Quy trình xử lý tài sảnbảo đảm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác xử lý tài sản đảm bảo trong hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 685 (Trang 26 - 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Quy trình xử lý tài sảnbảo đảm

Bước 1: Xác định căn cứ xử lý tài sản bảo đảm

TCTD chỉ xem xét xử lý tài sản bảo đảm khi có một trong những căn cứ sau:

Nghĩa vụ dược bảo đảm bị vi phạm: nghĩa vụ được bảo đảm thường là nghĩa vụ

thanh toán nợ gốc/nợ lãi hoặc nghĩa vụ khác của bên vay theo thỏa thuận của các bên trong Hợp đồng tín dụng/ Hợp đồng bảo đảm tiền vay (Hợp đồng). Theo quy định tại khoản 1 Điều 319 BLDS 2005: “Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hoặc

toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, nếu khơng có thỏa thuận hoặc pháp luật khơng có quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại”. Do vậy, nếu khơng có

thỏa thuận cụ thể thì chỉ khi nào toàn bộ nghĩa vụ bảo đảm (gồm tiền gốc, lãi, phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại nếu có) vi phạm, TCTD có quyền yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm.

Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Có thể dự liệu các trường hợp mà pháp luật quy định như sau: (i)

Trường hợp một tài sản dùng để thế chấp bảo đảm cho việc thực hiện nhiều nghĩa vụ thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản; (ii) Trường hợp bên bảo đảm phải thực hiẹn các nghĩa vụ khác khi đến hạn mà khơng cịn tài sản nào khác và giá trị tài sản bảo đảm đủ để thực hiện cho tất cả các nghĩa vụ đó; (iii) Trường hợp bên bảo đảm bị tuyên bố phá sản mặc dù Hợp đồng tín dụng chưa đến hạn.

Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Tài sản bảo đảm bị xử lý trong trường hợp này không phải do hành vi có lỗi của bên bảo đảm mà do ý chí của các bên. Bên bảo đảm có thể thỏa thuận với TCTD để thực hiện xử lý tài sản bảo đảm mặc dù các nghĩa vụ được bảo đảm theo Hợp đồng chưa đến hạn.

Bước 2: Thông báo cho khách hàng về việc xử lý tài sản bảo đảm

TCTD thông báo bằng văn bản cho bên vay/ bên bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo đảm và đăng ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu như giao dịch bảo đảm đã được đăng ký). TCTD ấn định thời điểm xử lý tài sản bảo đảm trong thông báo xử lý tài sản bảo đảm, nhưng không được sớm hơn 15 ngày kể từ ngày đăng ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Đối với giao dịch bảo đảm không phải đăng ký hoặc chưa đăng ký thì thời hạn nêu trên được tính từ ngày TCTD gửi thông báo xử lý tài sản cho bên bảo đảm. Nếu tài sản có nguy cơ dễ hư hỏng thì TCTD được xử lý tài sản ngay sau khi thông báo xử lý tài sản bảo đảm.

Bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với TCTD thực hiện các biện pháp cần thiết chuẩn bị cho việc xử lý tài sản bảo đảm như bàn giao tài sản cho TCTD, bàn giao giấy tờ có liên quan đến tài sản bảo đảm theo yêu cầu, tạo điều kiện cho bên mua xem tài sản và thực hiện các biện pháp cần thiết khác. Nếu bên bảo đảm bất hợp tác, TCTD có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp buộc bên bảo đảm phải giao giấy tờ, tài sản cho TCTD hoặc bên thứ ba được TCTD ủy quyền.

Bước 3: Lập biên bản xử lý tài sản bảo đảm

Biên bản xử lý tài sản bảo đảm phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận tài sảnbảo đảm, phương thức xử lý tài sản bảo đảm, quyền, nghĩa vụ của các bên và các thỏa thuận khác (nếu có).

Về nguyên tắc, TCTD và bên bảo đảm có thể thỏa thuận về giá trị tài sảnbảo đảm tại thời điểm xử lý tài sản và lập biên bản định giá tài sản. Trường hợp các bên không thỏa thuận được về giá trị tài sản bảo đảm, TCTD /bên bảo đảm có thể thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn định giá tài sản để xác định mức giá tham chiếu khi chuyển nhượng trên thị trường.

Neu các bên thỏa thuận việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo phương thức chào bán trên thị trường thì bên bán tài sản có thể là khách hàng vay, bên bảo đảm, TCTD hoặc bên thứ ba được ủy quyền.

Trong trường hợp TCTD nhận chính tài sản bảo đảm thay thế cho nghĩa vụ trả nợ thì tài sản đó được chuyển quyền sở hữu cho TCTD.

Trong thời gian tài sản bảo đảm chưa xử lý được, TCTD được quyền khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm. Số tiền thu được từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm sau khi trừ các chi phí cần thiết, hợp lý cho việc khai thác, sử dụng tài sản sẽ được dùng để thu nợ.

Quá trình xử lý tài sản bảo đảm nếu các bên có tranh chấp và khởi kiện, thì tài sản bảo đảm được xử lý theo bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp khách hàng vay, bên bảo lãnh là doanh nghiệp bị phá sản, thì tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

Bước 5: Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán từ số tiền xử lý tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm là đối tượng để thanh toán cho nhiều chủ nợ của bên bảo đảm theo ngun lý: chủ nợ nào có cách thức cơng bố công khai quyền lợi trên tài sản bảo đảm trước thì sẽ được ưu tiên thanh tốn trước.

Để giải quyết các lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm, pháp luật về giao dịch bảo đảm đã xác định thứ tự ưu tiên thanh toán như sau: (i) Quan hệ giữa bên nhận bảo

đảm với chủ nợ khơng có bảo đảm: Nếu bên nhận bảo đảm không đăng ký quyền lợi

trên tài sản bảo đảm thì chỉ có quyền xử lý tài sản mà khơng có quyền ưu tiên thanh toán trước. Số tiền xử lý tài sản bảo đảm thu được phải chia theo tỷ lệ giữa các chủ nợ.

(ii) Giữa bên nhận thế chấp với bên nhận cầm cố tài sản khi một tài sản được dùng để đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ vừa theo biện pháp thế chấp và cầm cố: Thực hiện theo

nguyên tắc thời điểm chuyển giao tài sản cầm cố hay thời điểm đăng ký thế chấp dược xảy ra trước thì chủ thể trong quan hệ đó được ưu tiên thanh tốn trước. Nếu bên nhận thế chấp không đăng ký thì quyèn ưu tiên luôn thuộc về bên nhận cầm cố là người đang nắm giữ tài sản. (iii) Quan hệ giữa bên nhận bảo đảm và bên nhận bảo lãnh: Nếu bên nhận bảo đảm đăng ký quyền thì mới được hưởng quyền ưu tiên thanh tốn, cịn

thanh toán theo tỷ lệ với bên nhận bảo lãnh. (iv) Quan hệ giữa các bên cùng nhận bảo

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác xử lý tài sản đảm bảo trong hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 685 (Trang 26 - 29)