Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động du lịch quốc tế ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 108 - 111)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

3.1.3. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam

Việt Nam

Theo nhận định của các chuyên gia du lịch, trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh cả về chất và lượng, mở rộng hợp tác và tích cực chủ động hội nhập với khu vực và thế giới.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới đối với sự phát triển của hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam. Những cơ hội mới là: các doanh nghiệp lữ hành có thị trường rộng lớn hơn để tiêu thụ sản phẩm được sản xuất ra trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá; thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển; phát huy nguồn nội lực thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và liên tục; có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý thông qua các dự án đầu tư; các doanh nghiệp kinh doanh du lịch xích lại gần nhau hơn qua các dung lượng thông tin trao đổi khổng lồ… Tuy nhiên, những thách thức của bối cảnh hội nhập cũng khơng nhỏ đối với hoạt động du lịch quốc tế. Đó là sự cạnh tranh quyết liệt trên các cấp độ do hàng rào bảo hộ bị rỡ bỏ, do thực hiện chế độ tối huệ quốc và đối xử quốc

gia nên các sản phẩm du lịch của nước ta phải cạnh tranh bình đẳng khơng chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường nội địa.

Đối với ngành du lịch nước ta, hai lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lớn nhất là lữ hành và cơ sở lưu trú, bên cạnh những cơ hội, thuận lợi của quá trình hội nhập mang lại thì ngành cũng đang phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế là xu thế khơng thể đảo ngược, khơng có cách nào khác là chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh, vì chính thơng qua cạnh tranh, doanh nghiệp du lịch Việt Nam mới có thể đứng vững và phát triển.

Nước ta chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được kinh doanh bình đẳng trước pháp luật. Như vậy, cạnh tranh trong kinh doanh diễn ra trên cả hai bình diện quốc gia và quốc tế. Pháp lệnh Du lịch năm 1999 và Luật Du lịch đã mở rộng thương quyền về du lịch, theo đó doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nếu đáp ứng đủ điều kiện đều được kinh doanh lữ hành quốc tế, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được mở chi nhánh, văn phòng đại diện du lịch ở Việt Nam. Điều đó phù hợp với yêu cầu hội nhập, đặc biệt là thực hiện Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và gia nhập WTO. Chủ trương trên cũng nhằm huy động tối đa nguồn lực trong dân để phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng vì nguồn vốn đầu tư của Nhà nước có hạn, lại phải tập trung chủ yếu cho đầu tư kết cấu hạ tầng, nên rất cần đầu tư của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là của các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trong nền kinh tế.

Du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới. Tính đến cuối tháng 6 năm 2009, Du lịch Việt Nam đã ký hiệp định thỏa thuận hợp tác du lịch song phương cấp Nhà nước với 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới; chuẩn bị ký với một số quốc gia khác như Bồ Đào Nha, Belarus… Trong hợp tác đa phương, Tổng cục Du lịch đã tham gia các chương trình của các tổ chức chuyên ngành du lịch trong và ngoài khu vực như đàm phán mở cửa dịch vụ du lịch trong khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế (ASEAN, APEC, WTO); tham gia các tổ chức du lịch đa phương bao gồm ASEAN, Tiểu vùng Mekong Mở rộng (GMS), Hành lang Đông-Tây (WEC), Tổ chức Du lịch thế giới

(UNWTO), Hiệp hội du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA)… Đặc biệt, trong hợp tác du lịch ASEAN, du lịch Việt Nam đã tham gia hợp tác đầy đủ trong các lĩnh vực xây dựng sản phẩm, thu hút đầu tư, tiêu chuẩn du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch… Tháng 01-2009, lần đầu tiên Việt Nam đã đăng cai thành công Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF 09) - sự kiện lớn nhất trong hợp tác du lịch ASEAN. Diễn đàn đã thu hút sự tham dự của 2.064 đại biểu, bao gồm Bộ trưởng, quan chức du lịch cấp cao, đại diện các doanh nghiệp, báo chí, truyền hình trong và ngồi khu vực. Việc đăng cai ATF 09 thành cơng đã góp phần khẳng định vị thế du lịch Việt Nam trong khu vực, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa và du lịch Việt Nam; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trong nước gặp gỡ tìm kiếm cơ hội kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tổ chức, tham gia vào các sự kiện quốc tế lớn.

Khai thác các mối quan hệ hợp tác quốc tế cho phát triển du lịch như: Cộng đồng châu Âu hỗ trợ phát triển dự án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam”; đề nghị UNWTO xem xét tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật phát triển du lịch cộng đồng tại hồ Ba Bể và quy hoạch phát triển du lịch tại Côn Đảo; phối hợp với Dự án phát triển du lịch Mê kông triển khai về quảng bá, xúc tiến du lịch; Chương trình hợp tác du lịch Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS) ưu tiên Việt Nam là một trong 3 nước được Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho vay vốn triển khai dự án phát triển cơ sở hạ tầng du lịch trị giá trên 10 triệu USD.

Tiếp tục triển khai hợp tác với Hiệp hội Lữ hành châu Á - Thái Bình Dương (PATA). Đẩy mạnh các hoạt động của Chi hội PATA Việt Nam, đến nay đã có trên 300 thành viên là các doanh nghiệp du lịch trong cả nước tự nguyện tham gia tổ chức này. Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách để phát triển, chủ động gắn kết với du lịch khu vực và thế giới. Tính chủ động hội nhập cũng được thể hiện rõ trong việc thực hiện chủ trương dựa vào lợi thế so sánh (như văn hoá, ẩm thực, nguyên liệu, lao động rẻ...) đầu tư ra nước ngoài, chủ yếu là kinh doanh ăn uống ở các nước láng giềng, Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ.

Đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt do dòng khách du lịch quốc tế từ các châu lục sẽ bị hút dần về các nước trong khu vực, do đó, ngành du lịch nước ta nói chung và du lịch quốc tế nói riêng cần có những bước đi, cách làm có tính đột phá, chủ động và nhạy bén hơn, có những sản phẩm du lịch thực sự độc đáo, thu hút du khách.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động du lịch quốc tế ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w