Các quan điểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 46 - 50)

2.3.3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Hƣng Nguyên phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An, của vùng Bắc Trung Bộ

Quán triệt quan điểm trên, căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của tỉnh Nghệ An và những quy hoạch, đề án, chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội khác của tỉnh. Huyện Hƣng Nguyên cần có sự tổng hợp để thấy rõ những định hƣớng của tỉnh trên địa bàn huyện theo các ngành, các lĩnh vực.

Đặc biệt, khi quy hoạch cơ cấu kinh tế của huyện, một mặt phải điều tra đánh giá tiềm năng lợi thế so sánh, đƣa ra các định hƣớng khai thác tiềm năng, mặt khác ngay khi đánh giá tiềm năng, cần so sánh các điều kiện của huyện với các huyện xung quanh để khi khai thác chúng cần tính tới sự khai thác trong một tổng thể các yếu tố có tính chất liên vùng. Tất cả các ngành, các bộ phận kinh tế, xã hội theo từng cấp quản lý phải thống nhất với nhau.

Theo quy hoạch, Hƣng Nguyên là huyện sẽ đƣợc tập trung phát triển công nghiệp, nông, lâm ngƣ nghiệp; khai thác các tiềm năng về du lịch. Trong thời gian tới Hƣng Nguyên phải thực hiện đồng thời hai mục tiêu phát triển

kinh tế trong định hƣớng quy hoạch. Đó là nhanh chóng chuyển đổi từ một huyện kinh tế đã có bƣớc phát triển về cơng nghiệp sang một bƣớc phát triển cao hơn. Đồng thời phải tiếp tục duy trì và phát triển các thế mạnh về phát triển nông, lâm nghiệp truyền thống cũng nhƣ cơ cấu sản xuất các sản phẩm mới trong nông, lâm nghiệp.

2.3.3.2. Lấy công nghiệp làm động lực để phát triển kinh tế của Huyện nhanh và bền vững

Hiện nay, Hƣng Nguyên đang phấn đấu để trở thành một huyện công nghiệp với những yếu tố đặc thù. Cơng nghiệp của Hƣng Ngun có những tiềm năng và lợi thế nhất định, trong đó có yếu tố truyền thống và sự góp mặt của doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Nhƣng kinh tế xã hội Hƣng Nguyên chƣa thực sự phát triển tƣơng xứng với tiềm năng và những quy hoạch của tỉnh Nghệ An đối với Hƣng Nguyên theo từng ngành và theo quy hoạch vùng, nhất là công nghiệp.

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An, huyện Hƣng Nguyên vẫn đƣợc xác định là huyện phát triển công nghiệp và dịch vụ trong mối quan hệ với các tuyến du lịch, văn hoá của tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, nông - lâm ngƣ nghiệp đƣợc xác định là ngành phát huy lợi thế về tự nhiên và trong mối quan hệ với sự phát triển của du lịch. Vì vậy, Hƣng Nguyên cần triển khai các quy hoạch theo các định hƣớng đó, đề xuất các giải pháp triển khai để chuyển nhanh cơ cấu kinh tế của huyện theo hƣớng đã đƣợc xác định.

Đối với Hƣng Nguyên, hiện tại công nghiệp đã phát triển và trong tƣơng lai sự bứt phá của các ngành này cịn rất lớn. Vì vậy, phát triển kinh tế cơng nghiệp cần đặt trong mối quan hệ bền vững và đồng bộ với các vấn đề kinh tế, xã hội ở Hƣng Nguyên trong những năm quy hoạch. Thực chất đó là

khai thác các mối quan hệ tƣơng hỗ và khắc phục các mâu thuẫn trong các mối quan hệ giữa công nghiệp và các ngành cụ thể.

