sốt rủi ro TD của bộ phận quan hệ khách hàng. Bởi vì vịng thứ
hai xác
định đúng chiến lược, khẩu vị rủi ro TD, thiết lập hệ thống quy chế, quy trình phù
doanh, bộ phận quản trị rủi ro TD trong toàn hệ thống ngân hàng. Vịng kiểm sốt này có thể hạn chế khoảng 10% rủi ro TD của ngân hàng.
1.2.3.4. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng a) Nhận diện rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro tín dụng bao gồm tồn bộ q trình theo dõi, xem xét, nghiên cứu mơi trường hoạt động tín dụng và tồn bộ hoạt động tín dụng của TCTD nhằm thống kê được các rủi ro TD nhằm không chỉ loại bỏ các rủi ro đã và đang có mà cịn dự báo các rủi ro có thể xảy ra, từ đó đề ra các giải pháp đo lường, kiểm soát và xử lý rủi ro TD.
- Nhận diện rủi ro TD qua mức độ tài sản có chịu rủi ro: Nhận diện rủi ro TD thơng qua các giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ đảm bảo trong hoạt động của ngân hàng,
mức độ rủi ro của tài sản Có để tính tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu.
- Nhận diện rủi ro TD trước khi cấp tín dụng: Một trong những điều kiện cơ bản để cấp tín dụng cho khách hàng là khách hàng phải có tình hình tài chính lành
mạnh và có tài sản đảm bảo. Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên thơng
tin giả dối này sẽ dẫn tới rủi ro cao. Rủi ro TD trước khi cấp tín dụng chủ yếu tập
trung vào rủi ro lựa chọn đối nghịch với dấu hiệu như khách hàng nơn nóng vay
được tiền bằng mọi giá chấp nhận lãi suất cao; Không xem xét điều khoản
hợp đồng
một cách kỹ lưỡng dễ dàng chấp nhận các điều khoản bất lợi cho người vay;...
- Nhận diện rủi ro TD sau khi cấp tín dụng: Rủi ro TD thường được biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu. Tuy nhiên, những dấu hiệu có tác dụng cảnh báo sớm về khả
năng trả nợ của khách hàng như khách hàng chậm trễ nộp các báo cáo tài chính;
quan giám sát ngân hàng thừa nhận và ngân hàng TM phải công khai thông tin về tổ chức xếp hạng mà họ sử dụng cũng như trọng số rủi ro gắn với từng hạng đánh giá của tổ chức xếp hạng đó.Theo phương pháp này, các tài sản có được phân loại theo 2 chiều. Chiều dọc - theo loại khách hàng bao gồm: Chính phủ, Cơ quan nhà nước, Ngân hàng phát triển đa quốc gia, ngân hàng, cơng ty chứng khốn, Doanh nghiệp, danh mục bán lẻ và các đối tượng khác. Chiều ngang - theo hạng tín nhiệm được cung cấp bởi tổ chức xếp hạng bên ngồi. Hệ số rủi ro mỗi khoản tín dụng được xác định cụ thể căn cứ vào nhóm khách hàng và hạng của khách hàng. Giá trị ròng các khoản tín dụng được điều chỉnh theo giá trị TSĐB.
- Phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB)
Theo các điều khoản của Hiệp ước Basel II, các ngân hàng TM được chấp thuận sử dụng phương pháp đánh giá rủi ro TD dựa trên xếp hạng nội bộ (Internal Rating Based - IRB). Phương pháp này cho phép tự bản thân các ngân hàng đánh giá các thành rủi ro và mức độ rủi ro của danh mục tài sản có của mình để xác định mức vốn tín dụng an tồn tối thiểu. Theo đó, các thành phần rủi ro bao gồm:
+ Xác suất không trả được nợ (PD): Đo lường khả năng xảy ra rủi ro TD tương ứng trong một khoảng thời gian, thường là một năm. cơ sở của xác suất này là số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của KH, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Theo Basel II, để tính tốn được xác suất vỡ nợ trong vòng một năm của KH, ngân hàng phải căn cứ vào dữ liệu lịch sử của KH trong vịng ít nhất 5 năm trước đó.
+ Rủi ro vỡ nợ (EAD): Tổng dư nợ của KH tại thời điểm khách hàng khơng trả được nợ. Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD được xác định khơng q khó khăn. Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hồn thì vấn đề lại khá phức tạp. Theo thống kê của Ủy ban Basel, tại thời điểm không trả được nợ, KH thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn mức được cấp. Do đó, EAD được tính như sau:
EAD = Dư nợ bình qn + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình qn
Trong đó, LEQ là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được KH rút thêm tại thời điểm không trả được nợ. “LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử
dụng bình qn” chính là phần dư nợ KH rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngồi mức dư nợ bình qn.
+ Tỷ trọng tổn thất ước tính (LGD): Những thiệt hại trên cơ sở việc vỡ nợ của khách hàng, thông thường được mô tả bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị danh nghĩa của khoản nợ. Đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ là tỷ trọng tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi KH không trả được nợ mà cịn là lãi suất đến hạn nhưng khơng được thanh tốn và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản thế chấp, chi phí cho các dịch vụ pháp lý và các chi phí khác liên quan...
Theo đó, LGD có thể tính tốn theo cơng thức sau:
LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD
Theo thống kê của Ủy ban Basel, tỷ lệ thu hồi vốn của từng KH, từng khoản vay khác nhau thường có giá trị khác nhau. Do đó, chúng ta khơng nên sử dụng tỷ