Tình hình hệ số Car các năm 2016 2018

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 677 (Trang 82 - 128)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của MBBank 2016 - 2018)

Trong các năm từ 2016 đến 2018, tỷ lệ an toàn vốn của MB đều cao hơn mức quy định 9% của Ngân hàng Nhà nước theo thông tư 36 năm 2014. Đây là kết quả của ban lãnh đạo, quản trị rủi ro và cán bộ ngân hàng Quân đội. Tỷ lệ an toàn vốn cao thể hiện MB đang có năng lực tài chính tương đối mạnh và ổn đinh trong 5 năm vừa qua, phù hợp với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và hiệp ước Basel.

Tuy nhiên có thể thấy hệ số Car 2018 giảm 9% so với năm 2017 ở mức 10.90%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này được cho là: Trong năm 2017, việc tín dụng, tài sản có quy đổi rủi ro tăng trưởng nhanh hơn nhiều so tốc độ tăng vốn chủ sở hữu khiến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của MB sụt giảm nhanh. Số liệu thống kê của NHNN cũng cho thấy: hệ số CAR của hệ thống các tổ chức tín dụng giảm liên tục trong năm 2018. Hiện tại, vào đầu năm 2019, MB đã có kế hoạch tăng vốn tự có thơng qua hình thức bán cổ phiếu quỹ đề củng cố hệ số CAR của ngân hàng này.

2.3.3. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

về mơ hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của MB: Theo quy

định tại MB, trình tự các bước chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp bao gồm:

Bước 1: Phân loại doanh nghiệp theo quy mơ, hình thức doanh nghiêp và ngành nghề kinh doanh.

70

Theo hình thức sở hữu, doanh nghiệp được phân loại thành 3 nhóm như sau: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài và nhóm doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế mà nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn để chi phối doanh nghiệp. Doanh nghiệp nước ngồi là nhóm doanh nghiệp có 100% vốn FDI hoặc liên doanh. Nhóm doanh nghiệp khác là nhóm doanh nghiệp khơng thuộc hai nhóm trên.

Sau khi phân loại theo hidnh thức sở hữu, MB sẽ tiến hành xác địng và phân loại ngành nghề của doanh nghiệp, trong đó ngành nghề chính là ngành nghề có lớn hơn 40% đóng góp vào doanh thu của doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp được xác định theo 3 nhóm là : Doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ theo chỉ tiêu vốn, số người lao động, doanh thu thuần và tổng tài sản.

Bước 2: Chấm điểm tài chính doanh nghiệp: Các chỉ tiêu tài chính được đánh

giá theo khung hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và có điều chính cho phù hợp với hoạt động tín dụng tại MBBank, chỉ tiêu đánh giá có 5 khoảng điềm: 20, 40, 60, 80, 100. Điểm theo trọng số là tích số giữa khoảng điểm ban đầu với trọng số tương ứng. Từng chỉ tiêu có nguyên tắc là chỉ số thực tế gần với trị số nào hơn thì lấy điểm theo trị số đó, nếu chỉ số thực tế nằm giữa hai trị số thì lấy loại thấp điểm hơn.

6 Nợ phải trả / Tổng tài sản % Nợ phải trả / tổng tài sản 7 Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở

hữu “% Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở hữu

IV Chỉ tiêu thu nhập

8

Tổng thu nhập trước thuế/doanh

thu % Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu

9 Tổng thu nhập trước thuế/tổng tài sản %

Tổng thu nhậptrước thuế/tổng tài sản bình quân

10 Tổng thu nhập trước thuế/nguồnvốn chủ sở hữu %

Tổng thu nhập trước thuế/nguồn vốn chủ sở hữu bình qn

V Dịng tiền

11 Hệ số khả năng trả lãi Lần Lợi nhuận thuần hoạt động kinhdoanh/lãi vay đã trả

12 Hệ số khả năng trả nợ gốc Lần

(Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Khấu hao)/(Lãi vay đã trả + Nợ dài hạn đến hạn trả)

