Hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động du lịch quốc tế ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 69)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

2.2.2. Hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam

2.2.2.1. Những đặc điểm chung của thị trường du lịch quốc tế ở Việt Nam * Số lượng khách

Du khách là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển du lịch. Các chỉ tiêu về du khách có thể cho biết các thơng tin, như: thước đo của sự phát triển du lịch, sự nổi tiếng của điểm du lịch, sức hấp dẫn của điểm du lịch, khả năng đáp ứng nhu cầu khách của điểm du lịch… Những đánh giá về khách sẽ làm cơ sở cho nhiều đánh giá liên quan khác, cũng như để đưa ra những định hướng phát triển du lịch trong tương lai.

Sự hình thành và phát triển của lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngành du lịch Việt Nam từ những năm đầu của thập kỷ 60. Giai đoạn 1960-1975, hoạt động kinh doanh du lịch chiếm một tỷ lệ không đáng kể, các cơ sở du lịch ở miền Bắc chủ yếu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, các cơ sở du lịch ở miền Trung, miền Nam cịn nằm trong sự kiểm sốt của chính quyền nguỵ Sài Gịn. Sau năm 1975, đất nước được thống nhất, ngoài chức năng phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, các cơ sở du lịch ở hầu khắp trong cả nước đã nhanh chóng tiếp cận với việc tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, thời kỳ đầu sau giải phóng, các đồn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chủ

yếu từ các nước Đông Âu và Liên Xơ (cũ) theo các Hiệp định về trao đổi chính trị, kinh tế, văn hố với giá ưu đãi của Chính phủ. Nhưng những biến động chính trị ở khu vực này đã làm thay đổi cơ bản thành phần và cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Khách du lịch ký kết dưới hình thức Nghị định thư với giá ưu đãi khơng cịn.

Hoạt động kinh doanh du lịch thực sự sôi động trong những năm gần đây, đặc biệt, từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách đa phương hố, đa dạng hoá trong quan hệ quốc tế, “mở cửa” ra thế giới bên ngoài, "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới". Thêm vào đó, tình hình chính trị trong nước ổn định, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện nên khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng.

Thời kỳ 1970-1986, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam hàng năm có tăng nhưng tốc độ gia tăng cịn chậm. Năm 1970, Việt Nam đón 1.816 khách quốc tế thì năm 1986, con số này là 54.353 (tăng trung bình năm 23,7%). Những năm cuối thập kỷ 80, tốc độ tăng của khách quốc tế vào Việt Nam nhanh hơn, đạt 59,9%/năm. Năm 1987, khách du lịch quốc tế đạt 73.363 người, năm 1989, con số này là 187.526 lượt. Trong số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam không là người Việt thời kỳ này chủ yếu là khách thuộc khối các nước xã hội chủ nghĩa cũ, chiếm trung bình khoảng 44% trong số khách không là người Việt Nam, họ đi theo các Hiệp định ký kết và hợp tác trao đổi chính trị - kinh tế. Một số ít khách châu Âu đến Việt Nam qua cơng ty du lịch nước ngoài và công ty du lịch của Việt Nam làm nhiệm vụ tiếp đón, tổ chức chương trình tham quan trong lãnh thổ Việt Nam. Những điều này thể hiện rõ ở bảng sau:

Bảng 2.5: Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thời kỳ 1986-1989 Đơn vị: lượt khách Nguồn xuất phát khách a, Tổng cộng khách DL không là ngƣời VN (1) - Khách DL ở khối XHCN (Liên Xô, Đông Đức…)

- Khách DL khác (1)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động du lịch quốc tế ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w