M. Sip-pen “Sổ tay đảng viên dân chủ xã hội về các vấn đề của quốc hội Đức” Béc-lanh, 1902, tr 882 và 886.
BàN Về TậP “NHữNG CáI MốC”
Tập văn nổi tiếng “Những cái mốc” do các nhà chính luận dân chủ - lập hiến có thế lực nhất biên soạn, ― đ−ợc tái bản mấy lần trong một thời gian ngắn và đ−ợc tất cả các báo chí phản động hoan nghênh, ― là một dấu hiệu thực sự của thời đại. Mặc dù báo chí của Đảng dân chủ - lập hiến đã “đính chính” một số chỗ quá trắng trợn trong tập “Những cái mốc”, mặc dù một số ng−ời dân chủ - lập hiến ― hoàn toàn bất lực trong việc ảnh h−ởng đến chính sách của tồn thể Đảng dân chủ - lập hiến, hoặc tự đặt cho mình mục đích đánh lừa quần chúng về ý nghĩa thật sự của chính sách đó ― đã cố phủ nhận những chỗ ấy nh− thế nào chăng nữa, nh−ng sự thật vẫn rành rành là tập “Những cái mốc” đã thể hiện một cách rõ ràng thực chất của chủ nghĩa dân chủ - lập hiến hiện đại, Đảng của những ng−ời dân chủ - lập hiến là đảng của tập văn “Những cái mốc”.
Coi việc phát triển ý thức chính trị và ý thức giai cấp của quần chúng là cao hơn cả, phái dân chủ công nhân phải hoan nghênh tập “Những cái mốc” nh− là một sự tự vạch trần tuyệt diệu của những lãnh tụ t− t−ởng của Đảng dân chủ - lập hiến về thực chất khuynh h−ớng chính trị của họ. Tập “Những cái mốc” là do các ngài sau đây viết: Béc-đi-a-ép, Bun-ga-cốp, Ghéc-sen-dôn, Ki-xchi-a-cốp-xki, Xtơ-ru-vê, Phran-cơ và I-dơ-gô-ép. Chỉ riêng những cái
V. I. Lê-nin 216 216
tên của các đại biểu Đu-ma nổi tiếng ấy, những kẻ phản bội nổi tiếng ấy, những phần tử dân chủ - lập hiến nổi tiếng ấy, cũng đã nói lên khá nhiều về họ rồi. Các tác giả tập “Những cái mốc” đã tỏ ra là những lãnh tụ t− t−ởng thật sự của cả một khuynh h−ớng xã hội, đã cung cấp cả một bộ bách khoa tồn th−, d−ới một hình thức phác thảo rất cô đọng, về các vấn đề triết học, tơn giáo, chính trị, chính luận, về sự đánh giá tồn bộ phong trào giải phóng và tồn bộ lịch sử của phái dân chủ ở Nga. Gọi tập “Những cái mốc” là “tập văn nói về giới trí thức Nga”, các tác giả, bằng cái đầu đề phụ ấy, đã thu hẹp chủ đề thật sự của tác phẩm của họ, bởi vì ở họ, “giới trí thức” trên thực tế đã tỏ ra là lãnh tụ tinh thần, ng−ời cổ vũ và đại diện cho toàn bộ phái dân chủ Nga và tồn bộ phong trào giải phóng của Nga. Tập “Những cái mốc” là những cái mốc lớn nhất trên con đ−ờng đoạn tuyệt một cách dứt khoát nhất giữa chủ nghĩa dân chủ - lập hiến và chủ nghĩa tự do Nga nói chung với phong trào giải phóng của Nga, với tất cả những nhiệm vụ cơ bản của phong trào ấy, với tất cả những truyền thống căn bản của phong trào ấy.
I
Bộ bách khoa toàn th− về sự phản bội của phái tự do bao quát ba đề tài chủ yếu: I) đấu tranh chống lại các cơ sở t− t−ởng của toàn bộ thế giới quan của phong trào dân chủ Nga (và quốc tế); 2) đoạn tuyệt với phong trào giải phóng những năm gần đây, và bơi nhọ nó; 3) cơng khai tun bố tình cảm “tơi tớ” (và chính sách “tơi tớ” t−ơng ứng) của mình đối với giai cấp t− sản thuộc phái tháng M−ời, đối với chính quyền cũ, đối với tồn bộ n−ớc Nga cũ nói chung.
