hụt cho phù hợp.
• Khủng hoảng thanh khoản
Khủng hoảng thanh khoản xảy ra được NHCT xác định là khi NHCT thông báo khả năng đáp ứng khả năng chi trả của khách hàng bao gồm các mức: Trung bình, Nghiêm trọng, Hệ thống NHCT và lan truyền toàn hệ thống TCTD, cụ thể:
Khủng hoảng thanh khoản tại NHCT ở mức trung bình:
Khủng hoảng thanh khoản cục bộ tại NHCT ở mức trung bình xảy ra khi NHCT bị NHNN đưa vào dạng kiểm sốt đặc biệt hoặc tình hình tài chính của NHCT ở mức xấu, tỷ lệ nợ quá hạn >30%, thanh khoản thiếu hụt ở mức cao.
Khủng hoảng thanh khoản tại NHCT ở mức nghiêm trọng:
Khủng hoảng thanh khoản cục bộ ở mức nghiêm trọng xảy ra khi người gửi tiền rút tiền ồ ạt, các tổ chức tín dụng khác từ chối cho vay.
Khủng hoảng thanh khoản mang tính hệ thống:
Khủng hoảng thanh khoản mang tính hệ thống xảy ra khi khả năng cung tiền trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng hạn chế, suy giảm trong khi nhu cầu nhận tiền gửi ở
tất cả các ngân hàng tăng cao.
Khủng hoảng thanh khoản lan truyền toàn hệ thống TCTD ở mức độ nghiêm trọng:
Khủng hoảng lan truyền toàn hệ thống TCTD xảy ra khi các TCTD khác xảy ra khủng hoảng thanh khoản gây ra làn sóng rút tiền gửi tại tất cả các TCTD trong đó có NHCT.
- Ngân hàng cần xem xét tổng thể mối liên hệ giữa RRTK và rủi ro khác như Rủi ro lãi suất, Rủi ro tín dụng, Rủi ro hoạt động, Rủi ro pháp lý, Rủi ro danh
tiếng, ...
có thể dẫn đến việc phát sinh RRTK, cũng như xem xét các sự việc trước đây
của thị
trường có thể ảnh hưởng đến nhận định công chúng và các bên liên quan đến hoạt
động ổn định và hiệu quả của ngân hàng.
2.2.1.2. Đo lường Rủi ro thanh khoản:
Việc đo lường rủi ro thanh khoản tại NHCTVN chủ yếu dựa vào phương pháp là phương pháp chỉ số tài chính. Đây là phương pháp dựa vào việc ngân hàng phân tích, đánh giá các chỉ số tài chính thanh khoản rút ra từ các chỉ tiêu trên bảng tổng tài sản.
2.2.1.3.1. Chính sách đo lường RRTK:
- Việc đo lường giám sát, kiểm soát RRTK theo các thời gian đảm bảo được thực hiện nhất quán và tính tới các yếu tố như mức độ nhạy cảm với những thay đổi cầu
thanh khoản và khả năng tài trợ nguồn trong ngày, ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cũng
như mức độ nhạy cảm tới những sự kiện hoạt động hoặc chiến lược có thể gây
ra khó
khăn cho khả năng tạo cung thanh khoản.
- Thiết lập bộ cơng cụ đo lường để kiểm sốt RRTK nhằm ứng phó với các khía cạnh khác nhau của RRTK như khả năng thanh toán, mức độ tập trung tiền gửi,
tỷ lệ
giữa tài sản tài chính thanh khoản cao so với cam kết tiềm tàng. được thực hiện một
cách liên tục thơng qua các nhóm chỉ số như sau: a. Các chỉ số tuân thủ theo yêu cầu từ bên ngồi
• Nhóm chỉ số tn theo quy định của NHNN:
Phương pháp tiếp cận thơng qua mơ hình dịng tiền đo lường RRTK:
a. Mục tiêu:
- Hàng ngày: quản lý tổng nguồn tiền rịng trong điều kiện bình thường
- Hàng tháng: phân tích dịng tiền trong điều kiện căng thẳng thanh khoản
- Tỷ lệ chênh lệch kỳ đáo hạn ngoại tệ: nhằm đảm bảo Ngân hàng đủ khả năng thanh khoản để đáp ứng dòng tiền chênh lệch vào ra theo từng thang kỳ hạn.
