Tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở việt nam (Trang 65 - 68)

Việc thực hiện công tác trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam được tổ chức chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương. Trong đó:

Ở cấp trung ương

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội và có trách nhiệm: Chủ trì hoạch định chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên. Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên; Phối hợp với Bộ Tài chính bố trí kinh phí trợ giúp xã hội cho các Bộ, ngành, địa phương; kiểm tra việc bố trí và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội ở các địa phương; Hướng dẫn việc miễn giảm học phí học nghề cho học sinh thuộc diện bảo trợ xã hội.

Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn việc phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh cho người thuộc diện trợ giúp xã hội thường xuyên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn việc miễn, giảm học phí cho học sinh thuộc diện trợ giúp xã hội thường xuyên theo quy định.

Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí trợ giúp xã hội thường xuyên cho các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra việc bố trí và sử dụng kinh phí thực hiện.

Các Bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, triển khai thực hiện chính sách.

Ở cấp địa phương

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Quản lý đối tượng hưởng trợ giúp xã hội, chỉ đạo việc xây dựng các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thuộc địa phương; Tổ chức thực hiện chế độ

trợ giúp xã hội cho các đối tượng quy định; Chỉ đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành chức năng tại địa phương hướng dẫn các tổ chức và cá nhân hỗ trợ đối tượng trợ giúp xã hội; Bố trí kinh phí trong dự tốn ngân sách địa phương hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định đảm bảo thực hiện chính sách trợ giúp xã hội theo quy định; Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phương.

Ngoài ra, các tổ chức và cá nhân đều tham gia, đóng góp tích cực vào các hoạt động mang tính nhân đạo và đại chúng bằng sự ủng hộ nguồn quỹ theo khả năng và tấm lòng hoặc tham gia tổ chức, quản lý hoặc điều hành trực tiếp cơ sở trợ giúp xã hội do bản thân tự thành lập hoặc được mời tham gia. Các loại hình trợ giúp xã hội của các tổ chức tư nhân, cá nhân có trong thực tế, nhưng mạng lưới cịn thưa thớt, chủ yếu mới tập trung ở một số các thành phố lớn. Các hình thức trợ giúp được tiến hành rất đa dạng: trợ giúp bằng tiền, bằng hiện vật, thăm nom giúp đỡ trong cơng việc gia đình, đi lại, khám chữa bệnh miễn phí, tự nguyện tham gia phục hồi chức năng, dạy văn hoá, văn nghệ, thể thao, dạy nghề, nhận nuôi dưỡng, nhận đỡ đầu, giúp vốn, công cụ sản xuất, cơng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng, giúp hướng dẫn kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, tham gia xây dựng quỹ nhân đạo, từ thiện trợ giúp người tàn tật...

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng (Hội Liên hiệp phụ nữ, Đồn Thanh niên, Hội Nơng dân tập thể, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam...) đã chủ động tham gia rộng rãi và tự nguyện vào các hoạt động trợ giúp đối tượng yếu thế. Các tổ chức này nắm tương đối chắc tình hình đối tượng tại các địa phương, tổ chức các phong trào: “Nhà tình thương”, quỹ từ thiện, vì tương lai tươi sáng của người tàn tật. Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, xây dựng làng văn hoá mới, hướng dẫn người tàn tật tham gia sản xuất tại nhà, tổ chức các hoạt động xã hội bổ ích thu hút các cụ già cơ đơn không nơi nương tựa.

Hội Người mù, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam, Hội người cao tuổi, Câu lạc bộ Người điếc...đã được Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ thành lập. Các tổ chức này đã thể hiện quyền được liên kết của nhóm các đối tượng yếu thế, họ tập hợp nhau cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sống, học tập dạy nghề tạo việc làm cũng như hỗ trợ nhau trong chăm sóc sức khoẻ phục hồi chức năng và hoà nhập cộng đồng. Trong số các tổ chức nêu trên, thì Hội người mù Việt Nam là tổ chức hoạt động có hiệu quả nhất. Đặc biệt là trong lĩnh vực dạy chữ, dạy nghề tạo việc làm, xố đói giảm nghèo cho hội viên.

Các tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế đang hoạt động trợ giúp các đối tượng yếu thế ở Việt Nam có khá nhiều: UNICEF, UNDP, UNFPA, WHO, FAO, Quỹ cứu trợ Nhi đồng Anh, Tổ chức tầm nhìn thế giới, Tổ chức giúp đỡ người tàn tật Quốc tế...

Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên trong những năm qua, nhìn chung được vận hành khá tốt. Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành, cơ quan chức năng đã hoàn thành chức năng hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên trong phạm vi cả nước; thường xuyên sơ kết, tổng kết, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ trợ giúp phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và cơng bằng xã hội. Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên được bổ sung, thực hiện kịp thời với hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực. Trong hoạt động quản lý Nhà nước có sự phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội.

Tuy nhiên, q trình triển khai xây dựng và kiện tồn hệ thống bộ máy tổ chức triển khai chính sách vẫn cịn một số hạn chế. Hiện tại, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng, dẫn đến tình trạng “rị rỉ” sai sót trong việc xác định đối tượng, quản lý đối tượng và chi trả chưa kịp thời vẫn là hiện tượng khá phổ biến. Đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp xã hội cũng rất mỏng ở cấp huyện, tỉnh và trung ương; hoạt động nặng về hành chính, thiếu tính chun nghiệp về cơng tác xã hội, điều này hạn chế đến hiệu

quả hoạt động và huy động sự tham gia của cộng đồng và tính tự chủ của đối tượng.

2.3. Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở việt nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w