Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh ninh bình chính trị (Trang 83 - 86)

2.3. Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý ngân sách địa phƣơng trên địa bàn tỉnh

2.3.1. Những kết quả đạt được

- Với cơ chế phân cấp quản lý ngân sách hiện hành các cấp chính quyền địa phƣơng từ tỉnh đến xã đã bƣớc đầu quan tâm khai thác, nuôi dƣỡng nguồn thu. Việc phân cấp nguồn thu gắn liền với nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách, vì vậy nhiệm vụ thu ngân sách luôn đƣợc coi là công tác trọng tâm. Các cấp chính quyền ở địa phƣơng đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp, các đơn vị trực thuộc quan tâm thu ngân sách tốt, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo luật định để có nguồn thực hiện nhiệm vụ chi đƣợc giao. Do vậy, các cấp chính quyền địa phƣơng đã từng bƣớc chủ động trong hoạt động ngân sách, hạn chế đƣợc tình trạng thụ động, trơng chờ, ỷ lại vào ngân sách cấp trên.

nhân trong lĩnh vực ngân sách đƣợc luật hoá và từng bƣớc đƣợc nâng cao. Đối với HĐND các cấp, quyền hạn về quản lý ngân sách đã đƣợc nâng lên một bƣớc đáng kể, vai trò giám sát của HĐND các cấp trong lĩnh vực ngân sách từng bƣớc đƣợc nâng cao. HĐND các cấp từ tỉnh đến xã có quyền quyết định ngân sách cấp mình; Chủ động quyết định các biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi tiêu, tập trung nguồn lực cho những mục tiêu quan trọng của địa phƣơng. Chính quyền các cấp địa phƣơng bƣớc đầu chủ động sắp xếp, phân bổ ngân sách và khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của địa phƣơng. Đặc biệt theo quy định của Luật NSNN năm 2002, HĐND cấp tỉnh có quyền quyết định thu một số khoản thu về phí, lệ phí, các khoản phụ thu theo quy định của Chính phủ. Trong các năm qua, HĐND tỉnh đều giao số thu cao hơn mức Chính phủ giao, các huyện, thị xã đều giao số thu cao hơn số thu UBND tỉnh giao và thực tế đã hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu trên. Số tăng thu ngân sách mỗi cấp đƣợc hƣởng sẽ đƣợc ƣu tiên bố trí chi mua sắm trang thiết bị, chi đầu tƣ xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội.

- Luật NSNN quy định cho phép ổn định NSĐP từ 3-5 năm. Trong thời gian đó nếu NSĐP tăng thu (phần NSĐP đƣợc hƣởng) thì sẽ đƣợc tăng chi tƣơng ứng. NSTW thƣởng NSĐP có nguồn thu nộp NSTW cao hơn mức dự toán giao. Đây là động lực quan trọng giúp các địa phƣơng chủ động khai thác nguồn lực tại địa phƣơng, bố trí sắp xếp chi tiêu có hiệu quả. Tỉnh cũng thực hiện cơ chế này đối với cấp huyện. Đối với các huyện, thị xã, thành phố có số thu nộp NSNN vƣợt cả về tổng số và số phân chia về ngân sách cấp tỉnh so với dự toán do HĐND tỉnh giao (sau khi đã loại trừ phần giao cho Cục thuế quản lý thu, nộp tại Kho bạc nhà nƣớc huyện, thị xã; số thu hồi các khoản chi năm trƣớc; số thu của ngân sách các cấp trả các khoản thu năm trƣớc và các khoản thu phản ánh qua NSNN) thì đƣợc ngân sách tỉnh cấp lại 100% số vƣợt

thu tiền sử dụng đất và 50% số vƣợt thu các khoản thu cân đối chi thƣờng xuyên sau khi đã trừ phần làm lƣơng theo quy định.

- Từng bƣớc phân cấp mạnh nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách xã. Ngân sách xã dần khẳng định vị trí quan trọng trong NSĐP. Qua phân cấp nguồn thu gắn liền với trách nhiệm quản lý, các xã, phƣờng, thị trấn đã bƣớc đầu tích cực khai thác nguồn thu gắn liền với nuôi dƣỡng nguồn thu, chủ động bố trí chi tiêu. Quy mơ thu ngân sách xã tăng dần qua các năm, năm 2010

trung bình 5.327 triệu đồng/xã, đến năm 2013 trung bình 6.848 triệu đồng/xã gấp hơn 30 % so năm 2010. Cấp xã đã điều hành ngân sách chủ động hơn, hạn chế tình trạng trơng chờ vào trợ cấp của ngân sách cấp huyện. Qua phân cấp nhiệm vụ chi cho xã, ngân sách xã đã có dự tốn chi thực sự và điều hành theo dự tốn, giảm dần tình trạng lập dự tốn chiếu lệ, hình thức. Tình trạng nợ, đi vay để chi có xu hƣớng giảm. Các khoản thu, chi ngân sách xã đƣợc quản lý qua KBNN theo đúng trình tự và thủ tục quy định. Nhờ đó đã góp phần hạn chế và ngăn ngừa đƣợc những tiêu cực trong quản lý ngân sách xã. Thông qua cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, chất lƣợng dự toán ngân sách xã đã từng bƣớc đƣợc nâng cao. Các khoản thu, chi ngân sách xã đƣợc tính tốn, phân bổ theo đúng mục lục NSNN đã tạo thuận lợi cho cơng tác điều hành ngân sách của chính quyền cơ sở.

- Việc quy định cơ chế thƣởng vƣợt thu cho ngân sách cấp huyện đối với những khoản thu điều tiết về ngân sách tỉnh, đặc biệt là cấp lại 100% nguồn vƣợt thu tiền sử dụng đất đã có tác dụng khuyến khích cấp huyện, xã tăng cƣờng cơng tác thu ngân sách, phấn đấu hồn thành vƣợt mức dự tốn để có nguồn đáp ứng những nhiệm vụ chi ngân sách ngày càng tăng.

Nhìn chung cơ chế phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp ngân sách

ở tỉnh Ninh Bình đã bám sát Luật NSNN và đặc điểm của địa phƣơng. Nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp chính quyền ở địa phƣơng đã đƣợc quy định

cụ thể, rõ ràng. Chính quyền địa phƣơng đã bƣớc đầu chủ động trong việc xây dựng và phân bổ ngân sách cấp mình, chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng. Việc bố chí chi tiêu ngân sách hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng cấp trên can thiệp vào công việc của cấp dƣới, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh ninh bình chính trị (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w