- Tỷ lệ tổng chênh lệch kỳ đáo hạn năm: đo lường tỷ lệ tổng thiếu hụt thanh khoản ở các thang kỳ hạn so với vốn tự có của ngân hàng.
b. Các chỉ số tuân thủ nội bộ NHCT
• Nhóm chỉ số đảm bảo thanh khoản:
- Tỷ lệ dự trữ tiền mặt: đảm bảo ngân hàng dự trữ đủ lượng tiền mặt nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng dân cư và doanh nghiệp.
- Dự trữ trên tài khoản Nostro: đảm bảo ngân hàng duy trì đủ số dư trên tài khoản Nostro để đáp ứng nhu cầu thanh toán với các TCTD khác.
- MCO limit (giới hạn chênh lệch dòng tiền vào - ra lũy kế lớn nhất): đảm bảo Ngân hàng đủ khả năng thanh khoản để đáp ứng dòng tiền chênh lệch vào - ra
lũy kế
theo từng thang kỳ hạn.
- LCR - chỉ số đảm bảo khả năng thanh khoản: đảm bảo ngân hàng có đủ lượng tài sản có tính thanh khoản cao để thanh tốn cho các nghĩa vụ đến hạn trong 30 ngày
tới trong điều kiện thanh khoản khủng hoảng.
• Nhóm chỉ số tài trợ nguồn:
- Tỷ lệ dư nợ /Tổng nguồn ổn định: đo lường tỷ lệ dư nợ được tài trợ bởi các nguồn vốn có tính chất ổn định.
- Tỷ lệ dư nợ /Tiền gửi dân cư và doanh nghiệp: cho biết cơ cấu cho vay được tài trợ từ nguồn tiền gửi thị trường 1 và 2.
- Tỷ lệ dư nợ /Tổng nguồn huy động: cho biết nguồn vốn huy động được để tài trợ cho các hoạt động tín dụng.
- NSFR - Tỷ lệ tài trợ nguồn ổn định ròng: đảm bảo Ngân hàng có đủ nguồn ổn định có tính chất dài hạn để tài trợ cho tài sản (bao gồm cho vay và đầu tư) có
tính chất
dài hạn.
• Nhóm chỉ số đo độ tập trung:
- Top 20 khách hàng tiền gửi lớn nhất/Tổng nguồn vốn: đo lường mức độ phụ thuộc về nguồn vốn huy động của Ngân hàng đối với 20 khách hàng tiền gửi lớn nhất.
- Top 20 khách hàng vay lớn nhất/Tổng dư nợ: đo lường mức độ phụ thuộc về dư nợ cho vay của ngân hàng đối với 20 khách hàng vay lớn nhất.
- Tỷ lệ % của 01 khách hàng tiền gửi lớn nhất: đo lường mức độ phụ thuộc về nguồn vốn huy động của ngân hàng đối với 01 khách hàng có tiền gửi lớn nhất.
thuật thống kê dựa trên dữ liệu lịch sử thực tế, đưa ra các báo cáo thận trọng về dòng tiền, dựa trên kỳ hạn thực tế của hợp đồng, kết hợp các giả định hợp lý ngầm định trong hành vi của tài sản, nguồn vốn, các hoạt động ngoại bảng, bao gồm:
- Khả năng quay vòng của nguồn vốn.
- Khả năng trả nợ sớm và rút trước hạn.
- Khả năng trả nợ của các khoản vay thấu chi, tỷ lệ nguồn ổn định và không ổn định.
- Giả định về nguồn huy động và dư nợ phát sinh mới.
- Các hợp đồng tín dụng đã ký nhưng chưa giải ngân.
- Khả năng huy động vốn trên TT LNH.
