3.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phƣơng
3.2.1. Hồn thiện quy trình ngân sách địa phương
- Hồn thiện quy trình ngân sách địa phƣơng theo hƣớng phân định rõ hơn thẩm quyền của HĐND các cấp trong việc quyết định dự toán, phân bổ dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách.
Nhằm phát huy hơn nữa tính chủ động, nâng cao trách nhiệm của HĐND các cấp trong việc quyết định dự toán, phân bổ dự toán và phê chuẩn quyết tốn ngân sách, khắc phục tính hình thức và tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong việc quyết định dự toán, phân bổ dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách, cần phân cấp mạnh hơn nữa cho chính quyền cấp dƣới trong quyết định ngân sách theo hƣớng: HĐND tỉnh quyết định dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi NSĐP và mức bổ sung cho ngân sách cấp huyện, gồm bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu.
Cần tiến tới xố bỏ tính lồng ghép của hệ thống NSNN, đảm bảo tính chủ động, tăng cƣờng quyền hạn và trách nhiệm đối với chính quyền địa phƣơng trong việc lập, quyết định, giao dự toán ngân sách, sử dụng ngân sách và quyết toán ngân sách, tăng tính cơng khai, minh bạch của ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay thì chƣa thực hiện ngay đƣợc mơ hình các cấp ngân sách khơng lồng ghép do việc phân cấp kinh tế - xã hội giữa các cấp chính quyền ở địa phƣơng là chƣa thống nhất. Vì vậy để tăng trách nhiệm của HĐND các cấp trong điều kiện hiện nay thì Quốc hội chỉ quyết định tổng chi NSNN, bao gồm chi NSTW và chi NSĐP; đối với NSĐP
không quyết định chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phịng ngân sách và
không quyết định trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Việc sửa
đổi này sẽ tạo quyền chủ động hơn cho địa phƣơng trong phân bổ và quyết định ngân sách; tuy nhiên sẽ có thể dẫn đến việc phân bổ NSNN cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ,... sẽ không đảm bảo tỷ lệ đề ra. Thực hiện đƣợc nhƣ thế sẽ vừa đảm bảo tính thống nhất của NSNN, đồng thời phát huy tính chủ động, tích cực của chính quyền cấp dƣới trong quản lý ngân sách, quyết định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
- Về quy định thời kỳ ổn định ngân sách:
Theo quy định của Luật NSNN, thực hiện phân chia tỷ lệ phần trăm
( đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới đƣợc ổn định từ 3 đến 5 năm. Thực tế Quốc hội đã quyết định thời kỳ ổn định ngân sách trong các giai đoạn vừa qua là 3 năm (giai đoạn 2004- 2006) hoặc 4 năm (giai đoạn
2007-2010) nên chƣa phù hợp và gắn với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp cũng nhƣ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.
Đề xuất hướng sửa đổi Luật NSNN: Điều chỉnh lại thời kỳ ổn định ngân
sách là 5 năm cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Đổi mới cơ cấu thành viên HĐND các cấp để đảm bảo tính khách quan trong việc xem xét và quyết định NSĐP. Ngoài việc đƣa ra các các tiêu chuẩn của thành viên HĐND các cấp, cần quy định một tỷ lệ hợp lý thành viên UBND trong cơ cấu HĐND để khắc phục tình trạng quyết định ngân sách một cách hình thức.
3.2.2. Hồn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh
Trong điều kiện phân cấp nhiệm vụ chi thƣờng gắn liền với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, việc phân cấp nguồn thu là vấn đề trung tâm trong
giải quyết mối quan hệ giữa các các cấp NSĐP. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, cần sửa đổi, bổ sung phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng trên địa bàn tỉnh một số nội dung nhƣ sau:
3.2.2.1. Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất
Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010-2020. Trong đó có quy định về cơ chế huy động vốn :
Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai thực hiện chương trình. Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng nơng thơn mới;
Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-HĐND ngày 17/4/2012 của HĐND tỉnh về thông qua đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến năm 2020. Để tăng cƣờng nguồn lực cho ngân sách xã, đề nghị phân chia tỷ lệ điều tiết nguồn thu tiền sử dụng đất (sau khi đã trừ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, các chi phí liên quan khác; trích lập Quỹ phát triển đất theo quy định) số thu nộp ngân sách đƣợc coi nhƣ 100% và phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng trong đó ngân sách cấp xã tối thiểu 70%.