Các tác giả tập “Những cái mốc” bắt đầu từ những cơ sở triết học của thế giới quan “tri thức”. Toàn bộ cuốn
Bàn về tập “Những cái mốc” 217
sách đều quán triệt t− t−ởng kiên quyết đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa này bị coi chẳng qua chỉ là chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa siêu hình, là “hình thức triết lý sơ đẳng và thấp nhất” (tr. 4 ― những đoạn trích dẫn là lấy trong bản in lần thứ nhất của tập “Những cái mốc”. Thuyết thực chứng bị lên án, bởi vì “đối với chúng ta” (tức là đối với
“giới trí thức” Nga đang bị tập “những cái mốc” đập tan) “nó
đã đồng nhất với phép siêu hình duy vật”, hoặc đã bị giải thích “thuần túy theo tinh thần chủ nghĩa duy vật” (15),
trong khi đó thì “khơng có kẻ thần bí nào, khơng một tín đồ nào lại có thể phủ nhận thuyết thực chứng khoa học và khoa học” (II). Xin chớ c−ời! “Thái độ thù địch đối với các khuynh h−ớng duy tâm và thần bí - tơn giáo” (6) ― đó là nguyên nhân làm cho tập “Những cái mốc” cơng kích “giới trí thức”.
“Dù sao thì I-ua-kê-vích cũng là một nhà triết học chân
chính, so với Tséc-n−-sép-xki” (4).
Hồn tồn dĩ nhiên là khi đứng trên quan điểm ấy, tập
“Những cái mốc” sẽ khơng ngừng đả kích thuyết vơ thần của “giới trí thức”, và cố khơi phục lại một cách hết sức kiên quyết
và hết sức triệt để thế giới quan tơn giáo. Hồn tồn dĩ nhiên là sau khi đập tan Tséc-n−-sép-xki với t− cách là một nhà triết học thì tập “Những cái mốc” sẽ đập tan Bê-lin-xki với t− cách là một nhà chính luận. Bê-lin-xki, Đơ-brơ-li-u-bốp, Tséc-n−-sép-xki là lãnh tụ của “giới trí thức” (134, 56, 32, 17, v.v.). Còn Tsa-a-đa- ép, Vla-đi-mia, Xơ-lơ-vi-ép, Đơ-xtơ-ép-xki thì “hồn tồn khơng phải là những ng−ời trí thức”. Những nhân vật loại thứ nhất là lãnh tụ của cái khuynh h−ớng mà tập “Những cái mốc” đang đấu tranh một mất một cịn. Cịn những nhân vật loại sau thì
“khơng ngừng lặp lại” chính những cái điều mà tập “Những cái
mốc” cũng đang lặp lại, nh−ng “ng−ời ta khơng nghe họ, giới
trí thức đã khơng chú ý đến họ” nh− lời tựa trong tập “Những cái mốc” đã nói.
V. I. Lê-nin 218 218
Qua đó bạn đọc đã có thể thấy rằng tập “Những cái mốc” cơng kích khơng phải “giới trí thức” đó chỉ là một cách nói giả tạo, cố làm rối rắm sự việc mà thơi. Sự cơng kích đ−ợc tiến hành trên toàn bộ trận tuyến nhằm chống lại phái dân chủ, chống lại thế giới quan dân chủ. Nh−ng với t− cách là những lãnh tụ t− t−ởng của một đảng tự quảng cáo mình là “dân chủ - lập hiến”, họ không tiện gọi các sự vật bằng tên thật của chúng, nên họ đã m−ợn những thuật ngữ của tờ “tin tức Mát-xcơ-va”78, họ đoạn tuyệt không phải với nền dân chủ, ― (một sự vu khống hết sức hèn hạ!), ― mà chỉ đoạn tuyệt với “chủ nghĩa trí thức”.
Tập “Những cái mốc” trịnh trọng tuyên bố rằng bức th− của Bê-lin-xki gửi Gô-gôn là một “biểu hiện nồng nhiệt và cổ điển của tâm trạng trí thức” (56). “Từ thời kỳ sau Bê-lin-xki, lịch sử chính luận của n−ớc ta, theo ý nghĩa nhận thức về cuộc sống, là cả một cơn ác mộng” (82).
Thế đấy. Tâm trạng của những ng−ời nông nô chống chế độ nông nô, rõ ràng là tâm trạng của “những ng−ời trí thức”. Lịch sử phản kháng và đấu tranh của quần chúng đông đảo nhất trong dân c− từ năm 1861 đến năm 1905, nhằm chống lại những tàn tích của chế độ nơng nơ trong tồn bộ chế độ sinh hoạt của n−ớc Nga, rõ ràng là “cả một cơn ác mộng”. Hay là có thể, theo ý kiến của những tác giả thơng minh và có học thức của chúng ta, tâm trạng của Bê-lin-xki trong bức th− gửi Gơ- gơn khơng liên quan gì đến tâm trạng của nơng nơ chăng? Lịch sử chính luận của n−ớc ta khơng liên quan gì đến sự căm phẫn của quần chúng nhân dân đối với những tàn tích của ách nông nô chăng?