- Khả năng thanh lý/repo tài sản lỏng trong trường hợp khủng hoảng.
2.2.1.3. Chiến lược Quản trị rủi ro thanh khoản.
Tại NHCTVN, chiến lược quản trị thanh khoản kết hợp được áp dụng, tức là kết hợp cả quản trị thanh khoản tài sản và quản trị thanh khoản chiến lược. Điều này giúp cho ngân hàng luôn trong trạng thái chủ động xử lý các vấn đề một cách linh hoạt, đồng thời tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để áp dụng thành công chiến lược này, NHCTVN đã xây dựng các quy trình cũng như chính sách quản trị thanh khoản và các biện pháp phù hợp.
Cụ thể:
2.2.1.4.1. Xử lý khi dư thừa thanh khoản:
- Nếu dư thừa thanh khoản trong ngắn hạn: NHCTVN thực hiện các biện pháp tác động đến tài sản có tính thanh khoản cao: các khoản đầu tư liên ngân hàng, cho vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng, mua các giấy tờ có giá ngắn hạn, đầu tư kinh doanh ngoại tệ...
- Nếu dư thừa thanh khoản trong dài hạn: tăng cường cho vay với các đối tượng, đầu tư vào giấy tờ có giá dài hạn.
2.2.1.4.2. Xử lý khi thiếu hụt:
- Nếu thiếu hụt thanh khoản tạm thời, mức độ thấp: NHCTVN thường xuyên theo dõi các tài khoản Nostro, giảm các khoản đầu tư tiền gửi trên thị trường liên ngân
hàng, giảm việc đầu tư các giấy tờ có giá...
- Neu thiếu hụt thanh khoản ở mức độ cao: thực hiện các biện pháp đi vay NHNN và các tổ chức tín dụng khác, bán các giấy tờ có giá trên thị trường mở, thị
trường chứng khốn và bán ngoại tệ. Có thể chấp nhận cho vay với lãi suất cao hoặc
bán các tài sản thanh khoản với giá thấp hơn giá trị thị trường.
- Đồng thời đầy mạnh việc huy động vốn, phát hành giấy tờ có giá.
- Hạn chế, thận trọng trong các cam kết cho vay mới, tích cực thu hồi các khoản nợ quá hạn.
2.2.1.4.1. Xử lý trong khủng hoảng:
Đây là tình huống nguy hiểm nhất và có nguy cơ gây ra tổn thất nặng nề cho NHCT, chính vì vậy Ban lãnh đạo NHCT đã đưa ra các biện pháp hết sức cụ thể với các hành động rõ rang, cụ thể:
a. Mục tiêu:
Phòng QLRRTT phối hợp bộ phận Quản lý Cân đối vốn đo lường, xác định mức độ đáp ứng như cầu về thanh khoản của ngân hàng trong điều kiện căng thẳng xảy ra
b. Nội dung:
- Khủng hoảng thanh khoản cục bộ tại NHCT:
Tình huống khủng hoảng thanh khoản tại NHCT mô tả kịch bản duy nhất chỉ NHCT phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản riêng biệt, nguyên nhân xuất phát từ vấn đề chủ quan nội bộ của ngân hàng.
- Toàn hệ thống ngân hàng căng thẳng thanh khoản: Tình huống tồn hệ thống ngân hàng căng thẳng thanh khoản mô tả kịch bản mà hầu hết hoặc tất cả các tổ chức
tài chính trong nước đều bị khủng hoảng thanh khoản tác động, nguyên nhân
xuất phát
hầu hết từ hệ quả của các yếu tố khách quan/ vĩ mơ có tính hệ thống.
- Đối với cả hai tình huống trên, NHCT đều đưa ra các giả định sẽ phải chịu đựng cuộc tháo rút tiền gửi của khách hàng với số lượng lớn bất thường và/ hoặc gặp
khó khăn trong việc huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng hoặc bất kỳ thị trường
vốn nào.