3.2.2.2. Quy định về phân chia thuế bảo vệ mơi trường
Luật Thuế bảo vệ mơi trƣờng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 thay thế cho khoản phí xăng dầu. Theo Thơng tƣ số 177/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính về tổ chức và thực hiện dự tốn NSNN năm 2012 quy định để phù hợp với phân cấp ngân sách hiện hành, xác định khoản thuế bảo vệ môi trƣờng là khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP. Đối với
NSĐP đây chính là khoản thuế thay cho khoản thu phí xăng dầu. Vì vậy đề nghị quy định khoản thu thuế bảo vệ môi trƣờng là khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP và thực hiện phân chia giống nhƣ khoản thu phí xăng dầu trƣớc đấy, đó là phân chia cho ngân sách tỉnh 100%.
3.2.2.3. Quy định về phân chia khoản thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Luật
Thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 thay thế cho khoản thu thuế nhà đất. Theo Thông tƣ số 177/2011/TT- BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính về tổ chức và thực hiện dự toán NSNN năm 2012 quy định để phù hợp với phân cấp ngân sách hiện hành, xác định khoản thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là khoản thu NSĐP hƣởng 100%. Vì vậy đề nghị quy định khoản thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là khoản thu phân chia giữa các cấp chính quyền của NSĐP và thực hiện phân chia giống nhƣ phân chia thuế nhà đất trƣớc đây. Đó là phân chia cho ngân sách cấp huyện 30%, ngân sách cấp xã 70%.
3.2.2.4. Đối với lệ phí trước bạ nhà đất.
Hiện nay, phân chia cho ngân sách cấp huyện 30%, ngân sách cấp xã 70%. Thực tế thời gian qua, một số đơn vị, đặc biệt là các xã, phƣờng của thành phố Ninh Bình, do vị trí địa lý thuận lợi, giá trị quyền sử dụng đất cao, nhu cầu chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất lớn, dẫn đến số thu lệ phí trƣớc bạ nhà đất lớn, thừa nguồn để đảm bảo nhiệm vụ chi. Để điều hoà nguồn thu giữa ngân sách cấp huyện, xã và thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật NSNN (ngân sách xã, thị trấn đƣợc hƣởng tối thiểu 70% số thu lệ phí trƣớc bạ), đề nghị phân chia nhƣ sau: Trên địa bàn các xã, thị trấn: Ngân sách cấp huyện 30%, ngân sách cấp xã 70% ; Trên địa bàn các phƣờng: Ngân sách cấp huyện 80% (tăng 50%), ngân sách phƣờng 20% (giảm 50%).
3.2.2.5. Đối với thuế môn bài.
chia 100% cho ngân sách cấp xã; thuế mơn bài thu từ các đối tƣợng cịn lại phân chia 100% cho ngân sách cấp huyện (trong đó có thuế mơn bài của các doanh nghiệp nộp thuế GTGT, thuế TNDN vào ngân sách cấp tỉnh, nhƣ vậy, doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế vào cả ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện. Để khắc phục tình trạng trên, tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế, đề nghị phân chia nhƣ sau:
- Thuế môn bài thu từ các hộ kinh doanh trên địa bàn xã: Thực hiện nhƣ hiện nay (Ngân sách cấp xã 100%).
- Thuế môn bài thu từ DNNN trung ƣơng, DNNN địa phƣơng, Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác, đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp tỉnh: phân chia ngân sách cấp tỉnh 100%.
- Thuế mơn bài thu từ các đối tƣợng cịn lại: Phân chia 100% cho ngân sách cấp huyện.