Tờ “Tin tức Mát-xcơ-va” bao giờ cũng chứng minh rằng
phái dân chủ Nga, kể từ Bê-lin-xki chẳng hạn, quyết không thể đại diện lợi ích của các tầng lớp quần chúng nhân dân đông đảo nhất trong cuộc đấu tranh cho những quyền lợi tối thiểu nhất của nhân dân, ― những quyền lợi bị các thiết
Bàn về tập “Những cái mốc” 219
chế nông nô vi phạm, ― mà chỉ thể hiện “tâm trạng của những ng−ời trí thức”.
C−ơng lĩnh của tập “Những cái mốc” và của tờ “Tin tức Mát-xcơ-va” giống nhau cả trong lĩnh vực triết học, cả trong lĩnh vực chính luận. Nh−ng trong lĩnh vực triết học, bọn phản bội thuộc phái tự do đã dám nói tất cả sự thật, dám phơi bày tồn bộ c−ơng lĩnh của mình (tuyên chiến với chủ nghĩa duy vật và với thuyết thực chứng đ−ợc giải thích theo tinh thần duy vật; khơi phục lại sự thần bí và thế giới quan thần bí), nh−ng trong lĩnh vực chính luận thì họ nói ngoắt ngoéo, quanh co, giả dối. Họ đã đoạn tuyệt với những t− t−ởng cơ bản nhất của phái dân chủ, với những khuynh h−ớng dân chủ sơ đẳng nhất, nh−ng họ lại làm ra vẻ là chỉ đoạn tuyệt với “chủ nghĩa trí thức”. Giai cấp t− sản tự do chủ nghĩa đã kiên quyết từ bỏ việc bảo vệ quyền lợi của nhân dân để quay sang bảo vệ các thể chế chống lại nhân dân. Nh−ng các chính khách thuộc phái tự do lại muốn giữ cái danh hiệu “những ng−ời dân chủ”.
Cái trò ảo thuật mà họ đã làm với bức th− của Bê-lin-xki gửi Gơ-gơn và với lịch sử chính luận của n−ớc Nga, thì nay họ đang làm với lịch sử của phong trào vào thời gian gần đây.
II
Trên thực tế, sự cơng kích của tập “Những cái mốc” chỉ nhằm vào những bộ phận trí thức nào đại biểu cho phong trào dân chủ, và họ bị cơng kích chỉ vì họ đã tỏ ra là những ng−ời thật sự tham gia phong trào ấy. Tập “Những cái mốc” điên cuồng cơng kích những ng−ời trí thức chính là vì “cái phái nhỏ bí mật ấy đã ra đời, đã thu hút đ−ợc rất nhiều tín đồ, và đã có một thời gian trở thành rất có uy tín về mặt t− t−ởng và thậm chí cịn trở thành một lực l−ợng thật sự hùng mạnh nữa” (176). Phái tự do đã đồng
V. I. Lê-nin 220 220
tình với “giới trí thức” và đơi khi cịn bí mật giúp đỡ họ nữa, khi họ vẫn chỉ là một phái nhỏ bí mật, khi họ cịn ch−a thu hút đ−ợc nhiều tín đồ, khi họ ch−a trở thành một lực l−ợng thật sự hùng mạnh; điều đó có nghĩa là kẻ theo phái tự do đã đồng tình với phái dân chủ khi mà phái dân chủ này còn ch−a phát động đ−ợc số quần chúng thật sự, bởi vì nếu khơng thu hút đ−ợc quần chúng thì phái ấy chỉ phục vụ cho những mục đích ích kỷ của phái tự do mà thôi, chỉ giúp cho những tầng lớp trên của giai cấp t− sản tự do chủ nghĩa tiến đến nắm chính quyền mà thơi. Phái tự do quay l−ng lại với phái dân chủ, khi phái này thu hút đ−ợc số quần chúng đã bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ của mình, bảo vệ lợi ích của mình. Núp sau những tiếng hị hét chống lại “giới trí thức” dân chủ, trên thực tế bọn dân chủ - lập hiến đang tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại phong trào dân chủ của quần chúng. Một trong vô số những đoạn phơi trần điều ấy một cách rõ ràng trong tập “Những cái mốc” là việc họ tuyên bố rằng phong trào xã hội vĩ đại cuối thế kỷ XVIII ở Pháp là “một thí dụ về cuộc cách mạng kéo khá dài của những ng−ời trí thức, trong đó tất cả những tiềm lực tinh thần của cuộc cách mạng đó đều bộc lộ ra” (57).