- Cần phân tích các mối quan hệ ngành tìm ra các mối quan hệ tƣơng hỗ. Ví dụ: Nơng, lâm, ngƣ nghiệp cung cấp ngun liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ các máy móc, nguyên liệu phục vụ nông, lâm nghiệp; tạo đột phá và tốc độ tăng trƣởng. Nông, lâm, ngƣ nghiệp tạo cảnh quan, môi trƣờng cho du lịch sinh thái, cung cấp các đặc sản cho khách du lịch. Du lịch đƣa khách đến tạo nguồn tiêu thụ tại chỗ với thu nhập cao cho nông, lâm, ngƣ nghiệp…

- Xây dựng hệ thống ngành trong mối quan hệ tƣơng hỗ để tạo ra sự phát triển bền vững, trong đó lấy nhu cầu xã hội và các tiềm năng lợi thế làm cơ sở xây dựng.

- Phân tích các mối quan hệ tìm ra các mâu thuẫn, những đối nghịch nhau trong việc phát triển ngành này trong mối quan hệ với ngành kia. Ví dụ: phát triển cơng nghiệp sẽ lấy đất của sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp sẽ gây nên những ô nhiễm về môi trƣờng, sẽ cạnh tranh vốn… Vì vậy, việc bố trí các ngành cơng nghiệp và cụm cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp cấn tính tới những ảnh hƣởng mang tính tiêu cực này đối với sản xuất nơng, lâm nghiệp.

2.3.3.3. Cơ cấu kinh tế đi đơi với phát triển văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Trong cơ cấu dân số của huyện, phát triển kinh tế bền vững phải đi đơi với phát triển văn hố, giữ vững bản sắc truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tăng cƣờng ổn định chính trị xã hội, bảo đảm giữ gìn, nâng cấp các thắng cảnh, các cảnh quan mơi trƣờng thiên nhiên, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân là quan điểm cần phải đƣợc quán triệt khi hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế của huyện. Để quán triệt tƣ tƣởng trên cần xử lý một số vấn đề sau:

- Các phƣơng án quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các mơ hình kinh tế mới, xây dựng các khu đơ thị, khu dân cƣ mới…, phải trên cơ sở kết hợp cả kinh tế với những vấn đề xã hội và môi trƣờng, với việc khai thác các tiềm năng du lịch, giữ gìn bản sắc và truyền thống lịch sử văn hố của địa phƣơng.

- Xây dựng nông thôn hiện đại phải kết hợp với khai thác tiềm năng du lịch, giữ gìn bản sắc và truyền thống lịch sử văn hoá.

- Giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội trên cơ sở thực hiện tốt các chính sách của Nhà nƣớc trên địa bàn nhƣ Chƣơng trình xố đói giảm nghèo và các Chƣơng trình hỗ trợ nhân đạo của huyện… đồng thời giải quyết tốt các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội.

2.3.3.4. Cơ cấu kinh tế phải đi đôi với tăng cƣờng ổn định chính trị, củng cố và giữ vững quốc phịng, an ninh

Về quốc phòng, an ninh, Hƣng Nguyên là một bộ phận, một mắt xích trong hệ thống phịng thủ của tỉnh Nghệ An, một huyện có vị trí quan trọng về mặt quân sự của vùng Bắc Trung Bộ có giá trị chiến lƣợc trong tuyến phịng thủ của Tỉnh và Quân khu IV. Do vậy, cần xây dựng quan điểm phát triển kinh tế phải đi đơi với tăng cƣờng ổn định chính trị, củng cố quốc phịng, an ninh là cần thiết.

Sự kết hợp đó đƣợc thể hiện trên nhiều lĩnh vực trong quy hoạch:

- Mọi phƣơng án tăng trƣởng kinh tế, nhất là bố trí sản xuất và phát triển xã hội đều phải tính đến việc tăng cƣờng tiềm lực quốc phịng, đến thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân dân.

- Quy hoạch các cơng trình xây dựng từ cơ sở hạ tầng đến cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khu đô thị… đều phải đƣợc xem xét trong mối quan hệ đối với những vấn đề quốc phịng và an ninh, đảm bảo khơng ảnh

hƣởng đến thế trận quốc phòng, an ninh và sẵn sàng sử dụng cho quốc phòng và an ninh khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quy hoạch cơ cấu kinh tế huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w