- Các giả định trong kịch bản căng thẳng thanh khoản phải được rà sốt ít nhất 1 năm/ lần hoặc đột xuất theo yêu cầu quản trị để đảm bảo tính thực tiễn, tính hợp
Chỉ tiêu thanh khoản/Tỷ lệ cung cầu thanh khoản lũy kế Khơng thiếu hụt/dư thừa Dư thừa ở mức thấp Dư thừa ở mức cao Thiếu hụt ở mức thấp Thiếu hụt ở mức cao
d. Chính sách kế hoạch dự phịng thanh khoản:
- Thực hiện trong trường hợp khủng hoảng thanh khoản xảy ra đối với thanh khoản cục bộ tại NHCT hoặc toàn bộ hệ thống ngân hàng căng thẳng thanh khoản.
- Khả năng ngân hàng có thể chịu đựng được qua giai đoạn khủng hoảng thanh khoản và thực hiện các nghĩa vụ thanh tốn đúng hạn với chi phí hợp lý phụ
thuộc vào
kế hoạch dự phòng thanh khoản của Ủy ban ALCO xác định kế hoạch dự phòng thanh
khoản với mục tiêu đưa ra các phương án hoạt động cho Ban lãnh đạo ngân
hàng trong
trường hợp khủng hoảng thanh khoản xảy ra. Nội dung bao gồm các q trình, phương
án nhằm đáp ứng dịng tiền bị thiếu hụt trong trường hợp căng thẳng thanh
khoản xảy
ra. Nội dung chính bao gồm:
+ Thành lập tổ chuyên trách xử lý khủng hoảng: mơ tả, phân tích rõ vai trị, trách nhiệm của các thành viên trong tổ trong việc chỉ đạo nội dung và thực hiện trong trường hợp khủng hoảng thanh khoản xảy ra.
+ Vai trò, trách nhiệm của các phòng ban nghiệp vụ trong trường hợp khủng hoảng thanh khoản, do đó, tất cả các .... cần thiết sẽ được tổng hợp, cung cấp cho tổ chuyên trách xử lý đưa ra các chiến lược và hành động cụ thể.
+ Bộ chỉ số cảnh báo sớm nhằm phát hiện và xác định nguy cơ RRTK tiềm ẩn. + Xây dựng kế hoạch và chính sách về các tài sản sẵn sàng để bán, cầm cố, chuyển đổi thành tiền khi cần.
+Lập danh sách phân loại, xếp thứ tự ưu tiên các kênh HĐV trong trường hợp khủng hoảng thanh khoản bao gồm danh sách các đối tác là TCTD, ĐCTC ước lượng khối lượng HĐV từ các kênh này.
+ Xác định tỷ lệ huy động được từ NHNN thông qua TCV, TCK. + Chiến lược biến đổi các khoản mục tài sản và nợ.
+ Chiến lược và phương án truyền đạt thông tin (nội bộ ngân hàng và bên ngồi) khi có căng thẳng thanh khoản.
2.2.1.3. Các biện pháp kiểm soát rủi ro thanh khoản:
Tại NHCT, khi có rủi ro thanh khoản xảy ra, các biện pháp kiểm soát RRTK được thực hiện bằng Hạn mức/Giới hạn thanh khoản, chính sách phịng ngừa rủi ro thanh khoản và các quy trình quản lý bao gồm có Quy trình quản lý thanh khoản hàng ro tín dụng lớn hơn có thể xảy ra. Hạn mức thanh khoản được thiết lập căn cứ trên mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của Ngân hàng.
NHCT quản lý các chỉ số thanh khoản thông qua việc xác định và tuân thủ các hạn mức thanh khoản. Căn cứ tình hình cân đối vốn của NHCT, tình hình thanh khoản trên thị trường và khả năng chấp nhận rủi ro của NHCT trong từng thời kỳ. Ủy ban ALCO quyết định áp dụng một hoặc nhiều chỉ tiêu thanh khoản là các hạn mức phải đảm bảo.
Sau đây là bảng hạn mức/giới hạn thanh khoản mà Ủy ban ALCO của NHCT quyết định: