MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
3.1.2. Xu hướng phát triển du lịch quốc tế
Sự phát triển của du lịch thế giới hiện nay đang diễn ra theo các xu hướng:
Xu hướng 1 (là xu hướng tất yếu và quan trọng của sự phát triển du lịch), du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến bởi các yếu tố:
- Kết quả của sự phát triển khoa học công nghệ. Ngày nay, mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội đều được hiện đại hoá và tự động hố, năng suất lao động khơng ngừng tăng nhanh, thu nhập quốc dân trên đầu người cao, thời gian nhàn rỗi nhiều. Đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ thông tin phát triển nhanh đã tạo điều kiện cho con người bằng máy tính cá nhân có thể tổ chức cho mình chuyến du lịch thơng qua mạng thơng tin tồn cầu.
- Hoàn thiện các phương tiện vận chuyển khách có thể đưa con người tới tất cả các điểm trên trái đất. Nhất là việc vận chuyển hành khách bằng hàng khơng. Ngồi việc hồn thiện những chuyến bay chuyên cơ trở hành khách với vận tốc ngày càng cao, sức chứa hành khách ngày một lớn, các dịch vụ ngày một hồn thiện thì thu hút càng nhiều khách du lịch.
- Đời sống người dân ngày càng được hồn thiện. Tính chất giàu sang q tộc trong du lịch của thế kỷ trước được thay bằng tính chất phổ biến. Ngày nay, ở các nước có nền kinh tế phát triển, du lịch đã trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân.
- Các tổ chức sản xuất kinh doanh (xí nghiệp, cơng ty, cũng như cơng đồn, nghiệp đoàn, hội nghề nghiệp…) giành quỹ phúc lợi hoặc quỹ bảo hiểm để tổ chức cho các thành viên của mình ra nước ngồi du lịch.
Xu hướng 2, sự đổi hướng đi của nguồn khách du lịch.
Trước đây, khách du lịch chủ yếu tập trung tới nghỉ dưỡng tại vùng biển hoặc vùng núi. Trong những tháng hè, một số lượng khách lớn đến các vùng biển nổi tiếng như Địa Trung Hải, Biển Đen, Hawai, vùng biển Caribe… hoặc mùa đông đến các vùng núi của châu Âu để trượt tuyết… thì ngày nay, nguồn khách được phân toả đến các vùng, những nước mới phát triển du lịch để tìm hiểu và phát hiện những cái mới.
Xu hướng 3, cơ cấu chi tiêu của khách du lịch thay đổi.
Những năm trước đây, tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ cơ bản (lưu trú, vận chuyển, ăn uống) chiếm phần lớn, thì hiện nay tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng hố, tham quan giải trí…) tăng lên. Các nhà kinh tế đã tổng kết nếu trước đây tỷ trọng khách dành 7 phần cho ăn, ở, đi lại và 3 phần cho mua sắm hàng hố, thăm quan giải trí thì nay ngược lại.
Xu hướng thứ 4, khách du lịch chỉ sử dụng một phần dịch vụ của các nhà tổ chức kinh doanh du lịch, chứ khơng mua chương trình du lịch, du lịch trọn gói, đặc biệt là
khách du lịch của các nước châu Âu. Vì theo hướng này, khách hồn tồn được tự do trong chuyến đi du lịch của mình, khơng phụ thuộc vào người khác (như trưởng đoàn, hướng dẫn viên). Mặt khác, họ cũng tiết kiệm được những chi phí do khơng phải trả dịch vụ cho các tổ chức du lịch.
Xu hướng 5, xuất phát từ những cuộc cạnh tranh nguồn khách giữa các nước, các
vùng trên thế giới, các nước tiến hành giảm đến mức tối thiểu các thủ tục về thị thực, hải quan và nghỉ dưỡng vì phục vụ mục đích hồ bình.