Khái quát về KBNN VN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ tại kho bạc nhà nước (Trang 41)

2.1.1. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của KBNN a.Lịch sử hình thành và phát triển KBNN VN Lịch sử hình thành và phát triển KBNN VN

KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng BTC quản lý nhà nƣớc về quỹ ngân sách nhà nƣớc, các quỹ tài chính nhà nƣớc và các quỹ khác của nhà nƣớc, quản lý ngân quỹ, tổng kế toán nhà nƣớc, thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển thơng qua hình thức phát hành trái phiếu chính phủ theo quy định của pháp luật.

Chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về lịch sử hình thành và phát triển của KBNN.

Trƣớc cách mạng tháng tám năm 1945, Việt Nam và 2 nƣớc Đơng Dƣơng chịu sự cai trị của Pháp. Chính phủ thuộc địa Pháp thành lập Ngân khố Đông Dƣơng, một cơ quan tƣơng đƣơng Bộ, với chức năng chủ yếu là quản lý và điều hành ngân quỹ quốc gia, tổ chức in tiền( chủ yếu là tiền giấy và tiền kim loại mệnh giá nhỏ), cùng Ngân hàng Đơng Dƣơng quản lý kho tiền của chính phủ thuộc địa.

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành cơng, chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời, cùng với đó, ngày 28/08/1945, ngành Tài chính nƣớc Việt Nam chính thức đƣợc thành lập. Với mục đích thành lập một cơ quan chun mơn, đặc trách nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về ngân sách và tiền tệ, ngày 29/05/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 75-SL thành lập Nha Ngân Khố trực thuộc Bộ Tài Chính. Đây là mốc lịch sử đầu tiên cho sự ra đời Kho Bạc Nhà Nƣớc Việt Nam. Sắc lệnh 75 chỉ ra nhiệm vụ chủ yếu của Nha ngân khố là:

Tập trung quản lý các khoản thu về thuế , tiền thu công phiếu kháng chiến, đảm phụ quốc phòng( tiền ủng hộ quân đội).

Trong thời kỳ thực đƣợc duyệt, chịu trách nhiệm về việc xác nhận và thanh tốn kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách, làm thủ tục quyết tốn với cơ quan tài chính.

Tổ chức phát hành giấy bạc Việt Nam( tiền tài chính) trong tồn quốc.

Đấu tranh trên mặt trận tiền tệ, thu hẹp và loại bỏ dần phạm vi lƣu hành của tiền Ngân hàng Đông Dƣơng và các loại tiền khác của địch.

Tích cực đấu tranh để thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thể lệ thu, chi và kế toán đại cƣơng nhằm tăng cƣờng cơng tác quản lý tài chính ngay trong điều kiện đất nƣớc đang có chiến tranh.

Trong thời gian 5 năm tồn tại và hoạt động( 1946- 1951), Nha ngân khố đã gắn bó mật thiết với những thời kỳ khó khăn nhất của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, đồng thời đã hồn thành các trọng trách đã đƣợc chính phủ giao phó. Nha ngân khố còn tổ chức phát hành các loại tiền dƣới hình thức tín phiếu để giải quyết các nhu cầu chi tiêu của cán bộ, bộ đội và nhân dân ở các vùng mới giải phóng.

Để cụ thể hóa chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý Quỹ ngân sách Nhà nƣớc, hai tháng sau khi thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam( 5/1951), ngày 20/07/1951, thủ tƣớng chính phủ đã ký nghị định số 107/TTg (ngày nay gọi là Quyết định) thành lập Kho bạc Nhà nƣớc đặt trong Ngân hàng quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài Chính. Đây là mốc lịch sử quan trọng thứ hai đối với sự ra đời của Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam. Hệ thống Kho bạc nhà nƣớc( 1951- 1964) đƣợc tổ chức nhƣ sau:

 Ở trung ƣơng có Kho bạc trung ƣơng.

