1.3. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc về phân cấp quản lý ngân
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định
Tỉnh Nam Định trong thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 thực hiện phân cấp quản lý ngân sách theo Nghị quyết số 146/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh.
* Về phân cấp nguồn thu:
- Đối với các khoản thu Thuế môn bài; thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa dịch vụ trong nƣớc; thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ các hoạt động chính của các đơn vị hạch tốn tồn ngành); thuế tài ngun; tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc của các doanh nghiệp nhà nƣớc Trung ƣơng, địa phƣơng trên địa bàn thành phố Nam Định thực hiện phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%.
Trong khi đó Thuế mơn bài; thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ các hoạt động chính của các đơn vị hạch tốn tồn ngành); thuế tài ngun của các doanh nghiệp nhà nƣớc Trung ƣơng và địa phƣơng, doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện (trừ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Nam Định) phân chia cho ngân sách cấp huyện 100%.
Thuế môn bài; thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế tài nguyên; tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc của các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Nam Định, ngân sách tỉnh: 50%, ngân sách thành phố 50%.
Thực hiện phân cấp nguồn thu từ các doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy tỉnh Nam Định đã xây dựng phân chia phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và nguồn thu phát sinh trên địa bàn.
Toàn bộ khoản thu từ doanh nghiệp trên địa bàn các huyện thực hiện điều tiết cho ngân sách huyện 100%, có tác dụng động viên khuyến khích cấp huyện đẩy mạnh quản lý khai thác nguồn thu một cách bền vững.
Đối với số thu từ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Nam Định (tỉnh lỵ) có số lƣợng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, số thu nộp ngân sách lớn cần thiết phải phân chia giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách thành phố để đảm bảo ngân sách tỉnh giữ vai trò chủ đạo.
Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất: Tỉnh Nam Định thực hiện phân chia nguồn thu hƣớng về cấp xã để có nguồn xây dựng nơng thơn mới. Cụ thể: Trích 30% để chi cho Quỹ phát triển đất theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; số cịn lại đƣợc để lại tồn bộ cho ngân sách huyện, ngân sách xã.
+ Thu tiền sử dụng đất tại các xã, thị trấn: Ngân sách tỉnh 30% (để chi cho Quỹ phát triển đất theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP); Ngân sách huyện, thành phố 20%; Ngân sách xã, thị trấn 50%.
Riêng số thu tiền sử dụng đất tại thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thuỷ và thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu: Ngân sách tỉnh 30% (để chi cho Quỹ phát triển đất theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP); Ngân sách thị trấn 70% để tập trung đầu tƣ cơ sở hạ tầng Khu du lịch Thịnh Long và Quất Lâm.
+ Thu tiền sử dụng đất tại các phƣờng của thành phố Nam Định: Ngân sách tỉnh 30% (để chi cho Quỹ phát triển đất theo Nghị định số 69/2009/NĐ- CP); Ngân sách thành phố 70%.
- Số thu tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nƣớc (sau khi trừ các khoản chi phí và hỗ trợ theo quy định của pháp luật) đƣợc phân chia nhƣ sau:
+ Ngân sách tỉnh 30% (để chi cho Quỹ phát triển đất theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP);
+ Ngân sách huyện 70% để hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới.
+ Ngân sách thành phố 70% để hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới và xây dựng cơ sở hạ tầng cho thành phố trung tâm vùng.
* Về phân cấp nhiệm vụ chi:
Thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc và phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.
Trong phân cấp chi đầu tƣ XDCB ngân sách tỉnh ngoài phần chi đầu tƣ xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do tỉnh quản lý. Chi trả nợ các khoản ngân sách tỉnh vay, huy động đến hạn trả; còn dành nguồn để chi đầu tƣ cho các dự án tái định cƣ và vốn đối ứng dự án WB của thành phố Nam Định; các dự án của huyện Nghĩa Hƣng, huyện Hải Hậu, huyện Trực Ninh theo Nghị quyết số 60/2007/NQ-HĐND ngày 04-7-2007 của HĐND tỉnh; chi đầu tƣ phát triển trong các chƣơng trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phƣơng thực hiện; các khoản chi đầu tƣ phát triển khác theo quy định của pháp luật.
Đối với chi bảo đảm xã hội bao gồm: Chi thăm hỏi các đối tƣợng chính sách; chi cho các trung tâm phịng chống tệ nạn xã hội cấp huyện; chi trợ giúp thƣờng xuyên và mai táng phí cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ; chi thực hiện chế độ mai táng phí đối với cựu chiến binh theo Nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12-12-2006 của Chính phủ; đối tƣợng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ theo Quyết định 290/2005/QĐ-TTg ngày 8-11- 2005 của Thủ tƣớng Chính phủ; chi các hoạt động đảm bảo xã hội khác theo quy định của pháp luật và chế độ hiện hành... đƣợc phân cấp cho ngân sách cấp huyện thực hiện.