13

Tiền và các khoản tương đương tiền/Vốn chủ sở hữu %

Tiền và các khoản tương đương tiền/Vốn chủ sở hữu

14

Doanh số tiền về / Doanh số giải

ngân %

Doanh số tiền về / Doanh số giải ngân

15 Cân đối vốn VNĐ

Vốn chủ sở hữu + Nợi dài hạn - Tài sản

dài hạn

16 Cân đối tiền hàng VNĐ

Tiền + Khoản phải thu + Phải trả trước

người bán + Hàng tồn kho - Phải trả người bán - Người mua trả tiền trước -

Điểm xếp loại________ Mức độ rủi ro_________ > = 400 điểm

AAA Thấp Cấp tín dụng mức tối đa

351- 400 AA Thấp Cấp tín dụng mức tối đa 301- 350 A Thấp Cấp tín dụng mức tối đa 251- 300 BB B Trung bình Cấp tín dụng theo phương án có bảo đảm tiền vay

201-

250 BB bình Trung với Có thể cấp tín dụng song song

việc xem xét hiệu quả phương án vay vốn

Bước 3: Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính: Nhóm chỉ tiêu này bao gồm 5 mục

chính đó là : Lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý, quan hệ tín dụng, các yếu tố bên ngồi và các đặc điểm hoạt động khác. Tỷ trọng được tính cho các chỉ tiêu này lần lượt là 24%, 30%, 20%,13%, 13%.

72

Bước 4: Tính điểm tổng cuối cùng để xếp hạng doanh nghiệp: Đối với mơ hình

chấm điểm này phụ thuộc rất nhiều và độ tin cậy của số liệu doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có báo cáo tài chính đã kiểm tốn thì được cộng thêm điểm và tổng điểm. Theo chỉ đọa tín dụng năm 2019 củ MB, bắt buộc các doanh nghiệp thuộc khối KHDN Lớn phải có báo cáo tài chính kiểm tốn, những doanh nghiệp khơng có BCTC kiểm tốn mà có BCTC thuế sẽ trực tiếp đẩy lên hội đồng tín dụng để xem xét việc cấp hạn mức cho khách hàng.

Căn cứ vào số tổng điểm đánh giá, các doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng theo mức độ rủi ro tăng dần từ AAA ( mức độ rủi ro thấp nhất) đến D ( Mức độ rủi ro cao nhất). Chi tiết bảng tại phụ lục.

Bước 5: Đối chiếu điểm xếp hạng tín dụng với thực trạng doanh nghiệp và thực hiện điều chỉnh kết quả xếp hạng tín dụng theo nguyên tắc: Chỉ hạ bậc khơng tăng bậc xếp hạng.

Mơ hình xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân: Chấm điểm xếp

hạng tín dụng của khách hàng cá nhân được tn theo hai nhóm chỉ tiêu: (1) Nhân thân; (2) Tình hình quan hệ với ngân hàng. Nhóm khách hàng có tổng điểm chỉ tiêu nhân thân nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì sẽ bị loại, khơng thực hiện q trình xếp hạng tín dụng. Chi tiết bảng xếp hạng tại phụ lục.

Sau khi hồn thành chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng, MB sẽ tiếp tục phân loại mức độ rủi ro của khách hàng và đưa ra mức độ cho vay đối với từng mức rủi ro cụ thể như sau:

151- 200

B Cao Từ chối cung cấp tín dụng

ĩõĩ—

150 C CC Cao Từ chối cung cấp tín dụng

51- 100

CC Cao Từ chối cung cấp tín dụng

1—50 C Cao Từ chối cung cấp tín dụng

<0 D Cao Từ chối cung cấp tín dụng

2.3.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

2.3.4.1 Nhận diên rủi ro

Để nhận biết sớm và rõ ràng nhất rủi ro tín dụng, MBBank thiết lập, tổ chức và phân cơng các phịng ban, bộ phận liên quan nhằm xác định, tiếp cận và xử lý thơng tin nhanh chóng nhằm sớm phát hiện ra các dấu hiệu phát sinh rủi ro tín dụng. Ngun nhân rủi ro có thể xuất phát từ phía khách hàng, chính ngân hàng trong q trình cấp tín dụng. Đối với nhóm ngun nhân từ phía khách hàng, ngân hàng đặc biệt là các các bộ tín dụng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng cần có kĩ năng và nghiệp vụ để nhân biết sớm rủi ro tín dụng ngay trong q trình cấp tín dụng. Đối với nhóm ngun nhân xuất phát từ phía ngân hàng, bộ phận phụ trách quản lý rủi ro tín dụng có trách nhiệm chủ động và thường xuyên thực hiện giám sát, rà soát, đánh giá dựa trên các chính sách của ngân hàng và đặc biệt là năng lực quản trị điều hành, năng lực kinh nghiệm và đạo đức của cán bộ tín dụng.