 Tại các liên khu có Kho bạc liên khu.

 Tại các tỉnh( hay thành phố) có kho bạc tỉnh, thành phố.

Riêng Liên khu Việt Bắc không thành lập Kho bạc liên khu. Kho bạc Trung ƣơng trực tiếp điều khiển các kho bạc tỉnh, hay thành phố trong liên khu Việt Bắc. Công việc của kho bạc cấp nào do Ngân hàng quốc gia cấp đó phụ trách. Trƣởng Ngân hàng cấp nào kiêm chức chủ nhiệm kho bạc cấp ấy. Ở những nơi chƣa thành lập chi nhánh Ngân hàng quốc gia Việt nam có thể đƣợc thành lập Kho bạc nhà nƣớc.

Từ năm 1964, hoạt động quản lý quỹ NSNN do Vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc đảm nhiệm. Cơ quan KBNN không tồn tại với tƣ cách là một tổ chức nhƣng nhiệm vụ của nó vẫn là quản lý quỹ NSNN, tập trung các khoản thu, cấp phát các khoản chi, tổ chức theo dõi và thống kê về tình hình thu chi của NSNN. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý diễn ra mạnh mẽ. Tách bạch hoạt động kinh doanh tiền tệ với nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về tài chính - ngân sách là địi hỏi tất yếu khách quan. để nắm chắc tình hình thu, chi và sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN, việc chuyển chức năng quản lý quỹ NSNN về Bộ Tài chính đã đƣợc Chính phủ nhận thấy là rất cần thiết. Ngày 4/01/1990 Chính phủ ban hành Quyết định số 07/HĐBT thành lập KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Hệ thống KBNN đƣợc thành lập, đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990 với những nhiệm vụ nhƣ sau:

+ Quản lý quỹ NSNN và tiền gửi các đơn vị dự toán; thực hiện tập trung các nguồn thu của NSNN; chi NSNN theo kế hoạch đƣợc duyệt.

+ Trực thuộc giao dịch với khách hàng trong hoạt động thu, chi NSNN.

+ Tổ chức huy động và quản lý các nguồn vốn vay dân và trả nợ dân.

+ Tổ chức quản lý hạch toán kế toán, hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê các hoạt động thu, chi NSNN, tiền gửi của KBNN tại ngân hàng và nguồn vốn tài chính khác đƣợc giao quản lý.

+ Tổ chức điều hoà, cân đối tiền mặt.

+ Đƣợc vay tiền của ngân hàng đảm bảo cho các khoản chi khi ngân sách nhà nƣớc có nhu cầu và cho ngân hàng vay tiền nhàn rỗi.

- Sau 5 năm hoạt động, KBNN đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ đƣợc Chính phủ và Bộ Tài chính giao. Hoạt động quản lý và điều hành quỹ NSNN thực hiện có kết quả đã góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia đồng thời tạo nhiều điều kiện ổn định và tăng trƣởng nền kinh tế. Để khẳng định vị trí và vai trị của KBNN những nhiệm vụ mới, năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/CP quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của KBNN; quỹ dự trữ tài chính nhà nƣớc; tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ; huy động vốn cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển. KBNN có những nhiệm vụ chính sau đây:

+ Soạn thảo các văn bản, dự án trình Bộ và Chính phủ ban hành trong lĩnh vực quản lý quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính nhà nƣớc; tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ; huy động vốn cho NSNN.

+ Kiểm soát và thực hiện xuất, nhập các quỹ dự trữ tài chính, tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

+ Tập trung và phản ánh các khoản thu NSNN; điều tiết thu NSNN cho các cấp ngân sách; thực hiện chi trả và kiểm soát chi NSNN theo dự toán.

+ Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển. Thực hiện phát hành cơng trái, trái phiếu chính phủ.

