Trước hết, phải khẳng định du lịch quốc tế là chiếc cầu nối hồ bình giữa các dân tộc trên thế giới. Hoạt động du lịch quốc tế giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hiểu hơn về giá trị văn hố của đất nước bạn. Một ví dụ tiêu biểu về giá trị của du lịch quốc tế đối với hồ bình là các chuyến du lịch thăm lại chiến trường xưa của các cựu chiến binh Pháp, Mỹ. Khi quay trở lại chiến trường xưa, tận mắt nhìn thấy những người dân vô tội, trực tiếp gặp gỡ những người họ từng coi là kẻ thù, họ đã hiểu rằng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ năm nào của dân tộc Việt Nam là hồn tồn chính đáng. Từ chỗ mặc cảm, nghi kỵ, ngại ngùng trong chuyến du lịch, họ đã cởi mở hơn, mối thiện cảm và sự lưu luyến thường được bày tỏ trước khi lên đường về nước. Nhiều cựu chiến binh sau chuyến du lịch như vậy đã trở thành thành viên tích cực tuyên truyền, xây dựng và vun đắp cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
Những người quan tâm đến chính trị và đường lối của các quốc gia khác thường tìm hiểu hệ thống chính quyền sở tại trong các chuyến du lịch, họ tìm ra những điểm khác biệt, xem xét cách giải quyết các vấn đề, các thủ tục tiến hành giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội nhằm tìm hướng cho việc tạo dựng một thị trường mới.
Việc tiếp xúc với thiên nhiên, được cảm nhận một cách trực giác sự hùng vĩ, trong lành của các cảnh quan tự nhiên có ý nghĩa to lớn đối với du khách. Qua đó, họ hiểu biết sâu sắc và thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người. Điều này có nghĩa là bằng thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần rất tích cực vào sự nghiệp giáo dục mơi trường, một vấn đề tồn thế giới đang hết sức quan tâm. Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã kích thích việc tơn tạo, bảo vệ mơi trường. Để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dành những khoảnh đất có mơi trường ít bị xâm hại, xây dựng các cơng viên bao quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ mơi trường, bảo vệ nguồn nước, khơng khí nhằm tạo mơi trường sống phù hợp với nhu cầu của khách. Mặt khác, đẩy mạnh các hoạt động du lịch làm tăng mức tập trung người vào vùng du lịch. Việc đó địi hỏi phải tối ưu hố
q trình sử dụng tự nhiên. Để gia tăng thu nhập từ du khách phải có chính sách marketing, chính sách tu bổ bảo vệ tự nhiên để điểm du lịch ngày càng hẫp dẫn khách.
Hiện nay, có ít người làm du lịch thực sự quan tâm đến vấn đề này. Có thể do khơng thấy rõ những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đến mơi trường, cũng có thể do lợi ích trước mắt mà họ cố tình khơng quan tâm đến nguy cơ của hiểm hoạ này. Hoạt động du lịch ồ ạt có nguy cơ làm suy thối tài nguyên du lịch tự nhiên. Sự tập trung quá nhiều người và thường xuyên tại địa điểm du lịch làm cho thiên nhiên không kịp phục hồi, đi đến chỗ bị huỷ hoại và hơn nữa, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống một số loài vật hoang dã, đẩy chúng ra khỏi nơi cư trú yên ổn trước đây để đi tìm nơi ở mới.
Sau gần 30 năm đổi mới, ngành du lịch Việt Nam đã vượt qua khó khăn, huy động nội lực và tranh thủ nguồn lực quốc tế để nâng cao năng lực hoạt động, thay đổi diện mạo và từng bước khẳng định tầm vóc của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, xu hướng hồ bình trên thế giới.
Trong tiến trình hội nhập, du lịch Việt Nam đã thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức du lịch quốc tế, tích cực tham gia các diễn đàn, các chương trình hợp tác trong và ngoài khu vực. Kết quả hoạt động hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế đa phương và song phương trong du lịch đã góp phần thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã mở thêm nhiều cơ hội cho du lịch phát triển. Hoạt động du lịch rất sơi động, có bước phát triển vượt bậc nhưng vẫn giữ được an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Du lịch Việt Nam đã nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực, mang lại hiệu quả nhiều mặt, thu hút lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nguồn giá trị mới và nguồn thu cho đất nước, góp phần tích cực vào cơng cuộc đổi mới, hội nhập khu vực và thế giới. Với những thành tựu đã đạt được, có thể khẳng định du lịch Việt Nam xứng đáng với vị trí là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.