Khảo sát mức độ xuất hiện cácgiao dịch đáng ngờ

Một phần của tài liệu Phòng chống rửa tiền thông qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 599 (Trang 64 - 84)

Biểu đồ 2.7: Khảo sát mức độ xuất hiện các giao dịch đáng ngờ

■ Thông tin khách hàng BTai khoản thanh toán BTri giá thanh toán ■ Phương thức thanh toán ■ Thông tin hoạt động kinh doanh

Theo số liệu khảo sát đã được ghi nhận, tỷ lệ mức độ báo cáo giao dịch đáng ngờ thường xuyên xuất hiện rất nhỏ chỉ từ 3-8%. Xét ở mức độ xuất hiện không thường xun, thì dấu hiệu nhận biết qua thơng tin khách hàng chiếm tỷ lệ cao nhất 62%, tiếp theo là dấu hiệu về trị giá thanh toán với 57% và phương thức thanh toán vớ i 48%. Số liệu này cho thấy việc nhận biết thơng tin khách hàng để hình thành các báo cáo giao dịch đáng ngờ là việc cốt lõi trong cơng tác phịng chống rửa tiền. Tuy nhiên, mức độ không xuất hiện các giao dịch đáng ngờ chiếm tỷ lệ từ 32-59% là một tỷ lệ không nhỏ. Số liệu này một lần nữa thể hiện viêc nhận biết các giao dịch đáng ngờ vẫ n chưa đạt được mức tối ưu.

2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CƠNG TÁC PHỊNG CHỐNG RỬA TIỀN THÔNG

QUA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.3.1. Thành tựu đạt được

2.3.1.1. Mức độ thực hiện hoạt động phòng chống rửa tiền

Các ngân hàng thương mại về cơ bản đã đều ban hành các quy định nội bộ rõ ràng về hoạt động phòng chống rửa tiền, phân chia trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bộ phận nghiệp vụ. Mỗi nghiệp vụ thanh tốn quốc tế có đặc thù riêng để thực hiện quy trình tn thủ phịng chống rửa tiền. Các quy định này cùng với cơ cấu tổ chức

tác quản lý, giám sát nội bộ và tuân thủ các thơng tư, nghị định của Chính phủ về phịng chống rửa tiền trong bối cảnh tồn cầu hóa. Bên cạnh đó, các cấp quản lý ln chú trọng việc nhật những thay đổi trong các văn bản luật hiện hành, những xu hướng mới để hoàn thiện các văn bản nội bộ.

2.3.1.2. Đào tạo cán bộ nhân viên

Các khóa đào tạo về hoạt động phịng chống rửa tiền được tổ chức định kỳ cho cán bộ nhân viên và khơng cịn xa lạ ở hầu hết các ngân hàng thương mại. Mỗi nhân viên luôn tự trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm thực tế, kiến thức nghiệp vụ để xây dựng tuyến phòng chống rửa tiền vững mạnh cho ngân hàng. Một số ngân hàng cho nhân viên làm bài kiểm tra, khảo sát kiến thức thực tế dựa trên quy định nội bộ và các văn bản luật của Nhà nước làm cơ sở xác định khả năng hiệu suất hoàn thành các giao dịch đạt chuẩn, không liên quan đến yếu tố rửa tiền và là điểm thưởng cho nhân viên khi tính lương. Bằng cách này nhiều ngân hàng đã có cho mình một lực lượng nhân viên làm việc đạt hiệu suất cao và ln có tinh thần cải tiến trong các phương pháp nhận diện các giao dịch đáng ngờ.

Hiện nay với nguồn nhân lực dồi dào phải kể đến là sinh viên sắp tốt nghiệp, mới tốt nghiệp, các ngân hàng nói chung và các phịng thanh tốn quốc tế nói riêng đều rất chú trọng trong việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực này. Với kiến thức nền tảng về thanh toán quốc tế và đào tạo về cơng tác thực hiện phịng chống rửa tiền, nguồn nhân lực mới được trang bị thái độ nghiêm túc tuân thủ và ý thức được trách nhiệm xử lý và giám sát mỗi giao dịch thanh toán quốc tế.

2.3.1.3. Khả năng kết nối thông tin

Các ngân hàng thương mại hiện nay đều đã thực hiện tổ chức vận hành hoạt động thanh tốn quốc tế theo mơ hình tập trung, tức là cơ chế tập trung các công việc về trung tâm (Hội sở) để xử lý giao dịch và đưa ra quyết định vận hành, các chi nhánh hoạt động với vai trò là đầu mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, ngoại trừ Ngân hàng Agribank vẫn đang vận hành theo mộ hình phân tán, các quyết định thanh tốn thuộc về các cấp quản lý của bộ phận. Với đặc điểm này của các ngân hàng thương mại, mọi thơng tin giao dịch thanh tốn quốc tế được kết nối khá dễ dàng. Cơng tác phịng chống rửa tiền nhờ vậy được thực hiện triệt để trong q trình thanh tốn một cách xuyên suốt.

Bên cạnh đó, để tuân thủ các văn bản pháp luật đã ban hành về phòng chống rửa tiền, các ngân hàng thương mại đang tích cực trong việc thực hiện báo cáo giao dịch đáng ngờ. Sau quy trình thiết lập báo cáo, các ngân hàng thương mại đã chủ động trong việc trình lên Ngân hàng Nhà nước để các dấu hiệu tội phạm được kịp thời xử lý.

2.3.1.4. Khả năng giám sát

Bộ phận chuyên trách được thành lập tại các ngân hàng thương mại có tên là Phịng Phịng chống rửa tiền có vai trị đảm nhận mọi hoạt động liên quan đến phòng chống rửa tiền, từ việc tổ chức các chương trình đào tạo cho nhân viên, đưa ra tư vấn nghiệp vụ khi nhân viên gặp khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp phịng chống rửa tiền, kiểm sốt việc tuân thủ các quy định nội bộ và các chính sách của Nhà nước. Bộ phận chuyên trách này khơng chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình đối với phịng thanh tốn quốc tế mà cịn đảm bảo giám sát tất cả các phịng ban khác, nhờ vậy cơng tác phòng chống rửa tiền được thực hiện xuyên suốt và triệt để . Tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng, bộ phận Phịng chống rửa tiền có trách nhiệm trực tiếp thiết lập các báo cáo giao dịch đáng ngờ và báo cáo mức độ tuân thủ quy định của các phòng ban khác trong hoạt động phòng chống rửa tiền theo định kỳ hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân lý giải

2.3.2.1. Đào tạo cán bộ nhân viên

Việc đào tạo cán bộ nhân viên vừa đạt được những thành tựu, vừa tồn tại những hạn chế nhất định. Ở các ngân hàng thương mại lớn, số lượng nhân viên khá đơng, đi kèm với đó là lượng nhu cầu giao dịch thanh toán quốc tế ngày càng tăng, khiến việc đào tạo cho nhân viên tại phịng thanh tốn quốc tế chắc chắn sẽ phải chia thành các đợt nhỏ để đảm bảo cáo giao dịch được xử lý liên tục và kịp thời. Việc xử lý các giao dịch nhanh và chính xác góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng và là tiêu chí để khách hàng tìm đến nhưng việc đào tạo chia nhỏ khiến việc nắm bắt thơng tin, cập nhật cơng tác phịng chống rửa tiền của các nhân viên khơng đồ ng nhất. Cịn với các ngân hàng thương mại có quy mơ nhỏ hơn, phịng thanh tốn quốc tế thường sẽ có ít nhân viên, khi có đợt tuyển mới, số lượng nhân viên mới vào cần được đào tạo về phịng chống rửa tiền cũng khá ít, dẫn tới việc bộ phận chun trách trì hỗn đến khi đạt đủ lượng học viên để tiết kiệm thời gian và chi phí. Chính điều này dã tạo một lỗ hổng lớn đối với các ngân hàng này khi nhân viên mới ngay từ đầu chưa

nắm được cơng tác tn th ủ hoạt động phịng chống rửa tiề n, có thể gây ra nhữ ng hậu quả khơng xử lý kịp thời.

về vấn đề kinh nghiệm của nhân viên trong việc nhận biết các giao dịch thanh toán quốc tế phần lớn sẽ khó mà đào tạo được trong thời gian ngắn, vì đây là vấn đề tích lũy thời gian và cách xử lý của mỗi nhân viên khi tội phạm diễn biến ngày một phức tạp và tinh vi, xuất hiện hàng trăm cách thức khác nhau để biến đồng tiền bất hợp pháp thành đồng tiền hợp pháp. Các giao dịch thanh toán quốc tế phức tạp chủ yếu sẽ được tiếp nhậ n và xử lý bới nhữ ng nhân viên có kinh nghiệm lâu năm. Việc thiếu kinh nghiệm trong hoạt động phòng chống rửa tiền của những nhân viên non trẻ trong mỗi ngân hàng thương mại là một hạn chế tồn đọng phổ biến, khó tránh khỏi.

2.3.2.2. Hệ thống phần mềm cơng nghệ thơng tin

Các hệ thống phần mềm phịng chống rửa tiền đòi hỏi việc túc trực để đẩy điện đi xuyên suốt, kịp thời trong ngày đối với những giao dịch có cảnh báo trùng khớp giả. Việc đẩy điện này lại hồn tồn thủ cơng do con người trực tiếp làm vào cuối mỗ i ngày đã gây tốn thời gian, chi phí và vẫ n có thể khó tránh khỏi những sai sót nhỏ. Khi thực hiện quét các thơng tin giao dịch thanh tốn quốc tế qua hệ thống phần mềm, những cảnh báo trùng khớp giả vẫn xuất hiện khá nhiều vơ hình chung tăng thao tác và giảm hiệu suất công việc của nhân viên. Như vậy các hệ thống hiện nay hầu như chưa thật sự đạt công nghệ tiên tiến, tối ưu hóa trong việc nhận diện cảnh báo.

Thêm nữa, việc cập nhật và thu thập danh sách cảnh báo trên hệ thống cần thực hiện thường xuyên vì tội phạm rửa tiền vẫn đang lộng hành với tần suất ngày càng nhiều với những chiêu thức mới. Tuy nhiên, bộ phận Phịng chống rửa tiền tại các ngân hàng thơng thường không cập nhật tần suất cao, mà thường cập nhật ít nhất sau mỗi tuần, các thơng tin được qt có thời hạn hiệu lực là 7 ngày, sau 7 ngày nếu giao dịch vẫn chưa được xử lý xong thì mới cần quét lại. Toàn bộ việc cập nhật vẫn phụ thuộc vào việc trực tiếp chủ động theo dõi thơng tin, tình hình trong nước và quốc tế của các cán bộ bộ phận phịng chống rửa tiền. Ở góc độ khác, trên thực tế có những quốc gia bị cấm phận một phần nhưng khi thực hiện thanh toán quốc tế, hệ thống dữ liệu vẫn chặn giao dịch tới tồn bộ quốc gia đó. Khi đó, hệ thống vẫn cần sự can thiệp của con người để mở chặn với giao dịch phù hợp kịp thời.

Liên quan đến vấn đề nhập thông tin để quét trên hệ thống, tên người hưởng, ngân hàng hưởng, ... cần được nhập một cách chính xác tuyệt đối, do hệ thống phần

mềm vận hành theo tính chất kiểm tra đồng bộ “word by word”. Như vậy, nếu thông tin trên thực tế thuộc cảnh báo nhưng nhân viên đã lỡ nhập khác một chữ cái cũng có thể cho ra kết quả khơng trùng khớp. Khi đó, nếu may mắn hơn, hệ thống có thể đưa ra cảnh báo trùng khớp giả để nhân viên tiếp tục kiểm tra lại nhưng trường hợp đưa ra kết quả khơng trùng khớp vẫn hồn tồn có thể xảy ra.

2.3.2.3. Kẽ hở trong các văn bản pháp luật Nhà nước

Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn kèm theo đã được ban hành tại Việt Nam, tuy nhiên một số điều khoản vẫn tồn tại những sơ hở: các hướng dẫn thực thi chưa rõ ràng, mang tính chất hình thực và tính thực tiễn thấp, năng lực và thẩm quyền của các cơ quan thi hành luật chưa được phát huy do nhiều quy định khơng được cụ thể hóa trong các cơ quan này, khiến tội phạm lợi dụng để rửa tiền và khiến ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn. Hiệu lực của Luật Phịng, chống rửa tiền có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 nhưng ứng dụng công nghệ đến thời điểm hiện tại vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu và việc lựa chọn phần mềm phù hợp nhất còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng khi tuân thủ luật. Sự thiếu tính đồng bộ của các văn bản pháp luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Dân sư, Luật Hình sự, ... để lại nhiều kẽ hở, chưa khép kín trong việc thực thi của các ngân hàng thương mại. Đôi khi các ngân hàng miễn cưỡng tn thủ hồn tồn theo các điều khoản vì lý do giữ quan hệ với khách hàng.

STT Các chỉ tiêu đánh giá Căn cứ đánh giá

Các quốc gia nắm vững mỗi nguy hại của việc rửa

tiền và tổ chức phối hợp

- Các quốc gia hiểu được mối nguy hiểm của

việc rửa tiền và nạn khủng bố.

- Tự đánh giá được mức độ rủi ro tại quốc

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Hoạt động thanh tốn quốc tế trên thế giới vì thế đang diễn ra rất sơi nổi tỷ lệ thuận với việc tội phạm rửa tiền có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, từ các quốc gia phát triển đến các quốc gia đang phát triển. Khó có thể thống kê chính xác thời điểm và mức độ diễn biến hành vi rửa tiền xuất hiện tại nước ta, nhưng có những dấu hiệu cho thấy, các nhóm tội phạm quốc tế đã nhắm đến Việt Nam. Những con số thống kê không phải thiếu hiện thực khi hàng trăm vụ án được đem ra xét xử hàng năm theo Bộ luật hình sự và có đến hàng triệu USD có nguồn gốc tội phạm trên lãnh thổ Việt Nam. Trước tình hình cấp bách đó, Ngân hàng Nhà nước đã tiên phong trong việc tích cực tìm kiếm các đối tác hỗ trợ Việt Nam trong cơng tác phịng, chống rửa tiền, đồng thời ban hành các văn bả n pháp lý. Qua số liệu thống kê trong báo cáo của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ rửa tiền thơng qua hoạt động thanh tốn quốc tế tại các ngân hàng thương mại đang ngày càng tăng cao và có khơng xu hướng giảm. Với nhận thức kịp thời của mỗi ngân hàng, các nhà lãnh đạo đã sớm ban hành các quy định về quy trình tn thủ cơng tác phịng chống rửa tiền trong tồn hệ thống ngân hàng nói chung, và trong các hoạt động thanh tốn quốc tế nói riêng cho cán bộ nhân viên của mình. Từ thực trạng việc thực hiện các quy trình cụ thể đã nêu, một số những thành tựu và cả những hạn chế tồn đọng đã được phân tích triệt để, những thành tựu cần được phát huy và những hạn chế cần sớm được khắc phục. Xu thế tồn cầu hố thiết yếu xảy ra địi hỏi việc các ngân hàng thương mại Việt Nam khơng chỉ cần thực hiện tốt các quy định nội bộ và các quy định của Nhà nước mà còn cần tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng trên thế giới. Vấn đề này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả của cơng tác phịng chống rửa tiền trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỊNG CHỐNG RỬA TIỀN THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

Việc hội nhập quốc tế đưa đến nhiều cơ hội nhưng cũng khơng ít thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, nhất là trong vấn nạn rửa tiền. Hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam việc tập trung nâng cao năng lực hoạt động cùng khả năng sẵn sàng đón nhận những thách thức để bắt kịp tốc độ. Để ứng phó với nạn rửa tiề n một cách cơ bản và hiệu quả thì hoạt động phịng chống rửa tiền qua ngân hàng cần hướng đến các mục tiêu:

- Thứ nhất, ngăn ngừa tội phạm lợi dụng hệ thống tài chính có hiệu quả, nâng cao chất lượng quản lý rủi ro của các định chế tài chính, tăng cường sự phát triển hệ

thống hội nhập với toàn cầu.

- Thứ hai, phát triển hệ thống giám sát các nguồn vốn, các mục đích thanh tốn quốc tế, cải thiện các báo cáo giao dịch đáng ngờ, tăng cường sự hợp tác và chia sẻ

thông tin giữa các cơ quan phòng chống rửa tiền.

- Thứ ba, ngăn chặn, chống tội phạm rửa tiền với mục tiêu xây dự ng mạng lưới quốc tế hiệu quả, bao gồm chống rửa tiền xuyên quốc gia.

- Thứ tư, tham gia các tổ chức quốc tế về phịng chống rửa tiền một cách tích cực và chủ động hơn, từ đó cái thiện và phát triển các khuôn khổ liên quan.

Để các mục tiêu đã định hướng được thực hiện triệt để, các ngân hàng nói riêng và cơ quan có thẩm quyền nói chung cần bám sát các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của cơng tác phịng chống rửa tiền mà FATF đã ban hành ngày 22/03/2013 theo bảngBảng 3.1: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống rửa tiền theo FATF

Một phần của tài liệu Phòng chống rửa tiền thông qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 599 (Trang 64 - 84)

w