Rất hay, có phải khơng? Các bạn thấy đó, phong trào cuối thế kỷ XVIII ở Pháp không phải là mẫu mực của một phong trào dân chủ sâu sắc nhất và rộng rãi nhất của quần chúng, mà là mẫu mực của một cuộc cách mạng của “những ng−ời trí thức”! Vì khơng có một nơi nào trên thế giới và khơng có khi nào những nhiệm vụ dân chủ đ−ợc thực hiện mà lại khơng có một phong trào cùng một loại nh− thế, cho nên hoàn toàn rõ ràng là các lãnh tụ t− t−ởng của chủ nghĩa tự do đoạn tuyệt chính với phong trào dân chủ.
ở những ng−ời trí thức Nga, cái mà tập “Những cái mốc” quở mắng chính là bạn đ−ờng tất yếu, và là sự biểu hiện của mọi phong trào dân chủ. “Việc ghép chủ nghĩa cấp
Bàn về tập “Những cái mốc” 221
tiến chính trị của những t− t−ởng trí thức vào chủ nghĩa cấp tiến xã hội của các bản năng nhân dân* đã đ−ợc thực hiện với một tốc độ kinh ng−ời” (141) - và điều đó “khơng phải chỉ là một sai lầm về chính trị, khơng phải chỉ là một sai lầm về sách l−ợc. Đó là một sai lầm về đạo đức”. ở nơi nào khơng có những quần chúng nhân dân hết sức đau khổ thì ở đó khơng thể có phong trào dân chủ. Mà chỗ khác nhau giữa phong trào dân chủ và “sự nổi loạn” đơn thuần chính là ở chỗ phong trào đó đ−ợc tiến hành d−ới ngọn cờ của những t− t−ởng chính trị cấp tiến nào đó. Phong trào dân chủ và những t− t−ởng dân chủ không những sai lầm về chính trị, khơng những khơng đúng chỗ về sách l−ợc, mà cịn có tính chất tội lỗi về mặt đạo đức, ― t− t−ởng thật sự của tập “Những cái mốc” quy lại là nh− thế, nó khơng khác gì t− t−ởng thật sự của Pơ-bê-đơ-nốt-txép. Chỉ có điều là Pơ-bê-đơ-nốt-txép đã nói một cách thật thà hơn và thẳng thắn hơn điều mà các ngài Xtơ-ru-vê, I-dơ-ghơ-ép, Phran-cơ và đồng bọn đang nói.
Khi tập “Những cái mốc” bắt tay vào việc xác định một cách chính xác hơn về nội dung của những t− t−ởng đáng ghét của
“giới trí thức”, thì dĩ nhiên là họ nói đến những t− t−ởng “tả”
khuynh nói chung, đến những t− t−ởng dân túy và mác-xít nói riêng. Phái dân túy bị buộc tội là có một “tình u giả dối với nơng dân”, cịn những ng−ời mác-xít thì bị buộc tội là có một “tình u giả dối đối với giai cấp vơ sản” (9). Cả hai đều bị đả kích tơi bời vì “bệnh sùng bái nhân dân” (59, 59 - 60). Đối với “ng−ời trí thức” đáng ghét, “Th−ợng đế là nhân dân, mục đích duy nhất là hạnh phúc của đa số” (159). “Những lời cuồng nhiệt của khối vô thần cánh tả” (29), ― đó là cái mà phần tử dân chủ - lập hiến Bun-ga-cốp trong Đu-ma II nhớ rõ
* Cũng ở trang ấy, sau đó hai dịng, có viết: “của những quần chúng nhân dân hết sức đau khổ”.
V. I. Lê-nin 222 222
hơn cả, đó lá cái làm cho Bun-ga-cốp đặc biệt phẫn nộ. Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, so với những ng−ời khác thì Bun-ga-cốp ở đây đã diễn đạt một cách nổi bật hơn một chút về cái tâm lý chung của những ng−ời dân chủ - lập hiến, đã diễn đạt những ý nghĩ thầm kín của tồn Đảng dân chủ - lập hiến.
Đối với một ng−ời thuộc phái tự do thì việc xóa nhồ sự khác nhau giữa chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa Mác không phải là một điều ngẫu nhiên, mà là một điều tất yếu, không phải là “thủ thuật” của một nhà văn (biết rất rõ những sự khác nhau ấy), mà là một biểu hiện hợp quy luật của bản chất hiện đại của chủ nghĩa tự đo. Vì hiện nay giai cấp t− sản tự do chủ nghĩa ở Nga không lo sợ và căm ghét phong trào xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân Nga bằng lo sợ và căm ghét phong trào dân chủ của cả công nhân lẫn của nông dân, nghĩa là lo sợ và căm ghét cái điểm chung giữa chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa Mác: việc kêu gọi quần chúng bảo vệ nền dân chủ. Đối với thời đại hiện nay, điểm đặc tr−ng là phái tự do ở Nga kiên quyết quay lại chống phái dân chủ; hoàn toàn tự nhiên là