Bên cạnh đó các hoạt động quản lý cấp cao cũng được chuẩn hóa, làm rõ vai trị của các cấp trong việc đưa ra chiến lược, nhận biết, quản lý và xử lý rủi ro. MBBank liên tục tổ chức và kiện toàn bộ máy quản lý qua việc áp dụng mơ hình ba vịng bảo vệ và chính sách, hoạt động quản trị của ngân hàng nhằm hướng đến đảm bảo phân biệt rõ ràng các chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị, tránh việc chồng chéo và gia tăng ý thức trách nhiệm của toàn bộ các bộ phận trong ngân hàng về việc nhận diện, đánh giá và theo dõi kiểm sốt rủi ro. Trong đó, các khâu có tiềm ẩn rủi ro cung đột lợi ích như bán hàng, hỗ trợ tín dụng, thẩm định và phê duyệt được tổ chức và làm việc độc lập nhau, đảm bảo khách quan minh bạch và phát huy một cách tối đa hiệu quả hoạt động của từng khâu cũng như hiệu quả của tổng quy trình cung cấp tín dụng nói riêng và dịch vụ nói chung.

Khung chính sách trong việc nhận diện, quản trị rủi ro cũng là một điểm nổi bật trong chính sách của MB. Khung nhận diện và quản trị rủi ro của toàn hàng được hoàn thiện bảo đảm nhận diện và quản lý rủi ro theo các thông lệ tốt, đặc biệt là thông lệ quốc tế của ủy ban Basel, COSO, ISO. Năm 2018 vừa qua, MB cũng nhanh chóng tổ chức cơ cấu nhận diện và quản trị rủi ro theo xu hướng công nghệ cao 4.0 từng bước xây dựng khung nhận diện và quản trị rủi ro gian lận tín dụng nhằm chủ động giảm thiểu và phòng ngừa những tổn thất tài chính cũng như các tác động tiêu cực đến uy tín, hình ảnh của ngân hàng và đặc biệt là quyền lợi của khách hàng.

2.3.4.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Năm 2008, MB áp dụng Hệ thống xếp hạng nội bộ đầu tiên (CSSY) trong hoạt động tín dụng đối với KHCN và KHDN tại MB. Hệ thống được MB xây dựng theo phương pháp chuyên gia và sự tư vấn của Cơng ty kiểm tốn EY Việt Nam.

Năm 2011 MB đã chủ động nghiên cứu phương pháp mơ hình thống kê để xây dựng bộ chỉ tiêu xếp hạng mới, định giá tài sản dành cho cá nhân và doanh nghiệp - CRA, đưa và thí điểm và sử dụng từ năm 2012 đến nay. Đây là dấu ấn quan trọng của MB trong việc ứng dụng các thông lệ quốc tế Basel vào hoạt động tín dụng, là nền tảng để MB xây dựng chiến lược và lập kế hoạch đo lường và quản lý các trạng thái rủi ro tín dụng, báo cáo và giám sát nhằm hỗ trợ tốt hơn, rút ngắn thời gian phê duyệt cấp tín dụng và giám sát khoản vay.

Năm 2018, dự án đo lường tín dụng của MBBank bước vào giai đoạn nước rút , triển khai và xây dựng các mơ hình đo lường rủi ro xác suất vỡ nợ (PD), tỷ lệ tổn thất của ngân hàng khi khách hàng vỡ nợ (LGD), giá trị chịu rủi ro khi khách hàng vỡ nợ (EAD) theo tiêu chuẩn của phương pháp AIRB - phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ nâng cao của Basel II. Các sản phẩm chính yếu của của ngân hàng được gắn với các thẻ điểm A Score Card, B Score Card đã được hoàn thiện và và dần được ứng dụng trong thực tế hoạt động kinh doanh, thẩm định và phê duyệt tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả cũng như an tồn trong hoạt động cấp tín dụng của MBBank.

