theo phương pháp tần số
Khi điều chỉnh tần số phải bảo đảm cho các đặc tính điều chỉnh có độ cứng cao trong suốt dải điều chỉnh và động cơ phải có khả năng quá tải tốt.
Ta xét các điều kiện cần thiết để khi điều chỉnh đạt được các yêu cầu trên
Khi điều chỉnh f < f1đm: ở vùng điều chỉnh này sẽ làm tăng dòng từ hoá do tổng trở từ hoá giảm. Điều đó dẫn đến mạch từ bị bão hoà, làm tăng tổn thất từ hoá. Để loại bỏ tác hại này cần tìm quy luật điều chỉnh sao cho dòng từ hoá động cơ không thay đổi nhằm đảm bảo khả năng tải của động cơ.
Từ biểu thức S.đ.đ dây quấn MĐXC và bỏ qua tổng trở mạch stator: U1 ≈ E1 = 4,44.kdq1.w1.f.φ 1 1 1 1 . . . 44 , 4 k W f U dq = Φ
Nếu giữ U1 = const, giảm tần số f dẫn đến φ tăng, dòng từ hoá trong động cơ rất lớn, mạch từ động cơ có thể bị bão hoà, tổn thất sắt lớn động cơ bị phát nóng quá mức có thể cháy động cơ.
Mặt khác, từ biểu thức của mô men điện từ của động cơ: Mđt = Pcơ / ω Trong đó: Pcơ =(1-s).Pđt = (1-s).m2.E2.I2.cosψ2 (2-8) ; ω = (1-s).ω1 ; ω1 = 2π.f1/p; f1 = pn1/60
Thay biểu thức của s.đ.đ rotor khi rotor dứng yên:
E = 2.π.f1.w2.kdq2.Φ (2-9) Ta có: 2. . 2. 2. .cos 2 2 1 ψ Φ = m pW kdq M
Khi động cơ làm việc ở tốc độ thấp, có thể giảm từ thông để mô men không đổi, nghĩa là giữ cho từ thông không đổi. Khi đó ta có quy luật điều chỉnh khi giảm tần số là: U1/ f =const
Chú ý: Khi điều chỉnh ở tần số rất nhỏ (tốc độ rất thấp) điện kháng dây quấn stator và rotor khá nhỏ làm mô men tới hạn của động cơ bị suy giảm mạnh, mô men động cơ tỷ lệ nghịch với điện áp cũng giảm nhỏ. Để duy trì khả năng tải của động cơ người ta tiến hành giảm điện áp chậm hơn.
Khi điều chỉnh f > fđm: Do không thể tăng điện áp động cơ trên điện áp định mức nên khi tăng tần số trên tần số định mức phải duy trì điện áp đặt vào stator bằng điện áp định mức. Khi đó từ thông động cơ giảm dẫn đến mô men động cơ cũng suy giảm. Họ đặc tính điều chỉnh như đã biết.