Xác định mức trợ giúp xã hội thường xuyên là việc quan trọng trong chính sách trợ giúp xã hội thường xun của mỗi quốc gia. Đó là vì, nếu xác định một mức trợ cấp q thấp sẽ có ít tác động đến đối tượng được trợ giúp, còn ngược lại, nếu xác định mức trợ cấp cao sẽ có tác động nhiều hơn đến đối tượng được trợ
giúp song lại tạo ra gánh nặng đối với ngân sách nhà nước. Ngân sách hạn hẹp thường là nguyên nhân lớn hạn chế mức trợ cấp cho đối tượng.
Thông thường, các nước xây dựng chuẩn trợ cấp xã hội trên cơ sở chuẩn nghèo để tính mức trợ cấp cho các đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp xã hội. Mức trợ cấp là khoản bù đắp cho người nghèo để mức thu nhập của họ tiếp cận dần tới chuẩn nghèo.
Mức trợ cấp có thể giống nhau hoặc khác nhau cho các đối tượng. Những mức trợ cấp khác nhau cho các nhóm đối tượng sẽ đảm bảo cơng bằng hơn, vì mỗi nhóm có hồn cảnh khó khăn khác nhau và nhu cầu khác nhau. Có nhiều phương án để xác định mức trợ cấp cho các nhóm đối tượng khác nhau. Trợ cấp dựa trên mức nghèo của hộ, hộ nghèo hơn được trợ cấp nhiều hơn. Trợ cấp dựa trên quy mô hay thành phần của hộ, theo tổng số thành viên hoặc số thành viên khơng có khả năng lao động trong gia đình. Trợ cấp theo tuổi, ví dụ trợ cấp giáo dục cho trẻ lớn tuổi sẽ cao hơn vì tính đến chi phí cơ hội khi các em đi học hoặc chi phí mua sách vở cao hơn. Trợ cấp dựa trên giới tính, ví dụ trợ cấp giáo dục cho các em gái có thể cao hơn ở những nước có khoảng cách giới đáng kể trong tỷ lệ đi học. Trợ cấp thay đổi theo thời gian, cao hơn vào mùa giáp hạt hoặc mùa lạnh, hoặc vào đầu năm học để trang trải học phí, quần áo, giày dép. Trợ cấp thay đổi theo khu vực để phản ánh khác biệt về chi phí sinh hoạt ở các vùng khác nhau. Trợ cấp thay đổi cùng với tuổi thọ của chương trình trợ giúp xã hội thường xuyên, sau một thời gian thì giảm dần để khuyến khích các hộ gia đình ra khỏi chương trình [26, tr 147].
Việc xây dựng mức trợ cấp xã hội phải tôn trọng các nguyên tắc: đảm bảo tính khách quan và thực tiễn; Đảm bảo các nhu cầu tối thiểu cho đối tượng xã hội; Phù hợp với tình hình phát triển kinh tế; Đảm bảo sự bình đẳng giữa các nhóm đối tượng hưởng chính sách, giữa các vùng; Được điều chỉnh phù
hợp với tình hình biến động của giá cả; Có sự đồng thuận của nhà nước, các tổ chức và chính người hưởng lợi từ chính sách.