Hiện tại, trong khâu quản trị rủi ro tín dụng MBBank đang áp dụng hệ thống xếp hạng nội bộ tín dụng với khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của MBBank bao gồm ba nhóm đối tượng đó là: Tổ chức định chế tài chính, doanh nghiệp và cá nhân. Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ,

MB đã chủ động nghiên cứu, tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vào hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro nội bộ ngân hàng. Từ những kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức được cập nhật từ xây dựng hệ thống CSSY cũng như Basel II, Hệ thống CRA có 3 tính năng cơ bản: (1) Thực hiện xếp hạng tín dụng đối với khách hàng, với hệ số đáp ứng được yêu cầu theo thông lệ và yêu cầu của ban lãnh đạo MB, kết quả xếp hạng được sử dụng để phân loại nợ và trích lập dự phịng theo quy định của NHNN; (2) Chức năng thẩm định tự động đối với các sản phẩm chuẩn. Hiện tại, CRA đã xây dựng được các sản phẩm thẩm định tự động, dựa trên các chính sách sản phẩm chuẩn hóa, với các tiêu chuẩn cho vay được quy định rõ ràng. Với các sản phẩm này, hệ thống CRA tự động kiểm tra các điều kiện theo chính sách sản phẩm và tính tốn giá trị, thời gian, lãi suất cho vay trên cơ sở thông tin do RM nhập liệu vào hệ thống. Thời gian RM nhập thông tin để hệ thống có kết quả thẩm định đối với sản phẩm tín chấp 0.5 giờ và sản phẩm có TSBĐ là 2h, góp phần hỗ trợ cơng tác thẩm định của RM nhanh chóng, chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và phát triển dư nợ KHCN ổn định, bền vững. (3) Hỗ trợ đề xuất và thẩm định cho vay theo từng sản phẩm. Hiện nay toàn bộ dư nợ khách hàng được đề xuất và thẩm định trên hệ thống CRA, hệ thống sẽ tự động kết nối tự động thông tin giữa báo cáo đề xuất và báo cáo thẩm định, giảm thiểu các thông tin trùng lặp, tạo kho dữ liệu chung làm cơ sở xây dựng chính sách và sản phẩm tại MB. (4) Cảnh báo rủi ro: Toàn bộ khách hàng có hoặc chưa có quan hệ tại MB nhưng có dấu hiệu rủi ro đều được cập nhật trên hệ thống CRA làm cơ sở để các đơn vị tra cứu thông tin hỗ trợ công tác đề xuất, thẩm định, phê duyệt tín dụng. Thơng tin về khách hàng rủi ro sẽ được phân thành các nhóm: Nợ q hạn/nợ xấu, trốn thuế, mất tích bỏ trốn, giải thể, bị khởi tố thi hành án... Tương ứng với từng nhóm đối tượng MB đề có cơ chế tiếp cận và phê duyệt tín dụng phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

2.3.4.3 Ứng phó với rủi ro tín dụng

Hiện tại, MBBank ứng phó rủi ro tín dụng bằng việc quản lý khoản vay, thiết lập giới hạn rủi rom xác định mức ủy quyền chi nhánh, tiến hành phân loại nợ trích lập dự phịng rủi ro, xử lý nợ xấu và quản lý nợ có vấn đề.

Quản lý khoản vay: Khi khách hàng có tình hình tài chính khó khăn, bắt đầu

xuất hiện các dấu hiệu khó có khả năng trả nợ thì lúc đó nguy cơ nợ xấu sẽ xảy ra. Khi đó, MBBank đưa ra biện pháp ứng phó kịp thời để hạn chế rủi ro cao nhất có thể. Ngân hàng thường xuyên thực hiện đánh giá lại tình trạng khoản vay, vốn vay có được sử dụng đúng mục đích hay khơng, phân tích tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Riêng đối với các khoản vay có giá trị lớn hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường sẽ được đánh giá và theo dõi thường xuyên, kịp thời. Việc đánh giá rà soát này được thực hiện bởi bộ phận kinh doanh và bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thơng qua các nguồn khác nhau từ thực tế khảo sát khách hàng, báo cáo tài chính, thơng tin khách hàng cung cấp về việc sử dụng vốn theo đúng cam kết và CIC để đánh giá tình trạng quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác ngồi MB. Nếu có sự khác biệt trong kết quả thực tế và những dự tính được đưa ra trong hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng, đặc biệt là những thay đổi có liên quan đến dịng tiền trả nợ của khách hàng, MBBank yêu cầu khách hàng giải trình chi tiết. Kết quả việc đánh giá khách hàng sẽ là cơ sở quan trọng để ngân hàng đưa ra các quyết định và hành động cần thiết để phịng tránh, giảm thiểu rủi ro tín dụng liên quan đến khoản vay cũng như điều chỉnh giới hạn tín dụng hoặc chấm dứt hợp đồng cho vay

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 677 (Trang 82 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w