Các phương thức xử lý tài sảnbảo đảm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác xử lý tài sản đảm bảo trong hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 685 (Trang 25 - 26)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Các phương thức xử lý tài sảnbảo đảm

Phương thức xử lý tài sản bảo đảm là cách thức định đoạt tài sản đó nhằm bù đắp quyền lợi cho bên nhận bảo đảm khi nghĩa vụ được bảo đảm có sự vi phạm. Có các phương thức như sau:

- TCTD và chủ sở hữu phối hợp bán tài sản bảo đảm

về nguyên tắc, khi khách hàng không trả được nợ đến hạn mà không cơ cấu được nợ và khơng cịn nguồn trả nợ thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc TCTD tự xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ có thể gặp một số vướng mắc nhất định và phát sinh nhiều chi phí. Do đó, hai bên thường thỏa thuận thuê một bên thứ ba để tiến hành định giá và bán đấu giá tài sản. Bên bảo đảm thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản cho người mua theo quy định của pháp luật.

- TCTD nhận chính tài sản bảo đảm để khấu trừ nghĩa vụ nợ

Phương thức xử lý này được áp dụng khi có sự thỏa thuận giữa các bên và được quy định trong hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc thỏa thuận tại thời điểm xử lý tài sản bảo đảm. Khi xử lý theo cách này, các bên cần tuân thủ nguyên tắc “định giá công khai” trong mua bán tài sản và phải có sự thanh tốn giá trị chênh lệch giữa giá của tài sản bảo đảm và giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm. Theo đó, nếu giá của taid sản bảo đảm cao hơn thì phần chênh lệch phải hồn trả lại cho bên thế chếp, còn nếu giá tài sản đảm bảo thấp hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm thì bên thế chấp phải có nghĩa vụ thanh tốn cho TCTD phần cịn thiếu.

- Phương thức xử lý tài sản bảo đảm thông qua khởi kiện, thi hành án

Khi TCTD tiến hành xử lý tài sản bảo đảm nhưng gặp phải sự chống đối, khơng hợp tác từ phía bên vay/bên bảo đảm như khơng chịu bàn giao tài sản bảo đảm, không ký các giấy tờ cần thiết để chuyển nhượng tài sản theo quy định... Khi đó TCTD cần khởi kiện khách hàng ra Tịa án để thực hiện quyền truy đòi nợ và xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên hiện nay thủ tục khởi kiện bên vay/bên bảo đảm ra Tòa án thường tốn nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy, các TCTD thường e ngại phương thức này. Khởi kiện khách hàng là biện pháp cực chẳng đã, khơng cịn sự lựa chọn nào khác để xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác xử lý tài sản đảm bảo trong hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 685 (Trang 25 - 26)