+ Tổ chức thanh tốn, giao dịch với các cơ quan có quan hệ với KBNN; thực hiện hạch toán kế toán, thống kê và báo cáo quyết tốn quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính nhà nƣớc, tiền và tài sản tạm thu.

+ Tổ chức điều hoà vốn, tiền mặt trong hệ thống; sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi và vay ngắn hạn đảm bảo các nhu cầu chi của NSNN trong điều kiện cần thiết.

+ Lƣu giữ, bảo quản các loại tiền, tài sản và chứng chỉ có giá của các tổ chức, cá nhân.

+ Thực hiện các nghiệp vụ mà ngân hàng uỷ nhiệm.

+ Thực hiện các nhiệm vụ nội ngành: xây dựng bộ máy và phát triển đội ngũ công chức; cơ sở vật chất và phƣơng tiện, trang thiết bị làm việc; hệ thống

thông tin tin học; kiểm tra, kiểm soát hoạt động KBNN; thi đua tuyên truyền và hợp tác quốc tế.

Từ ngày 01/01/2000, KBNN đƣợc Chính phủ giao nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN.

Sau 9 năm hoạt động theo những quy định của Nghị định số 25/CP, cùng với việc đẩy mạnh cải cách nền hành chính Nhà nƣớc, hệ thống KBNN tiếp tục đƣợc hoàn thiện, phát triển về chức năng, nhiệm vụ và bộ máy. Quyết định số 235/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 13/11/2003 đƣa hoạt động của KBNN vào một thời kỳ mới, thời kỳ phát triển về mọi mặt.

b.Cơ cấu tổ chức KBNN

Kho bạc nhà nƣớc đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất thành hệ thống dọc từ trung ƣơng đến địa phƣơng theo đơn vị hành chính.

Các cấp KBNN đều có tƣ cách pháp nhân, con dấu riêng và có tài khoản tại Ngân hàng nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn. Mỗi đơn vị KBNN có tính chất hoạt động độc lập tƣơng đối đồng thời có quan hệ mật thiết và đồng bộ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.

Bộ máy KBNN tổ chức phù hợp với tổ chức bộ máy của nền hành chính nhà nƣớc. Kho bạc nhà nƣớc đƣợc tổ chức ở 3 cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng, cụ thể:

- Cấp trung ƣơng là cơ quan Kho bạc nhà nƣớc

- Cấp tỉnh là KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng

- Cấp huyện là KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Cơ cấu tổ chức KBNN các cấp cụ thể nhƣ sau:

- Tại KBNN: 10 đơn vị trực thuộc KBNN là các Ban, Văn phịng, Sở giao dịch có nhiệm vụ tham mƣu, giúp việc chỉ đạo tồn hệ thống theo chức năng đƣợc giao. Có 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Tin học và Thống kê, Trung tâm bồi dƣỡng nghiệp vụ và Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia.

- Tại KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng: có 8 phịng chun mơn gồm Phịng Kế hoạch tổng hợp, phịng kế tốn, Phịng thanh tốn vốn đầu

tƣ, phịng kho quỹ, phịng kiểm tra - kiểm sốt, phòng tin học, phòng tổ chức cán bộ, phịng Hành chính - Tài vụ - Quản trị. Tại KBNN Hà Nội số phịng có thể đến 11 phịng. KBNN thành phố Hồ Chí Minh có thể đến 9 phịng.

- Tại KBNN huyện: Trừ KBNN các quận của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh có tổ chức phịng nghiệp vụ, cấp KBNN huyện có các bộ phận là Kế hoạch tổng hợp, Kế toán và Kho quỹ.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc nhà nƣớc Việt Nam

Chức năng của Kho bạc nhà nước

Kho bạc nhà nƣớc có 2 chức năng cơ bản là:

- Quản lý nhà nƣớc về quỹ ngân sách nhà nƣớc, các quỹ tài chính nhà nƣớc và các quỹ khác của Nhà nƣớc đƣợc giao quản lý.

- Huy động vốn cho ngân sách nhà nƣớc, cho đầu tƣ phát triển qua hình thức phát hành công trái và trái phiếu.

Thực hiện và cụ thể hố các chức năng nêu trên, Chính phủ, Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ của Kho bạc nhà nƣớc bao gồm những nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng và nhiệm vụ quản lý nội ngành.

Nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước

Nhiệm vụ chung:

Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính khác của Nhà nước

- Quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc: KBNN có trách nhiệm quản lý tồn bộ các khoản tiền của Nhà nƣớc, kể cả tiền vay, tiền trên tài khoản của ngân sách nhà nƣớc các cấp. Cụ thể:

+ KBNN có nhiệm vụ tập trung, phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN (bao gồm cả thu viện trợ, vay nợ trong nƣớc và nƣớc ngoài); tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN do các tổ chức và cá nhân nộp tại hệ thống Kho bạc nhà nƣớc; thực hiện hạch toán số thu ngân sách nhà nƣớc cho các cấp ngân sách theo quy định. Luật Ngân sách, Điều 47 quy định “ toàn bộ các khoản

thu NSNN phải nộp trực tiếp vào Kho bạc nhà nƣớc”.

+ KBNN tổ chức thực hiện chi NSNN. KBNN quản lý, kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi từ NSNN bao gồm cả chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ xây dựng cơ bản của nhà nƣớc.

+ Để thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nƣớc, Kho bạc nhà nƣớc có quyền trích từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nƣớc hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nƣớc. KBNN có quyền từ chối thanh tốn, chi trả các khoản chi khơng đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Quản lý các quỹ tài chính khác của Nhà nƣớc:

+ KBNN các cấp đƣợc giao nhiệm vụ quản lý, kiểm soát các quỹ dự trữ tài chính của trung ƣơng, của các cấp chính quyền địa phƣơng, quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nƣớc và một số quỹ tài chính Nhà nƣớc khác.

+ Quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nƣớc và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN. Thực hiện quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

+ Quản lý, kiểm sốt và thực hiện nhập, xuất các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cƣợc, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

KBNN có nhiệm vụ quản lý, bảo quản an tồn và hạch tốn theo dõi các tài sản do các cơ quan Nhà nƣớc tạm thu, tạm giữ tại Kho bạc nhà nƣớc, đồng thời KBNN có trách nhiệm tham gia với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khoản tạm thu, tạm giữ; thực hiện lệnh thu vào NSNN hoặc chi trả lại cho đối tƣợng có tài sản bị tạm thu, tạm giữ theo quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền.

Tổ chức hạch tốn kế tốn NSNN và các quỹ tài chính khác của Nhà nước

Để thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc và các quỹ tài chính nhà nƣớc, KBNN các cấp tổ chức thực hiện cơng tác hạch tốn kế toán NSNN, kế toán các quỹ và tài sản do Nhà nƣớc giao. Trên cơ sở các số liệu kế

toán, định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nƣớc có liên quan theo quy định.

Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành vốn

KBNN thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và điều hành vốn nhƣ một ngân hàng.

- Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN đƣợc mở tài khoản tại KBNN. KBNN kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản.

- KBNN đƣợc mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn tại NHNN và các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của mình.

Để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu thanh toán, chi trả của NSNN và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đƣợc giao quản lý, KBNN tổ chức quản lý, điều hành vốn tập trung, thống nhất. KBNN đƣợc sử dụng tồn ngân KBNN để tạm ứng cho NSNN theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển

- Xuất phát từ nhu cầu và khả năng cân đối ngân sách hàng năm, KBNN đƣợc Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính giao nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN. Nguồn vốn huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của dân cƣ bảo đảm bù đắp thiếu hụt ngân sách và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc.

- Nhu cầu về vốn cho đầu tƣ phát triển từ NSNN ngày càng lớn, đặc biệt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ tại kho bạc nhà nước (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w